I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kỹ năng: - Phương pháp nghiên cứu di truyền thông qua các tư liệu
- Bố trí thí nghiệm trong nghiên cứu di truyền học, tạo dòng thuần chủng đánh giá kết quả thí nghiệm bằng phương pháp thống kê ữ2
2) Nghiên cứu KH: quan sát, thu thập số liệu, đưa ra giả thuyết, làm thí nghiệm chứng minh để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
II – Chuẩn bị
1) Giáo viên:
- Hình ảnh về các thí nghiệm lai tạo giống
- Băng, hình tư liệu về quá trình lai tạo giống
2) Học sinh:
- Các giống cây trồng, vật nuôi đã lai tạo được
III – Phương pháp:
- Hướng dẫn
Giáo án số: 15 Thực hành: lai giống Ngày soạn: / / Ngày giảng: / / A – Chuẩn bị bài giảng: I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần 1) Về kỹ năng: - Phương pháp nghiên cứu di truyền thông qua các tư liệu - Bố trí thí nghiệm trong nghiên cứu di truyền học, tạo dòng thuần chủng đánh giá kết quả thí nghiệm bằng phương pháp thống kê χ2 2) Nghiên cứu KH: quan sát, thu thập số liệu, đưa ra giả thuyết, làm thí nghiệm chứng minh để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết đã nêu. II – Chuẩn bị 1) Giáo viên: - Hình ảnh về các thí nghiệm lai tạo giống - Băng, hình tư liệu về quá trình lai tạo giống 2) Học sinh: - Các giống cây trồng, vật nuôi đã lai tạo được III – Phương pháp: - Hướng dẫn B – Tiến trình bài giảng: I – Mở đầu: 1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh II – Vào bài mới : 1. Quy trình thí ngiệm lai tạo các giống cá - Tạo dòng thuần chủng, tách riêng từng dòng riêng rẽ (Thường cách ly cá ♂, cá ♀ khi chúng được 20 ngày tuổi và tiến hành lai ghép cặp khi chúng được 3 – 5 tháng) - Thống kê kết quả thu được 2. Kiểm tra kết quả theo phương pháp χ2 * Các bước: - Lập giải thuyết Ho. Nếu tiến hành phép lai 1 cặp tính trạng ở F2 thì giả thuyết Ho là tỷ lệ phân ly kiểu hình thu được đúng là 3:1. Và sự sai khác giữa tỷ lệ lý thuyết và tỷ lệ thực tế là hoàn toàn ngẫu nhiên - Lập bảng tính χ2 - So sánh χ2 tính được và số liệu trong bảng 14.2 trên cột p = 0,05 với số bậc tự do tương ứng à chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết Ho + Nếu χ2 trong thí nghiệm > χ2 ở trong cột p = 0,05 với số bậc tự do tương ứng à Bác bỏ giả thuyết Ho + Nếu χ2 trong thí nghiệm < χ2 ở trong cột p = 0,05 với số bậc tự do tương ứng à Chấp nhận giả thuyết Ho Xét VD – sgk – 61: Trong phép lai giữa cây đậu Hà Lan hoa đỏ, hạt tròn với ccây đậu hoa trắng, hạt nhăn à tỷ lệ phân ly kiểu hình ở thế hệ sau là: 140 Đỏ, tròn: 135 trắng, nhăn: 110 đỏ, nhăn: 115 trắng, tròn Liệu tỷ lệ phép lai trên có tuân theo đúng tỷ lệ 1:1:1:1 của PLĐL hay không? Bài giải: - Đặt giả thuyết Ho: Cho rằng tỷ lệ phân ly kiểu hình trong phép lai là 1:1:1:1 và sự sai khác trong phép lai thu được là do các yếu tố ngẫu nhiên - Tính χ2 = S (O – E)2/E. Trong đó: + O: Số liệu quan sát được trong thực tế (tỷ lệ phân ly KH trong phép lai) + E: Số liệu phân ly theo lý thuyết - Lập bảng tính χ2 Tỷ lệ KH O E (O – E)2 (O – E)2/E Đỏ, tròn 140 125 225 1,8 Trắng, nhăn 135 125 100 0,8 Đỏ, nhăn 110 125 225 1,8 Trắng, tròn 115 125 100 0,8 S 500 500 χ2 = 5,2 - So sánh χ2 tính được và số liệu trong bảng 14.2 trên cột p = 0,05 với số bậc tự do tương ứng n/p 0,9 0,5 0,1 0,05 0,01 1 0,016 0,455 2,706 3,841 6,635 2 0,211 1,386 4,605 5,991 9,210 3 0,584 2,366 6,251 7,815 11,345 4 1,064 3,357 7,779 9,488 13,277 5 1,610 4,351 9,236 11,070 15,086 (Cách tra n = số kiểu hình – 1; p = 0,05) + Nhận thấy: χ2 trong bảng trên cột p = 0,05 với số bậc tự do n = 3 là 7, 815 > 5,2 (χ2 thí nghiệm) à chấp nhận giải thuyết Ho. Chứng tỏ sự sai khác giữa các số liệu thí nghiệm và tỷ lệ trong lý thuyết là do yếu tố ngẫu nhiên) III – Củng cố: - Nhắc lại các bước sử dụng phương pháp χ2 để kiểm tra kết quả thí nghiệm - Học sinh vận dụng để làm các bài tâập tương tự IV – Dặn dò: - Về nhà hoàn thành các bài tập - Làm bài tập chương I, II Ngày tháng năm 200 Ký duyệt của tổ chuyên môn V. Rút kinh nghiệm bài giảng: ................
Tài liệu đính kèm: