- Nêu được cơ chế xác định giới tính bằng NST
- Nêu được đặc đñieåm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của gen trên NST thường và NST giới tính
-Đặc điểm di truyền ngoài nhân, phương pháp xác định tính trạng do gen ngoài nhân quy định
-Hình thành kĩ năng nhận biết, lập luận để xác định được di truyền liên kết giới tính
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
29/10/2009 Tiết thứ: 12 Bài 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN I.Mục tiêu: Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải: THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU 1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. - Nêu được cơ chế xác định giới tính bằng NST - Nêu được đặc đñieåm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của gen trên NST thường và NST giới tính -Đặc điểm di truyền ngoài nhân, phương pháp xác định tính trạng do gen ngoài nhân quy định 2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập. -Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên. -Năng lực làm việc theo nhóm. -Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Hình thành kĩ năng nhận biết, lập luận để xác định được di truyền liên kết giới tính -Khái quát được nội dung cơ bản của bài. -Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới. 3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống. II.Kiến thức trọng tâm, khái niệm mới: -Kiến thức trọng tâm: cô cheá xaùc ñònh giôùi tính baèng NST, ñaëc ñieåm din truyeàn cuûa gen treân NST giôùi tính vaø di truyeàn ngoaøi nhaân. -Khái niệm mới: NST giôùi tính III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính: 1.Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. 2.Phương tiện: Hình vẽ 12.1 , hình 12.2 trong SGK phóng to IV.Tiến trình tổ chức học bài mới: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Tổ chức học bài mới: GV (Đặt vấn đề): Nếu gene nằm trên NST giới tính thì sẽ tuân theo quy luật nào ?Tại sao bệnh mù màu màu lại hay xảy ra ở nam giới ? HOẠT ĐỘNG GV - HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu về NST giới tính GV: Thế nào là NST giớ tính, NST thường và NST giới tính khác nhau như thế nào ? GV: Quan sát hình 12.1, nhận xét gì về cấu trúc của cặp NST giới tính XY ? GV(Khắc sâu): Em có dự đoán gì về sự di truyền với các tính trạng do gene nằm trên cặp tương đồng của NST XY ? GV: Bộ NST giới tính của nam và nữ có gì giống và khác nhau ? Tế bào sinh trứng giảm phân cho mấy loại trứng ? GV: Có phải các loài đều có bộ NST giới tính giống nhau ? HOẠT ĐỘNG 2 Tìm hiểu về quy luật di truyền liên kết vời giới tính GV: N/c mục I.2.a trong SGK, thảo luận về kết quả 2 phép lai thuận nghịch của Morgan ? Kết qủa ở F1 , F2 ? Kết qua đó có gì khác so với kết quả thí nghiệm phép lai thuận nghịch của Mendel ? GV: Quan sát, giải thích hình vẽ 12.2 ? GV: Nhận xét đặc điểm di truyền cua gen trên NST X (chú ý sự di truyền tính trạng màu mắt trắng cho đời con ở phép lai thuận) ? GV: Đặc điểm di truyền của tính trạng do gene nằm trên NST X là gì ? HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu các gen trên NST Y GV: N/c SGK nêu 1 số ví dụ về hiện tượng di truyền của 1 tính trạng do gen nằm trên NST Y quy định ? GV: Làm thế nào để biết gen quy định tính trạng đang xét nằm trên Y ? GV: Đặc điểm di truyền của tính trạng do gene nằm trên NST Y là gì ? GV: Nếu đã biết các gen trên NST giới tính X, có thể phát hiện gen trên NST X ,nếu ko thấy có hiện tượng di truyền thẳng của tính trạng đang xét (nghĩa là gen ko nằm trên Y) GV: Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính ? HOẠT ĐỘNG 4 Tìm hiểu di truyền ngoài nhân GV: N/c thí nghiệm mục II, rút ra nhận xét ? GV: Giới thiệu về DNA ngoài nhân: trong TBC cũng có 1 số bào quan chứa gen gọi là gen ngoai NST, bản chất của gen ngoài NST cũng là DNA (có k/n tự nhân đôi, có xảy ra đột biến và di truyền được) GV: Hãy nhận xét đặc điểm biểu hiện kiểu hình của F1 so với KH của bố mẹ trong 2 phép lai thuận nghịch ? GV: Hãy giải thích hiện tượng trên ? GV: Di truyền qua nhân có đặc điểm gì ? GV: Kết quả thí nghiệm này có gì khác so với phép lai thuận nghịch ở TN phát hiện di truyền LK với giới tính và PLĐL của Mendel ? GV: Từ nhận xét đó đưa ra pp xác định quy luật di truyền cho mỗi trường hợp trên I.DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH 1.NST giới tính: Là loại NST chứa gen quy định giới tính (có thể chứa các gen khác) +Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng. +Cặp XY có vùng tương đồng và vùng không tương đồng. 2.Cơ chế NST xác định giới tính: ] Sự phân ly và tổ hợp của cặp NST giới tính là cơ sở tế bào học của sự hình thành giới tính đực, cái. *Kiểu XX, XY Loài XX XY Chim, bướm, cá, ếch, nhái, dâu tây Đực Cái Động vật có vú, ruồi giấm, người, gai, chua me Cái Đực *Kiểu XX, XO: Loài XX OX Châu chấu ,rệp, bọ xit Cái Đực Bọ nhậy Đực Cái 3.Di truyền liên kết với giới tính a.Gene trên vùng không tương đồng của X *Thí nghiệm SGK *Nhận xét: Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch của Morgan là khác nhau và khác kết quả của phép lai thuận nghịch của Mendel *Giải thích: Gene quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên Y→ vì vậy cá thể đực (XY) chỉ cần 1 gen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra KH. *Đặc điểm - Di truyền chéo. b.Gene trên vùng không tương đồng của Y *VD: Người bố có túm lông tai sẽ truyền đặc điểm này cho tất cả các con trai mà con gái thì ko bị tật này. *Giải thích : Gene quy định tính trạng nằm trên NST Y, ko có allele tương ứng trên X→ Di truyền cho tất cả cá thể mang kiểu gen XY trong dòng họ. *Đặc điểm: Di truyền thẳng. 4)Ý nghĩa -Điều khiển tỷ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt. -Nhận dạng được đực cái từ nhỏ đẻ phân loại tiện cho việc chăn nuôi. -Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặo NST giới tính. II.Di truyền ngoài nhân 1.Thí nghiệm: -Thí nghiệm của Correns 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn. -F1 luôn có KH giống bố mẹ 2.Giải thích: -Khi thụ tinh, giao tử đực (tinh trùng) đóng góp chủ yếu nhân trong khi giao tử cái (trứng) còn đóng nhiều tế bào chất cho hợp tử. Do vậy các gen nằm trong TBC (trong ty thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua TBC của trứng. 3.Đặc điểm -Các tính trạng di truyền qua TBC được di truyền theo dòng mẹ. -Các tính trạng di truyền qua TBC ko tuân theo các định luật chặt chẽ như sự di truyền qua nhân. *Phương pháp phát hiện quy luật di truyền DT liên kết với giới tính: kết qủa 2 phép lai thuận nghịch khác nhau. DT qua TBC : kết quả 2 phép lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có KH giống mẹ DT phân lyđộc lập: kết quả 2 phép lai thuân nghịch giống nhau 4.Củng cố: Làm thế nào để biết được một bệnh nào đó ở người là do gene lặn trên NST giới tính X hay do gene trên NST thuờng quy định ? 5.BTVN: -Học bài trả lời câu hỏi cuối bài. -Soạn bài mới.
Tài liệu đính kèm: