-Trình bày được cơ chế phiên mã, tổng hợp mRNA trên khuôn DNA.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.
-Mô tả được quá trình tổng hợp protein.
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
26/08/2010 Tiết thứ: 2 Bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ (Transcription and Translation) I.Mục tiêu: Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải: THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU 1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Trình bày được cơ chế phiên mã, tổng hợp mRNA trên khuôn DNA. 2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập. -Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên. -Năng lực làm việc theo nhóm. -Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Khái quát được nội dung cơ bản của bài. -Mô tả được quá trình tổng hợp protein. -Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới. 3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống. II.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính: 1.Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. 2.Phương tiện: -Sơ đồ quá trình phiên mã, III.Tiến trình tổ chức học bài mới: 1. Ổn định lớp: 2. .Kiểm tra bài cũ: 3. Tổ chức học bài mới: GV (Đặt vấn đề): Quá trình thông tin di truyền trên ADN được thể hiện ra kiể hình diễn ra theo cơ chế như thế nào ? ADN"ARN " Protein " Tính trạng HOẠT ĐỘNG GV - HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu diễn biến cơ chế phiên mã GV: Quá trình phiên mã diễn ra ở đâu ? Sản phẩm của quá trình phiên mã là gì ? GV: Căn cứ vào cấu trúc của ARN hãy cho biết các thành phần tham gia vào quá trình sao mã ? GV: (Giáo viên treo tranh quá trình phiên mã) Quan sát sơ đồ quá trình phiên mã và nghiên cứu SGK, miêu tả quá trình phiên mã ? Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế quá trình giải mã GV: Quá trình dịch mã diễn ra ở đâu ? Tại sao ? GV: Dựa vào cấu trúc của protein hãy cho biết có các thành phần nào tham gia vào quá trình dịch mã ? GV: N/C SGK, hoàn thành phiếu học tập sau: GV: Nghiên cứu SGK và quan sát hình 2.3 miêu tả quá trình dịch mã ? GV: Em có nhận xét gì về mARN, ribosome, chuỗi polypeptid ? I.PHIÊN MÃ: ADN → ARN 1.Vị trí: Nhân 2.Các thành phần tham gia: a.1 gene, 4 loại nucleotide. b.Các loại Enzyme: Chủ yếu là ARN polymerase. 3.Cơ chế: a.Mở đầu: -Enzyme ARN polymerase bám vào vùng điều hoà→Gene tháo xoắn, 2 mạch tách nhau ra. b.Kéo dài: -RNA polymerase trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’-5’. -Các nu từ môi trường nội bào liên kết với mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung: A=U, G≡X và giữa chúng hình thành mối liên kết. c.Kết thúc: -Khi ARN polymerase gặp bộ mã kết thúc, giải phóng RNA. -Ở tb nhân chuẩn: ARN tạo ra được loại bỏ đoạn intron, giữ lại các đoạn exon. -Tuỳ vào nhu cầu của tb, chức năng của ARN mà ARN tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn để tạo ra rRNA hoặc tARN. II.DỊCH MÃ: ARN → polypeptide 1.Vị trí: Tế bào chất. 2.Các thành phần tham gia: a.ARN Các loại mARN tARN rARN Cấu trúc Chức năng b.Ribosome: Gồm 2 tiểu phần tồn tại riêng rẽ: -Tiểu phần lớn có 2 vị trí gắn aa.. -Tiểu phần bé. c.Các loại aa: 20 loại aa. d.Các loại Enzyme, ATP. 3.Cơ chế: a.Hoạt hoá aa (Amino acid activation): ATP aai + tARNi → phức hệ aai-tARNi b.Tổng hợp chuỗi polypeptide (polypeptide synthesis) -Mở đầu (Initiation) +Tiểu phần nhỏ nhận biết, gắn vào vị trí đặc- hiệu của ARN. +Phức hợp aamđ-tARN tiến vàobổ sung với codon mở đầu trên mARN. +Tiểu phần lớn kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribosome hoàn chỉnh. Kết quả phức hệ aamđ-tRNA ở vị trí thứ nhất của ribosome. -Kéo dài (Elongation) +Phức hợp aa1-tARN vào vị trí thứ 2 của ribosome, gắn anticodon vào codon thứ 2 trên ARN. +Hình thành mối liên kết peptide giữa aamđ với aa1 nhờ E, năng lượng tích luỹ trong khâu hoạt hoá. +Ribosome dịch chuyển đi một codon, giải phóng tARN mang mã mở đầu.. Kết quả aa1-tARN ở vị trí 1, vị trí 2 trống. +Tương tự, phức hệ aa2-tARN tiến vào vị trí thứ 2 của ribosome gắn anticodon vào codon thứ 3 trên mARN +Hình thành mối liên kết peptide giữa aa1 với aa2 nhờ E, năng lượng tích luỹ trong khâu hoạt hoá. -Kết thúc (Termination) Khi risome tiếp xúc với codon kết thúc trên mARN. -Đọc sửa (proofreading) Chuỗi polypeptide được enzyme cắt bỏ đi aa mở đầu methionine. Chú ý: Có thể cùng một lúc 5-20 ribosome (plysome) cùng trượt một trên mARN c.Kết quả: -Các chuỗi polypeptide cùng loại được giải phóng, tiếp tục xoắn lại để tạo cấu trúc bậc cao hơn (2,3,4). -mARN bị phân huỷ sau khi tổng hợp vài chục chuỗi polypeptide. -2 tiểu phần được tách nhau ra và được dùng lại qua nhiều thế hệ tế bào. 4.Củng cố: -Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa sao mã, giải mã. 5.BTVN: -Học bài, hoàn thiện các câu hỏi cuối bài. -Soạn bài mới.
Tài liệu đính kèm: