Giáo án Sinh học 12 - Tiết 30: Loài - Nguyễn Kim Hoa

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 30: Loài - Nguyễn Kim Hoa

I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần

1) Về kiến thức:

 - Giải thích được khái niệm loài sinh học

 - Nêu và giải thích được các cơ chế cách ly trước hợp tử

 - Nêu và giải thích được các cơ chế cách ly sau hợp tử

 - Giải thích được vai trò của cơ chế cách ly trong quá trình tiến hoá

2) Kỹ năng:

 - Phân tích, khái quát, tổng hợp các kiến thức đã học

 - Thu thập tài liệu, các hình ảnh về các loài

3) Thái độ:

 - Nhận thức đúng đắn về các loài, mối quan hệ cũng như sự phân biệt ranh giới và quan hệ họ hàng giữa các loài.

II – Chuẩn bị của giáo viên

1– Tài liệu:

1. Sinh học 12 – sách giáo viên.

2. Giáo trình Tiến Hoá - Nguyễn Trọng Lạng

2– Thiết bị dạy học:

- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).

- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan

III – Trọng tâm bài học:

 - Phân biệt khái niệm loài sinh học và khái niệm cách ly sinh sản

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 30: Loài - Nguyễn Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 30
loài
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
	- Giải thích được khái niệm loài sinh học
	- Nêu và giải thích được các cơ chế cách ly trước hợp tử
	- Nêu và giải thích được các cơ chế cách ly sau hợp tử
	- Giải thích được vai trò của cơ chế cách ly trong quá trình tiến hoá
2) Kỹ năng: 	
	- Phân tích, khái quát, tổng hợp các kiến thức đã học
	- Thu thập tài liệu, các hình ảnh về các loài
3) Thái độ:
	- Nhận thức đúng đắn về các loài, mối quan hệ cũng như sự phân biệt ranh giới và quan hệ họ hàng giữa các loài.
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Tiến Hoá - Nguyễn Trọng Lạng
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan
III – Trọng tâm bài học:
	- Phân biệt khái niệm loài sinh học và khái niệm cách ly sinh sản
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của những nhân tố nào? Giải thích?
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Khái niệm loài sinh học
- Loài: là 1 hoặc 1 nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng GP với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời có sức sống, có khả năng sinh sản và cách ly sinh sản với các nhóm QT khác.
- Tiêu chuẩn xác định 2 loài: Cách ly sinh sản.
* Tổng hợp các quan niệm khác nhau về loài GP thì loài: nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lý, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể GP với nhau và được cách ly sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm loài sinh học
* GV: Quá trình tiến hoá SH biểu hiện ở sự biến đổi của loà. Loài là đơn vị tổ chức cơ bản của SG. Loài SH là 1 đơn vị sinh sản, là 1 đơn vị tổ chức tự nhiên, 1 thể thống nhất về sinh thái và DT. Giữa 2 loài có sự cách ly về SS. 
- Vậy loài là gì?
* GV: Xét về mặt định nghĩa loài, 2 cá thể được xem như thuộc 2 loài khác nhau nếu chúng ko Gp được với nhau trong tự nhiên or có giao phối nhưng ko cho ra đời con or có cho ra đời con nhưng bất thụ à thuộc 2 loài khác nhau. Nhiều loài đồng hình (hình thái giống nhau) được nhận biết bằng cách này. Tuy nhiên, trong thực tế ko phải dễ dàng gì xác định được các QT đồng hình trong tự nhiên có cách ly sinh sản với nhau hay ko?
- Khái niệm loài SH ko áp dụng được cho những trường hợp nào?
+ HS: Đối với loài SSVT
- Các nhà KH làm cách nào để pb 2 loài SSVT?
+ HS: Sd những đặc điểm về hình thái, hoá sinh, phân tử
* GV: Hiện nay các nhà KH còn đưa ra 1 khái niệm khác về loài SH
- Tại sao 2 loài khác nhau lại có các đặc điểm giống nhau?
+ HS: Do DT từ tổ tiên và chịu áp lực của CLTN # nhau.
* GV cung cấp các TT bổ sung về các TC để phân biệt 2 loài thân thuộc: hình thái, địa lý – sinh thái, sinh lý – sinh hoá
II – Các cơ chế cách ly sinh sản giữa các loài
- Kn: Các trở ngại trên cơ thể SV (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể GP với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các SV này sống cùng 1 chỗ
1) Cách ly trước hợp tử
- Ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử. Gồm
+ Cách ly nơi ở
+ Cách ly tập tính
+ Cách ly thời gian
+ Cách ly cơ học
2) Cách ly sau hợp tử
- Thụ tinh được nhưng hợp tử ko phát triển
- Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non, or con lai sống đến tuổi TT (n) ko có k/n sinh sản.
- NN cơ bản: Do sự ko tương hợp về bộ NST của bố và mẹ về SL, HT, CT
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cơ chế cách ly sinh sản giữa các loài
* GV: Sự trao đổi gen giữa các cá thể trong loài hoặc giữa các nhóm cá thể phân ly từ quần thể gốc bị hạn chế hoặc bị cản trở hoàn toàn do các cơ chế cách ly. Sự cách ly ngăn cản sự giao phối tự do, do đó củng cố, tăng cường sự phân hoá vốn gen trong quần thể bị chia cắt.
- Cơ chế cách ly sinh sản là gì?
+ HS:
- Tại sao các cơ chế cách ly ko được gọi là NTTH?
+ HS: NTTH là làm thayđổi TS alen và TPKG của QT; 2 QT of cùng 1 loài chỉ tiến hoá thành 2 loài mới nếu giữa chúng có 1 cơ chế cách ly nào đó khiến cho các NTTH tạo nên sự khác biệt về TS alen giữa 2 QT, đến mức nào đó làm xuất hiện sự cách ly sinh sản.
* GV phát vấn:
- Cách ly trước hợp tử là gì? Các loại cách ly trước hợp tử có nguyên nhân là gì?
+ HS (Dựa trên SGK)
* GV đưa ra các VD, HS rút ra các loại cách ly sau hợp tử.
- Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử ko phát triển; cừu có thể giao phối với dê nhưng hợp tử bị chết ngay
- Lừa GP với ngựa sinh ra con la nhưng ko có khả năng sinh sản.
- NN của sự cách ly này là?
+ HS
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
Câu 2 - SGK: 
	Không chính xác vì nhiều loài có quan hệ họ hàng thân thuộc có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau. Nếu là 2 loài khác nhau thì dựa trên cách ly sinh sản
Câu 3- SGK:
	Thường dùng tiêu chuẩn hoá sinh, hình thái khuẩn lạc để phân biệt vì VK ko phải là loài sinh sản hữu tính nên ko thể dùng tiêu chuẩn cách ly sinh sản
Câu 5- SGK: D
IV. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi Trang 11 – SGK.
- Đọc trước bài “Loài”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
..................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT30.doc