Đề luyện thi đại học môn Sinh (Đề 18)

Đề luyện thi đại học môn Sinh (Đề 18)

Bài 1. Điều đúng khi nói về đột biến tiền phôi là:

A. Không di truyền

B. Chỉ di truyền qua sinh sản hữu tính

C. Không di truyền qua sinh sản sinh dưỡng

D. Di truyền qua sinh sản hữu tính và cả qua sinh sản sinh dưỡng

Bài 2. Người đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hoá là:

A. Lamac. B. Đacuyn. C. Kimura. D. Menđen.

Bài 3. Loài nào sau đây thuộc sinh vật ưa ẩm?

A. Cỏ lạc đà B. Chuột thảo nguyên C. Xương rồng D. Thài lài

Bài 4. Một gen ở sinh vật nhân chuẩn có khối lượng 900.000 đ.v.C chiều dài của gen sẽ là:

A. 5100; B. 10200; C. 5096,6; D. 10196;

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi đại học môn Sinh (Đề 18)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng THPT T©y Thôy Anh §Ò luyÖn thi ®¹i häc n¨m 2009 (§Ò 18)
Bài 1. Điều đúng khi nói về đột biến tiền phôi là:
A. Không di truyền
B. Chỉ di truyền qua sinh sản hữu tính
C. Không di truyền qua sinh sản sinh dưỡng
D. Di truyền qua sinh sản hữu tính và cả qua sinh sản sinh dưỡng
Bài 2. Người đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hoá là:
A. Lamac.	B. Đacuyn.	C. Kimura.	D. Menđen.
Bài 3. Loài nào sau đây thuộc sinh vật ưa ẩm?
A. Cỏ lạc đà	B. Chuột thảo nguyên	C. Xương rồng	D. Thài lài
Bài 4. Một gen ở sinh vật nhân chuẩn có khối lượng 900.000 đ.v.C chiều dài của gen sẽ là:
A. 5100;	B. 10200;	C. 5096,6;	D. 10196;
Bài 5. Sự khác biệt quan trọng trong việc gây đột biến bằng tác nhân vật lý và tác nhân hóa học là:
A. Tác nhân hóa học gây ra đột biến gen mà không gây đột biến nhiễm sắc thể
B. Tác nhân hóa học có khả năng gây ra các đột biến có tính chọn lọc cao hơn
C. Tác nhân hóa học gây ra đột biến nhiễm sắc thể mà không gây đột biến gen
D. Tác nhân hóa học có thể sử dụng thuận lợi ở vật nuôi
Bài 6. VỚI 4 loại nuclêôtit A, T, G, X sẽ có bao nhiêu mã bộ ba khác nhau có thể tạo thành:
A. 64 mã	B. 20 mã	C. 12 mã	D. 24 mã
Bài 7. Các biến dị trong kích thước, khối lượng quả trứng gà thuộc loại:
A. Biến dị liên tục	B. Biến dị gián đoạn	C. Thường biến	D. Biến dị tổ hợp
Bài 8. Có 2 bệnh di truyền liên kết với giới tính được ghi lại trên phả hệ dưới đây. Đó là bệnh mù màu và bệnh thiếu hụt enzim nhất định trong hồng cầu. Những người nào là sản phẩm của trao đổi chéo ?
Phả hệ như sau :
A. 5.	B. 7 và 8	C. 7 và 9	D. 8 và 9
Bài 9. Thường biến là:
A. Những biến đổi kiểu gen của cùng một kiểu hình, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể
B. Những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của loài
C. Những biến đổi kiểu hình của những kiểu gen khác nhau, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể.
D. Những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
Bài 10. Con người thích nghi với môi trường thông qua
A. Biến đổi hình thái, sinh lí trên cơ thể	B. Lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh
C. Phát triển lực lượng sản xuất, cải tạo quan hệ sản xuất	 D. Sự phân hóa và chuyển hóa các cơ quan
Bài 11. Trong tế bào lưỡng bội, cặp nhiễm sắc thể nào sau đây không phải là cặp tương đồng?
A. Cặp nhiễm sắc thể thường	B. Cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người nữ
C. Cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người nam	D. Cặp nhiễm sắc thể số 21 ở người
Bài 12. Cách li sinh sản đã dẫn đến một kết quả quan trọng là:
A. Từ cách li sinh sản đến cách li di truyền
B. Làm cho mỗi loài giao phối trở thành một tổ chức tự nhiên, có tính toàn vẹn
C. Từ cách li sinh sản dẫn đến cách li địa lí hoặc sinh thái	
D. Tạo nên ranh giới sinh học giữa các loài
Bài 13. Nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn nào sau đây?
A. Vượn người hoá thạch	B. Người cổ	C. Người tối cổ	D. Người hiện đại
Bài 14. Nhóm sinh vật đầu tiên đến sống ở một môi trường trống, mở đầu cho một diễn thế nguyên sinh. Nhóm sinh vật trên được gọi là:
A. Quần xã nguyên sinh	B. Quần xã tiên phong	C. Quần thể mở đầu	D. Quần thể gốc
Bài 15. Sự hạn chế số lượng cá thể của con mồi là ví dụ
A. Giới hạn sinh thái	B. Khống chế sinh học	C. Cân bằng sinh học	D. Cân bằng quần thể
Bài 16. Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n): Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu sinh con trai mắt nâu, bố mẹ có kiểu gen:
A. Đều có gen NN	B. Đều có gen Nn
C. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại	D. Tất cả đều đúng
Bài 17. Phát biểu nào sau đây đúng với kiểu gen ?
A. Thể dị hợp 2 cặp gen	B. Thể đồng hợp	C. Thể dị hợp 1 cặp gen	D. Thể thuần chủng
Bài 18. Điều không đúng khi nói về prôtêin và axit nuclêic là:
A. Đại phân tử hữu cơ	B. Đa phân tử	
C. Hợp chất không chứa cacbon	D. Là vật chất chủ yếu của sự sống
Bài 19. Enzim được sử dụng để cắt tách đoạn ADN trong kỹ thuật cấy gen là:
A. Restrictaza	B. Ligaza	C. Reparaza	D. Polimeraza
Bài 20. Sự phân li tính trạng là: Trong cùng một nhóm đối tượng, ..có thể tích luỹ biến dị theo các hướng khác nhau, những dạng có lợi đặc sắc sẽ được duy trì, tích luỹ tăng cường. Những dạng trung gian kém đặc sắc sẽ bị đào thải. Kết quả là từ một dạng ban đầu đã dần dần phát sinh nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa dạng tổ tiên:
1. Chọn lọc tự nhiên.	2. Giao phối.	3. Biến dị.	4. Thường biến.
5. Đột biến.
Câu trả lời đúng cần điền vào chỗ trống lần lượt là:
A. 1, 3.	B. 3, 5.	C. 2, 5.	D. 1, 5.
Bài 21. Tổng số liên kết hiđrô chứa trong các gen con sau 3 lần nhân đôi của 1 gen mẹ là 23712. Gen có tỉ lệ
Số lượng từng loại nuclêôtit của gen nói trên là:
A. A = T = 540; G = X = 600	B. A = T = 456; G = X = 684
C. A = T = 480; G = X = 720	D. A = T = 540; G = X = 360
Bài 22. Tế bào lưỡng bội của một sinh vật mang một cặp NST tương đồng trên đó có 2 cặp gen dị hợp, sắp xếp như sau AB/ab. Khi giảm phân bình thường có thể hình thành những loại giao tử:
1. AB và ab; 2. A, B; 3. AB, Ab, aB; 4. AA, BB, Aa, Bb; 5. AA, BB, aa, bb;
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2;	B. 1, 3;	C. 1, 4;	D. 1, 5;
Bài 23. Dạng cách ly nào đánh dấu sự hình thành loài mới
A. Cách ly sinh sản	B. Cách ly địa lý	C. Cách ly di truyền	D. Tất cả đều đúng
Bài 24. Chu kỳ phân rã của C14 là:
A. 5.700 năm	B. 10.500 năm	C. 1triệu năm	D. 570 năm
Bài 25. Trong quá trình phát triển loài người nhân tố lao động đã không phát huy tác dụng vào giai đoạn :
A. Vượn người hoá thạch	B. Người vượn	C. Người cổ	D. Người hiện đại
Bài 26. Tính trạng lặn là tính trạng:
A. Không biểu hiện ở cơ thể lai;	B. Không biểu hiện ở ;
C. Không biểu hiện ở cơ thể dị hợp;	D. Không có hại đối với cơ thể sinh vật;
Bài 27. Cấu trúc nào sau đây có đường kính nhỏ nhất?
A. Sợi cơ bản	B. Crômatit	C. Nhiễm sắc thể đơn	D. Nhiễm sắc thể kép
Bài 28. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Để cho thế hệ sau có hiện tượng phân tính, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên?
A. 4 phép lai	B. 3 phép lai	C. 2 phép lai	D. 1 phép lai
Bài 29. Hệ quả quan trọng nhất của dáng đi thẳng ở người là:
A. Biến đổi về hình thái cấu tạo cơ thể (cột sống, lồng ngực, xương chậu)
B. Tăng số lượng nếp nhăn ở vỏ não	C. Hình thành tiếng nói	
D. Giải phóng hai tay khỏi chức năng di chuyển
Bài 30. Gen A có khối lượng phân tử bằng 450000 đơn vị cacbon và có 1900 liên kết hydrô.Gen A bị thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X trở thành gen a, thành phần nuclêôtit từng loại của gen a là :
A. A = T = 349 ; G = X = 401 .	B. A = T = 348 ; G = X = 402.
C. A = T = 401 ; G = X = 349 .	D. A = T = 402 ; G = X = 348 .
Bài 31. Trên thực tế, từ “kiểu hình” được dùng để chỉ:
A. Một vài cặp tính trạng nào đó được nghiên cứu	B. Toàn bộ các tính trạng lặn của một cơ thể
C. Toàn bộ các tính trạng trội của cơ thể	D. Toàn bộ các đặc tính của cơ thể
Bài 32. Trong các cấu trúc bậc 2 của ADN những bazơ nitric, dẫn xuất của purin chỉ liên kết với bazơ nitric dẫn xuất của pirinminđin là do:
A. Để có sự phù hợp về độ dài giữa các khung đường phôtphat;
B. Một bazơ lớn phải được bù bằng một bazơ bé;
C. Đặc điểm cấu trúc của từng cặp bazơ nitric và khả năng tạo thành các liên kết hiđrô.
D. Cả A và B;
Bài 33. Bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền các đặc điểm của chúng cho thế hệ sau là:
A. Sự hình thành các Côaxecva.	B. Sự xuất hiện các enzim.
C. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép.	D. Sự hình thành màng.
Bài 34. Sự chuyển hoá các chất trong hệ sinh thái tuân theo quy luật:
A. Sinh thái cơ bản	B. Hình tháp sinh thái
C. Bảo toàn chuyển hoá năng lượng	D. Cả B và C
Bài 35. Trong quá trình hình thành màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá, quá trình đột biến và quá trình giao phối đã dẫn đến kết quả:
A. Chỉ có những cá thể có màu xanh lục mới có điều kiện tồn tại và phát triển
B. Tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại
C. Làm cho các cá thể trong quần thể loài sâu này không đồng nhất về màu sắc
D. Tất cả đều đúng
Bài 36. Đặc điểm khí hậu và địa chất kỷ Phấn trắng?
A. Biển tiến vào lục địa, khí hậu ấm hơn	B. Biển thu hẹp, khí hậu khô, mây mù đã tan
C. Địa thế tương đối yên tĩnh, đại lục chiếm ưu thế, khí hậu khô.Cuối kỳ biển tiến sâu vào lục địa
D. Đầu kỉ khí hậu ấm và nóng, cuối kỉ bỉên rút lui nhiều, khí hậu khô hơn
Bài 37. Dùng thuốc trừ sâu với liều cao mà vẫn không thể tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ một lúc, vì:
A. Quần thể sâu bọ có số lượng cá thể rất lớn.	B. Quần thể sâu bọ có tính đa hình về kiểu gen.
C. Các cá thể trong quần thể sâu bọ có khả năng hỗ trợ nhau rất tốt.
D. Cơ thể sâu bọ có sức đề kháng cao.
Bài 38. Nguồn gốc của loài cỏ chăn nuôi Spartina ở Anh với 120 NST đã được xác định là kết quả lai tự nhiên giữa một loài cỏ gốc Châu Âu và một loài cỏ gốc Mĩ nhập vào Anh có bộ NST là:
A. 50 và 70.	B. 40 và 80.	C. 60 và 60.	D. 30 và 90.
Bài 39. Tính trạng nào sau đây ở người là tính trạng trội?
A. Da đen	B. Tóc thẳng	C. Lông mi ngắn	D. Mũi thẳng
Bài 40 Thường biến dẫn đến:
A. Làm biến đổi kiểu hình của cá thể.	B. Làm biến đổi kiểu gen của cá thể.
C. Làm biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cá thể.	D. Làm biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể.
Bài 41. Sự không đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình của quần thể là kết quả của:
A. Quá trình chọn lọc tự nhiên	B. Quá trình đột biến và giao phối
C. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi	D. Quá trình đột biến
Bài 42. Quan niệm Lamac về sự hình thành các đặc điểm thích nghi:
A. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi và trong tự nhiên không có loài nào bị đào thải;
B. Kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài chịu sự chi phối của ba nhân tố: đột biến, giao phối, CLTN.
C. Kết quả của quá trình phân li tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên;
D. Quá trình tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên;
Bài 43. Để đột biến gen lặn có điều kiện biểu hiện thành kiểu hình trong 1 quần thể giao phối cần:
A. Gen lặn đó bị đột biến trở lại thành alen trội và biểu hiện ngay thành kiểu hình
B. Alen tương ứng bị đột biến thành alen lặn, làm xuất hiện kiểu gen đồng hợp tử lặn và biểu hiện thành KH.
C. Qua giao phối để tăng số lượng cá thể dị hợp và tạo điều kiện cho các gen tổ hợp với nhau làm xuất hiện kiểu gen đồng hợp tử lặn
D. Tất cả đều đúng
Bài 44. Đột biến gen là những biến đổi:
A. Liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtít, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
B. Kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường.	
C. Kiểu gen của cơ thể do lai giống.
D. Trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
Bài 45. Trong chọn giống cây trồng, hướng nào sau đây được quan tâm nhiều nhất?
A. Hướng tạo đột biến gen.	B. Hướng tạo ra thể đa bội.
C. Hướng tạo thể dị bội và đột biến gen.	D. Hướng tạo thể dị bội.
Bài 46. Cho biết gen A qui định quả tròn, trội hoàn toàn so với gen a qui định quả dài.
Lai giữa cây thuần chủng có quả tròn với cây thuần chủng có quả dài thu được F1 rồi cho giao phấn F1 với nhau để thu F2. Nếu cho cây P có quả tròn lai phân tích thì kết quả về kiểu hình ở con lai là:
A. 50% quả tròn : 50% quả dài	B. 75% quả tròn : 25% quả dài
C. 100% quả dài	D. 100% quả tròn
Bài 47. Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá cho các axit amin tương ứng như sau:AAA: lizin; AUU: isôlơxin; UUG:lơxin;AXX:trêônin; AUA:isôlơxin; AAX:asparagin; UAA:bộ ba kết thúc.
Trình tự của các nuclêôtít trên mạch bổ sung vứi mạch gốc của gen đã mã hoá cho trình tự của một đoạn prôtêin có trình tự 5 axit amin cuối chuỗi như dưới đây sẽ thế nào ?
..-isôlơxin-lizin-lơxin-trêônin-trêônin
A. -AUU-AAA-UUG-AXX-AXX-UAA	B. -TAA-TTT-AAX-TGG-TGG
C. -ATT-AAA-TTG-AXX-AXX-TAA	D. -TAA-TTT-AAX-TGG-TGG-ATT
Bài 48. Tự thụ phấn là hện tượng thụ phấn xảy ra giữa:
A. Hoa đực và hoa cái của hai cây khác nhau nhưng có kiểu gen giống nhau.
B. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau.
C. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.	D. Cả A và B đúng.
Bài 49. Sự di truyền 2 cặp gen không alen trội, lặn hoàn toàn. Nếu phân li theo tỉ lệ 50%A – B; 50%aabb tuân theo quy luật di truyền:
A. Liên kết gen;	B. Hoán vị gen;	C. Phân li độc lập;	D. Phân tính;
Bài 50. Đặc điểm nào sau đây của vượn người khác với người?
A. Có 32 răng	B. Có 12 – đôi xương sườn
C. Luc di chuyển, hai tay chống xuống đất	D. Đứng được trên hai chân
Bài 51. Quá trình tiến hoá lớn đã diễn ra chủ yếu theo con đường:
A. Phân li tính trạng.	B. Lai xa và đa bội hoá.	C. Đồng qui tính trạng.	D. Địa lí Sinh thái.
Bài 52. Có 5 hợp tử cùng loài nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tế bào con tạo ra có chứa tổng số 1520 nhiễm sắc thể đơn. Cũng trong quá trình nguyên phân đó, môi trường đã cung cấo nguyên liệu tương đương với 1330 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là:
A. 2n = 78	B. 2n = 48	C. 2n = 38	D. 2n = 18
Bài 53. Loài nào dưới đây là một ví dụ hay để chứng minh quần thể là một đối tượng chọn lọc
A. Ruồi giấm	B. Đậu hà lan	C. Cọp phẩy, Sư tử	D. Ong mật
Bài 54. S. Milơ đã tiến hành thí nghiệm vào năm 1953 nhằm chứng minh quá trình nào sau đây?
A. Tiến hoá hoá học	B. Tiến hoá tiền sinh học
C. Tiến hoá sinh học	D. Quá trình tạo cơ thể sống đầu tiên
Bài 55. Phát biểu nào dưới đây không phải là nội dung của quá trình chọn loc nhân tạo (CLNT) trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn:
A. CLNT là một quá trình đào thải những biến dị có hại, tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.
B. CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.
C. CLNT là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi nhưng chọn lọc tự nhiên mới là nhân tố quyết định tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng
D. Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau dẫn tới sự phân li tính trạng
Bài 56. Một gen bị đột biến làm phân tử prôtêin giảm 1 axit amin và các a xít amin còn lại không thay đổi so với prôtêin bình thường. Gen đã xảy ra đột biến.....
A. mất 3 cặp nuclêôtit ở trong gen.	B. mất 3 cặp nuclêôtit trong một bộ ba.
C. mất 3 cặp nuclêôtit của ba bộ ba liên tiếp.	D. mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba kết thúc.
Bài 57. Quan niệm hiện đại về sự hình thành những đặc điểm thích nghi không phủ nhận quan niệm Đacuyn mà:
A. Củng cố tình vô hướng của chọn lọc tự nhiên.	B. Củng cố vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên.
C. Bổ sung quan niệm của Đacuyn về tính đa hình cảu quần thể giao phối, tác dụng phân hoá và tích luỹ của chọn lọc tự nhiên.Bổ sung quan niệm của Đacuyn về tính đa hình của quần thể giao phối dưới tác dụng của đột biến và quá trình giao phối
D. Bổ sung quan niệm của Đacuyn về tính đa hình cảu quần thể giao phối, tác dụng phân hoá và tích luỹ của chọn lọc tự nhiên.
Bài 58. Có bao nhiêu loại đơn phân tham gia cấu tạo nên ARN?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Bài 59. Ở cà chua gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Giả sử 2 cặp gen này nằm trên một cặp NST thường. Khi cho cơ thể dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn. Khi cho cơ thể dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn. Tỉ lệ kiểu hình ở khi liên kết hoàn toàn là:
A. 3 : 1.	B. 1 : 1 : 1 : 1.	C. 1 : 2 : 1.	D. A hoặc C.
Bài 60. Theo Dacuyn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá là:
A. Những biến đổi đồng loạt tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
B. Những biến đổi do tác động của tập quán hoạt động ở động vật.
C. Các biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định ở từng cá thể riêng lẻ.
D. A, B và C đều đúng.
	------------- HÕt ------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi dai hoc hoan chinh.doc