Giáo án Sinh học 12 - Tiết 17: Cấu trúc di truyền của quần thể - Nguyễn Kim Hoa

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 17: Cấu trúc di truyền của quần thể - Nguyễn Kim Hoa

I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần

1) Về kiến thức:

 - Giải thích được thế nào là 1 quần thể sinh vật cùng các đặc trưng di truyền của quần thể

2) Kỹ năng:

- Cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể

- Dự đoán xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.

3) Thái độ:

 - Liên hệ với việc bảo vệ môi trường

II – Chuẩn bị của giáo viên

1– Tài liệu:

1. Sinh học 12 – sách giáo viên.

2. Cơ sở di truyền học – Phan Cự Nhân.

3. Giáo trình di truyền học - Đỗ Lê Thăng.

2– Thiết bị dạy học:

- Tranh vẽ SGK phóng to hình 13 - SGK

- Hình ảnh về các thí nghiệm liên quan đến nội dung bài

- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có)

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 17: Cấu trúc di truyền của quần thể - Nguyễn Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương Iii: di truyền học quần thể
Giáo án số: 17
Cấu trúc di truyền của quần thể 
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
	- Giải thích được thế nào là 1 quần thể sinh vật cùng các đặc trưng di truyền của quần thể
2) Kỹ năng: 	
- Cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể
- Dự đoán xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
3) Thái độ:
	- Liên hệ với việc bảo vệ môi trường
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Cơ sở di truyền học – Phan Cự Nhân.
Giáo trình di truyền học - Đỗ Lê Thăng.
2– Thiết bị dạy học: 
- Tranh vẽ SGK phóng to hình 13 - SGK
- Hình ảnh về các thí nghiệm liên quan đến nội dung bài
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có)
III – Trọng tâm bài học:
- Khái quát hoá xu hướng thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Đầu chương mới không kiểm tra
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Các đặc trưng di truyền của QT
1- Quần thể là gì?
- Tập hợp cá thể cùng loài, chung sống trong 1 khoảng không gian xác định, tồn tại qua thời gian nhất định, có khả năng giao phối với nhau sinh ra thế hệ sau
- Trong di truyền, phân biệt:
+ Quần thể giao phối
+ Quần thể tự phối
2 - Đặc trưng di truyền của quần thể
- Quần thể có vốn gen đặc trưng
- Vốn gen: Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở 1 thời điểm xác định
- Vốn gen được thể hiện qua: tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể
à CTDT của quần thể: đặc điểm về tần số kiểu gen của quần thể
* Cách tính: 
+ TS alen = Số lượng alen/ồ số alen của các loại alen khác nhau trong QT
 = Số g/tử mang alen/ồ số g/tử trong QT
+ Tần số kiểu gen = Số cá thể có KG đó/
ồ số cá thể trong quần thể.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về các đặc trưng di truyền của quần thể
* GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về QT đã học lớp 9
- HS tái hiện lại kết thức và trả lời
* GV đưa ra các ví dụ:
+Tập hợp các loài cá trong1 bể cá cảnh
+ Quần thể rắn hổ mang ở châu á
- HS nhận xét đâu là VD về QT, đâu ko
à Dựa trên VD, đưa ra khái niệm về QT
* GV cung cấp thông tin về sự phân biệt các QT trong DT học
* Tìm hiểu về các đặc trưng của QT
* GV phát vấn:
+ Vốn gen là gì?
+ Vốn gen thể hiện qua điều gì ?
- HS nghiên cứu sgk – thảo luận và trả lời
* GV kết luận về CTDT của QT :
* GV giới thiệu về cách tính TS alen và TS kiểu gen trong QT, đưa ra các VD
 ở bò các tính trạng được quy định như sau: AA: lông đỏ; aa: lông khoang; aa: lông trắng. Một quần thể bò có: 4169 bò lông đỏ, 3780 bò lông khoang; 756 bò lông trắng. Xác định tần số tương đối của các alen
- HS dựa vào công thức, tính được TS alen và TS kiểu gen
Đáp số: p (A) = 0,7; q (a) = 0,3
II - Cấu trúc di truyền của QT tự thụ phấn và QT giao phối gần
1) QT tự thụ phấn
- QT tự thụ phấn à QT dần dần bị phân hoá thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
Các kiểu GP
Thế hệ con
AA x AA 
AA
aa x aa
aa
Aa x aa
1/4 aa: 1/2 aa:1/4 aa
- Thể dị hợp tự phối thì:
+ Tỷ lệ dị hợp giảm dần (giảm 1/2)
+ QT được đồng hợp tử hoá
- Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ
+ Tần số tương đối alen không thay đổi
+ TS tương đối KG = CTDT QT thay đổi
2) QT giao phối gần:
- GP gần: là quá trình GP giữa các cá thể có cùng quan hệ huyết thống với nhau
- GP gần: biến đổi cấu trúc DT của QT
+ Tăng TS KG đồng hợp tử
+ Giảm TS KG dị hợp tử phụ thuộc mức độ gần gũi kiểu gen
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần
* Hoạt động 2.1: QT tự thụ phấn
* GV cùng HS hoàn thành bảng 16 SGK và đưa ra được CTTQ
Thế hệ
KG đồng Ht’ trội
KG dị Ht’
KG đồng Ht’ lặn
0
aa
1
1AA
2 aa
1 aa
..
n
[1 – 1/2n ]/2
1/2n
[1 – 1/2n ]/2
- HS tính toán và tìm ra quy luật
* GV phát vấn:
+ Nhận xét về tỷ lệ dị hợp và tỷ lệ đồng hợp sau sự tự phối của thể dị hợp?
+ Nhận xét về TS alen và TS KG tự thụ phấn - HS suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời
* Hoạt động 2.1: Tìm hiểu ở QT GP gần
- HS có thể tự đưa ra khái niệm về GP gần
* GV yêu cầu HS nhận xét về sự thay đổi TS KG đồng Ht’ và dị Ht’
* GV kết luận chung cho QT GP & Qt tự thụ phấn: Giảm mức độ đa dạng DT, mức độ đa dạng DT cao khi TS KG dị hợp cao
* GV tích hợp với nội dung BVMT: Mỗi một QTSV thường có 1 vốn gen đặc trưng, đảm bảo sự ổn định lâu dài trong tự nhiên. Củng cố những tính trạng mong muốn, ổn định loài.
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
* Câu lệnh trong SGK 
(Luật hôn nhân và gia đình cấm những người có quan hệ họ hàng gần lấy nhau, nhằm tránh tác động của các gen lặn có hại. Vì khi giao phối gần thì gen lặn có hại có nhiều cơ hội trở lại trạng thái đồng hợp tử nên sẽ biểu hiện ra kiểu hình à Con cháu có sức sống kém, dễ mắc nhiều bệnh tật, thậm chí có thể chết non)
* Đặc điểm nào sau đây khi nói về quần thể tự phối là không đúng
	A. Thể hiện tính đa hình
	B. QT bị phân thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
	C. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của 1 cá thể thuần chủng tự thụ tinh
	D. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.
IV. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi Trang 70 – SGK.
- Đọc trước bài “Cấu trúc di truyền của quần thể – tiếp”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của tổ chuyên môn
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
................

Tài liệu đính kèm:

  • docT17.doc