Giáo án Sinh học 12 - Tiết 26: Các bằng chứng tiến hóa - Nguyễn Kim Hoa

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 26: Các bằng chứng tiến hóa - Nguyễn Kim Hoa

I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần

1) Về kiến thức:

 - Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

 - Giải thích được bằng chứng phôi sinh học

 - Giải thích được bằng chứng địa lý sinh vật học

 - Nêu được 1 số bằng chứng TB học và sinh học phân tử

2) Kỹ năng:

 - Phân tích, khái quát, tổng hợp các kiến thức đã học

3) Thái độ:

 - Nhận thức đúng đắn về mối quan hệ họ hàng giữa loài người và các loài động vật khác.

II – Chuẩn bị của giáo viên

1– Tài liệu:

1. Sinh học 12 – sách giáo viên.

2. Giáo trình Tiến Hoá - Nguyễn Trọng Lạng

2– Thiết bị dạy học:

- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).

- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan

 

doc 4 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 26: Các bằng chứng tiến hóa - Nguyễn Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần sáu: Tiến hoá
Chương I: bằng chứng và cơ chế tiến hoá
Giáo án số: 26
 các bằng chứng tiến hoá
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
	- Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
	- Giải thích được bằng chứng phôi sinh học
	- Giải thích được bằng chứng địa lý sinh vật học
	- Nêu được 1 số bằng chứng TB học và sinh học phân tử
2) Kỹ năng: 	
	- Phân tích, khái quát, tổng hợp các kiến thức đã học
3) Thái độ:
	- Nhận thức đúng đắn về mối quan hệ họ hàng giữa loài người và các loài động vật khác.
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Tiến Hoá - Nguyễn Trọng Lạng
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan
III – Trọng tâm bài học:
	- Các bằng chứng về phân tử và tế bào vì đây là những bằng chứng hiện đại
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Sau tiết ôn tập – không kiểm tra.
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
* Bằng chứng tiến hoá: Là những dấu hiệu trực tiếp hoặc gián tiếp CM sự có thực của tiến hoá như các bằng chứng về giải phẫu học, phôi sinh học, 
I – Bằng chứng về giải phẫu so sánh
1) Cơ quan tương đồng – cơ quan cùng nguồn
- Bắt nguồn từ cùng 1 cơ quan trong quá trình phát triển phôi
- Có kiểu cấu tạo giống nhau
- Nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể các loài sinh vật
- Có thể thực hiện các c/n khác nhau
- Phản ánh nguồn gốc chung: là kết quả của quá trình tiến hoá từ 1 nguồn gốc chung
- Khác nhau ở các chi tiết: kết quả của sự phân hoá để thực hiện các c/n khác nhau.
2) Cơ quan tương tự – cơ quan cùng chức
- Cơ quan có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi
- Đảm nhiệm những chức phận giống nhau
- Có hình thái tương tự nhau
- Phản ánh sự tiến hoá đồng quy.
* Chú ý: Có khi hiện tượng cùng nguồn ≡ hiện tượng cùng chức (cánh chim và cánh dơi)
3) Cơ quan thoái hoá
- Là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành
- Là 1 dạng của cơ quan tương đồng
NN: Do điều kiện sống của loài thay đổi, các CQ mất dần c/n ban đầu, tiêu giảm dần và chỉ để lại 1 vài vết tích ở vị trí xưa kia of chúng
- Khi cơ quan thoái hoá phát triển mạnh và biểu hiện ở 1 cá thể nào đó à lại giống
* GV đưa ra khái niệm về bằng chứng tiến hoá.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về bằng chứng giải phẫu so sánh
* GV đưa ra các VD
- Xương chi trước của 1 số loài ĐV có XS phân bố theo thứ tự từ trong ra ngoài: Xg cánh, xg cẳng (xg trụ & xg quay), xg cổm xg bàn & xg ngón. Tuy nhiên các xg trong chi đã biến đổi về chi tiết, hd bên ngoài.
- Tuyến nọc độc của rắn tương đồng với tuyến nước bọt
- Vòi hút của bướm tương đồng với đôi hàm dưới của các loài sâu bọ
* GV yêu cầu HS nhận xét và rút ra được các đặc điểm của cơ quan tương đồng
+ HS dựa trên sự gợi ý của GV và trả lời
* GV đưa ra các VD về cơ quan tương tự
- Cánh sâu bọ & cánh dơi, vây cá 7 vây voi, mang cá & mang tôm
- Ngà voi phát triển từ răng cửa, ngà voi biển phát triển từ răng nanh nhưng bề ngoài trông rất giống nhau.
* GV yêu cầu HS nhận xét và rút ra được các đặc điểm của cơ quan tương tự
+ HS dựa trên sự gợi ý của GV và trả lời
*GV đưa ra cácVD về cơ quan thoái hoá
- Sự thoái hoá ngón 1 ở chân chó, ngón 2 & 5 ở chân lợn.
- ĐV có vú trên cơ thể con ♂ vú bị tiêu giảm, chỉ còn dấu tích của tuyến sữa & tuyến sữa không hoạt động (có hiện tượng con ♂ tiết sữa)
- Các loài ĐV & TV đều có nguồn gốc lưỡng tính, trong quá trình tiến hoá mới phân hoá thành đơn tính.
* GV yêu cầu HS nhận xét và rút ra được các đặc điểm của cơ quan tương tự
+ HS dựa trên sự gợi ý của GV và trả lời
II – Bằng chứng phôi sinh học
- Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi thể hiện ở chỗ: 
+ Phôi của ĐVCXS ẻ các lớp khác nhau trong những giai đoạn phát triển đầu tiên đều có những đặc điểm giống nhau về hình dạng cũng như quá trình PS các CQ
+ Về sau: Dần dần xuất hiện các đặc trưng của từng lớp, bộ, họ, chi, loài, cá thể
- Có những loài sự giống nhau còn thể hiện trong giai đoạn hậu phôi
- Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật thuộc các nhóm phân loại khác nhau là 1 bằng chứng về nguồn gốc chung.
à Xác định quan hệ họ hàng giữa các loài 
* ĐL PSSV: Sự phát triển của cá thể lặp lại 1 cách rút ngọn LS’ phát triển của loài.
* * Hoạt động 2: Tìm hiểu về bằng chứng phôi sinh học
* GV đưa ra các dẫn chứng :
- Phôi cá, thằn lằn, thỏ, người: có đuôi + khe mang. Ơ giai đoạn sau, cá và ấu trùng lưỡng cư: khe mang biến thành mang còn của ĐVCXS thì tiêu biến.
- Phôi các ĐVCXS: Phát triển qua dây sống à cột sống sụn à cột sống xương
- Phôi người hộp sọ chứa não và đuôi tiêu biến
* GV yêu cầu HS nhận xét và rút ra được các đặc điểm của quá trình phát triển phôi của các loài ĐV khác nhau.
+ HS dựa trên sự gợi ý của GV và trả lời
- Sự giống nhau đó thể hiện?
+ HS:..
- ý nghĩa: 
+ HS:..
- GV: Họ hàng gần khi sự giống nhau nhiều và kéo dài
III – Bằng chứng về địa lý sinh vật học
* Địa lý SV học: Môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố địa lý của các loài trên Trái Đất.
- Các SV đều có nguồn gốc chung
- Sự giống nhau giữa các loài là do chúng có chung nguồn gốc nhiều hơn là do chúng sống trong những MT khác nhau.
- Sự giống nhau giữa những loài có quan hệ họ hàng gần sống ở xa nhau là do hướng tiến hoá đồng quy.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về bằng chứng địa lý sinh vật học
* GV cho HS nghiên cứu SGk – 106 và phát vấn:
- Địa lý SV học là ngành KH nghiên cứu?
- Nguồn gốc của các SV
- Sự giống nhau giữa các loài là do đâu?
- Những loài sống xa nhau tại sao lạicó đặc điểm giống nhau?
+ HS dựa vào tài liệu và sự gợi ý của GV để trả lời.
IV – Bằng chứng TB học và sinh học phân tử
1) Bằng chứng TB học
- Học thuyết TB đã chỉ ra: tất cả cơ thể SV đều được cấu tạo TB
- Các phương thức sinh sản & sự lớn lên của cơ thể đa bào đều liên quan đến sự phân bào – phương thức sinh sản của TB
2) Bằng chứng sinh học phân tử
- CSVC chủ yếu của sự sống là DNA & Pr. VCDT của đa số loài là DNA (or RNA). 
- DNA được cấu tạo từ 4 loại Nu
à Sự giống hay khác nhau nhiều hay ít về SL, TP, TTSX các Nu phản ánh mức độ họ hàng giữa các loài.
- Mã DT ở các loài đều được mã hoá theo 1 nguyên tắc chung
- Những loài có quan hệ họ hàng gần nhau thì trình tự các axit amin hay trình tự các Nucleotit càng có xu hướng giống nhau và ngược lại
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về bằng chứng TB học và SH phân tử.
* GV yêu cầu học sinh tìm trong thực tế các đặc điểm (các bằng chứng) về TB chỉ ra quan hệ và sự thống nhất giữa các loài.
+ HS đưa ra các d/c
- GV sửa lại
* GV gợi ý học sinh tìm trong thực tế các đặc điểm (các bằng chứng) về sinh học phân tử chỉ ra quan hệ và sự thống nhất giữa các loài.
+ HS đưa ra các d/c
- GV sửa lại
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Tại sao những cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì lại vẫn được DT từ đời này sang đời khác mà không bị CLTN loại bỏ?
(Gen không gây hại và do thời gian CLTN chưa đủ dài)
Câu 2: Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lý khác nhau (2 châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau là do?
(Điều kiện MT ở 2 khu vực giống nhau nên CLTN tác động và chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau)
Câu 3: Học thuyết TB cho rằng: Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, thực vật đều được cấu tạo từ TB.
IV. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi Trang 107 – SGK.
- Đọc trước bài “Di truyền học người”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
..................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT26.doc