PHẦN 5 : DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I . CƠ CHẾ CỦA HIỆN TƯỢNG DT VÀ BD
TIẾT 1 : GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ SỰ TỰ NHÂN ĐÔI CỦA ADN.
I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này h/s phải:
- Trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen.
- Nêu được khái niệm về mã di truyền và các đặc điểm chung của nó.
- Từ mô hình tái bản ADN, mô tả các bước của quá trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi của NST.
II Phương tiện dạy và học:
- Tranh phóng to hình 1.1-2 SGK và bảng 1 SGK.
Sơ đồ tái bản ADN và vai trò của các enzim trong quá trình này
Giáo án sinh học 12 Phần 5 : di truyền học Chương I . Cơ chế của hiện tượng dt và BD tiết 1 : gen, mã di truyền và sự tự nhân đôI của adn. I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này h/s phải: Trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen. Nêu được khái niệm về mã di truyền và các đặc điểm chung của nó. Từ mô hình tái bản ADN, mô tả các bước của quá trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi của NST. II Phương tiện dạy và học: Tranh phóng to hình 1.1-2 SGK và bảng 1 SGK. Sơ đồ tái bản ADN và vai trò của các enzim trong quá trình này. III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học ▲. Đoc SGK và cho biết gen là gì? ▲.Trình bày cấu trúc của ADN? * Gồm 2 mạch: 1 mạch khuôn có chiều 3’ - 5’ (Mạch có nghĩa, chứa thông tin) và 1 mạch bổ sung (Mạch không phải khuôn) có chiều 5’ - 3’ . ▲.Thế nào là mã DT? : : ADN( Tái bản ADN): I.Gen : Khái niệm: + Gen là 1 đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho 1 sản phẩm nhất định. 2. Cấu trúc chung của gen: - Gồm 3 vùng: + Vùng khởi đầu: Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. + Vùng mã hoá: Mang thông tin mã hoá các aa. * ở SV nhân sơ gen không phân mảnh( Mã hoá liên tục) * ở SV nhân chuẩn có vùng mã hoá không liên tục: + Vùng kết thúc: Mang tín hiệu kết thúc phiên mã. II. Mã DT: 1.Khái niệm - Là trình tự sắp xếp các nu trong gen quy định trình tự sắp xếp các aa trong prôtêin. - Mã DT là mã bộ ba. 2. Đăc điểm chung của mã DT: - Là mã bộ 3, gồm 3 nu kế tiếp nhau quy định 1 aa. - Mã DT được đọc từ 1 điểm xác định, không chồng gối lên nhau. - Mã DT có tính dư thừa. Mã DT có tính phổ biến. - Có 3 bộ 3 kết thúc không mã hoá aa nào (UAA, UGA, UAG) - Có 1 bộ 3 mở đầu (AUG) quy định aa mêtiônin III. Sự tự nhân đôi của ADN: - Nơi và thời gian xảy ra: Trong nhân TB, tại các NST vào pha S của chu kỳ TB. - Nguyên liệu: - E xúc tác: - Nguyên tắc tổng hợp: - Quá trình: Gồm 3 bước chủ yếu: + Bước 1: Tháo xoắn ptử ADN: Dưới tác dụng của các E tháo xoắn 2 mạch đơn của ptử ADN tháo xoắn tạo nên phễu tái bản hình chữ Y và lộ ra 2 mạch khuôn. + Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới: Enzim ADN- Polymeraza sử dụng các nu tự do trong môi trường nội bào để tổng hợp các mạch bổ sung theo nguyên tắc bổ sung. Mạch bổ sung có chiều 5’ - 3’ được tổng hợp liên tục, mạch khuôn có chiều 3’ - 5’ được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (Đoạn Okazaki) sau đó được E Ligaza nối lại với nhau. + Bước 3: Hai ptử ADN con xoắn lại. Trong mỗi ptử ADN con có 1 mạch mới đựợc tổng hợp và 1 mạch là của mẹ ( Nguyên tắc bán bảo toàn) iv. củng cố: Từ 1 gen ban đầu qua k lần tự sao thì: Số gen được tạo thành là : Số gen mới được tạo thành là: Số nu cần MTNB cung cấp là: Số nu mỗi loại mà MTNB cung cấp là: A=T= G=X= - Số liên kết H bị bẻ gãy là: Tiết 2: Sinh tổng hợp Prôtêin i.mục tiêu bài học: Học xong bài này hs phải: Trình bày được cơ chế phiên mã. Mô tả được qt tổng hợp prôtêin. ii. phương tiện dạy học: h. 2.1 – 2.4 sgk iii. Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học ▲. Phiên mã là gì? ▲.Có mấy loại ARN? Là những loại nào? ▲.Cấu trúc của mỗi loại ARN. ▲.Chức năng của mỗi loại ARN. ▲.Nơi và thời gian xảy ra qt phiên mã? ▲.Quan sát hình 2.2 và trả lời: - Trong phiên mã mạch nào được dùng làm khuôn? - Chiều tổng hợp mARN của E ARN- polymeraza ? . - Dựa vào các nu trên ADN khuôn dưới đây, hãy xác định trình tự các ribônu tương ứng trên mARN được tổng hợp: - Giữa mARN sơ khai và mARN trưởng thành được phiên mã từ 1 gen cấu trúc ở SV nhân chuẩn, loại ARN nào ngắn hơn? Vì sao? ▲. Trả lời các lệnh trong SGK trang 13. I. Phiên mã: Là qt tổng hợp mARN. 1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN: a) Cấu trúc - mARN: mARN là 1 chuỗi polynu mạch thẳng. - tARN: tARN: Có cấu trúc 1 mạch polynu với 3 thuỳ, ở các đoạn tiếp giáp, các nu liên kết với nhau theo ng.tắc bổ sung. - rARN: Cấu trúc 1 mạch polynu, có nhiều vùng các nu liên kết với nhau theo ng.tắc bổ sung. b) Chức năng của ARN: - mARN: Truyền đạt TTDT từ nhân đến ribôxôm, làm khuôn để tổng hợp Pr. - tARN: Vận chuyển aa đến ribôxôm, dịch TTDT. - rARN: Là TP cấu tạo nên ribôxôm nơi tổng hợp Pr. + Ribôxôm gồm 2 tiểu đơn vị riêng rẽ trong TBC. - 1 số loại virut, TTDT được lưu giữ trên ARN. 2. Cơ chế phiên mã: - Qt phiên mã xảy ra trong nhân TB tại các NST vào pha S của chu kỳ TB. - Nguyên liệu: - E xúc tác: - Nguyên tắc tổng hợp: - Trong qt phiên phã chỉ có mạch 3’ - 5’ được dùng làm khuôn. - Chiều tổng hợp mARN của E ARN- polyme raza là 5’ - 3’ . ADN : 3’ – taxtagxxgxgattt- 5’ mARN : 5’ – augauxggxgxuaa - 3’ ii. Dịch mã: Gồm 2 giai đoạn: Hoạt hoá aa: Nhờ các E - aa + ATP → aa hoạt hoá. - aa hoạt hoá + tARN → Phức hợp aa-tARN 2. Tổng hợp chuỗi polypéptit: - Mở đầu: - Kéo dài: - Kết thúc: iv. củng cố: Một đoạn polypeptit có trình tự các aa nhw sau: Arg – Gly – Ser – Phe – Val – Asp – Arg. Dựa vào bảng mã DT hãy xác định cấu trúc của đọan ADN tương ứng tổng hợp lên đoạn chuỗi polypeptit trên. tiết 3 : đột biến gen i.mục tiêu: Học xong bài này hs phải: Trình bày được khái niệm về đột biến gen Nguyên nhân và cơ chế phát sinh ĐB gen. Nêu được các đặc điểm của ĐB gen. II. Phương tiện dạy và học: Tranh phóng to hình 3.1 – 3.2 SGK. III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học ▲. Cho biết đơn vị cấu trúc của gen? Từ đó cho biết ĐB gen là gì? ▲.Nêu nguyên nhân phát sinh ĐB gen? 1.Các tác nhân vật lý: t.Là những tác nhân nào? 2. Các tác nhân hoá học: t.Là những tác nhân nào? 3. Tác nhân sinh học: t. Cho ví dụ? ▲. Các tác nhân gây ĐB gen là những tác nhân nào? ▲. Căn cứ vào đặc trưng của gen, cho biết ĐB gen có những dạng nào? ▲Hậu quả của từng dạng ? ĐB thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác. + Biến đổi cođon xác định aa này thành cođon xác định aa khác ( ĐB nhầm nghĩa) + Biến đổi cođon này thành cođon khác nhưng cùng xác định 1 aa do tính thoái hoá của mã DT (ĐB đồng nghĩa) + Biến đổi cođon xác định aa này thành cođkết thúc ( ĐB vô nghĩa) 2. ĐB mất hay thêm 1 cặp nu trên ADN dẫn đến viêc tạo ra 1 mARN mà ở đó khung đọc dịch chuyển đi 1 nu, nên qt đọc mã sẽ đọc các cođon khác hẳn bình thương dẫn đến tạo Pr khác thường. I.Khái niệm: - ĐB gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, thường liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nu.. II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh ĐB gen: Nguyên nhân: - Sai sót ngẫu nhiên trong ptử ADN. - Do các tác nhân lý hoá....... hoặc những biến đổi sinh lý, hoá sinh nội bào làm biến đổi cấu trúc gen. 2. Cơ ché phát sinh ĐB gen: a) Sự không hợp đôi trong tái bản ADN - Các bazơ thường tồn tại ở dạng thương và dạng hiếm (Hỗ biến) có những vị trí liên kết H bị thay đổi làm chúng kết cặp không đúng trong tái bản. VD: G* G* Tái bản Tái bản T X A T b) Sai hỏng ngẫu nhiêncủa ADN: VD: Liên kết giữa C số 1 của đương Pentôzơ và ađênin ngẫu nhiên bị đứt gãy gây nên ĐB mất A. c) Tác động của các tác nhân gây ĐB: - Tác nhân vật lí: - Tác nhân hoá học: G A A Tái bản 5BU Tái bản 5BU T Tái bản G X - Tác nhân sinh học : III. Các dạng ĐB gen: 1.ĐB thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác. ĐB thêm hay mất 1 số cặp nu (ĐB dịch khung) ĐB đảo vị trí các cặp nu. IV. Đặc điểm chung và hậu quả của ĐB gen: - Đặc điểm chung: Gián đoạn, đột ngột, cã biệt, ngẫu nhiên, vô hướng, thường lặn và có hại, 1 số ít trung tính hoặc có lợi, DT được. - Hậu quả: + ĐB gen đa phần là có hại, làm rối loạn qt sinh tổng hợp Pr, làm giảm sức sống của cơ thể. + Một số ít ĐB gen trung tính hoặc có lợi. VD: V. ý nghĩa của ĐB gen: 1. Đối với qt tiến hoá và chọn giống: - Cung cấp nguyên liệu cho qt tiến hoá và tạo giống. iv. củng cố và hoàn thiện: Tiết 4: nhiễm sắc thể I. mục tiêu bài học: Học xong bài này hs phải: Mô tả được hình thái cấu trúc của NST, đặc biệt là cấu trúc NST ở SV nhân chuẩn. Nêu được đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. Trình bày được chức năng của NST. ii. phương tiện dạy học: Hình 4.1 – 4.2 – 4.3 SGK. iii. tiến trình bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học ▲.SV nhân sơ có đặc điểm gì? ▲.SV nhân chuẩn có đặc điểm gì? ▲. NST là gì? Mô tả hình thái NST? ▲. Trình bày đặc trưng của bộ NST? i. hình thái và cấu trúc nst: 1. NST ở SV nhân sơ: a) NST ở VK: là 1 ptử ADN trần, dạng vòng, không liên kết với Pr. b) NST ở 1 số virut: Có thể là ADN trần hoặc ARN trần. 2. NST ở SV nhân chuẩn: a) Hình thái và cấu trúc hiển vi của NST: - Hình thái NST: - Cấu trúc hiẻn vi: b) Cấu trúc siêu hiển vi: c) Bộ NST: ii. chức năng của nst: 1.Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt TTDT 2.Điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức xoắn cuộn của NST. 3. Giúp TB phân chia đều v/c DT vào các TB con ở pha phân bào. tiết 5 đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể A.mục tiêu: Trình bày được khái niệm về đột biến cấu trúc NST và nguyên nhân phát sinh. Mô tả các loại ĐB cấu trúc NST và hậu quả. Nêu được ý nghĩa của ĐB cấu trúc NST. B. Phương tiện dạy và học: Tranh phóng to hình 6.1 – 2. C. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thầy và trò Hoạt động của trò ▲.ĐB cấu trúc NST là gì? Phân biệt với ĐB gen? ĐB cấu trúc NST thực chất là sự sắp xếp lại cả khối gen còn ĐB gen là sự biến đổi các nu. ▲. Nêu nguyên nhân phát sinh ĐB ? Từ đó cho biết nguyên nhân phát sinh ĐB NST? Các tác nhân vật lý: t.Là những tác nhân nào? 2. Các tác nhân hoá học: t.Là những tác nhân nào? 3. Tác nhân virut: t. Cho ví dụ? ▲. Căn cứ vào hình thái,cấu trúc NST, cho biết ĐB cấu trúc NST có những dạng nào? I.Khái niệm: - ĐB cấu trúc NST là những biên đổi trong cấu trúc của NST. II. Nguyên nhân phát sinh ĐB cấu trúc NST: - Do các tác nhân lý hoá....... hoặc những biến đổi sinh lý, hoá sinh nội bào làm NST đứt gãy, tự nhân đôi, tiếp hợp, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít. III. Các dạng cấu trúc ĐBNST: Các dạng Cơ chế phát sinh Hậu quả 1. Mất đoan. NST bị mất 1 đoạn không chứa tâm động -Làm giảm số lượng gen trên NST. (Hiện tượng giả trội) -VD: 2.Lặp đoạn. NST lặp lại 1 hay nhiều lần do trao đổi chéo không cân giữa các crômatít. - Làm tăng số lượng gen trên NST, từ đó làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng. - VD: 3. Đảo đoạn. Một đoạn NST đứt ra đảo ngược 180o rồi gắn vào vị trí cũ - Làm thay đổi trật tự phân bố các gen trên NST( Không mất vật chât DT).ít ảnh hưởng đến sức sống.Tạo ra sự đa dạng của SV. - VD: 4.Chuyểnđoạn. - Chuyển nhóm gen liên kết. ĐB chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc bất thụ. - VD: IV. ý nghĩa của ĐB cấu trúc NST: ▲. Học sinh đọc mục IV SGK Đối với quá trình tiến hoá: Cấu trúc lại hệ gen làm cách ly sinh sản từ đó có thể hình thành loài mới. Đối với nghiên cứu DTH: Xác định vị trí gen trên NST. Đối với chọn giống: Tạo giống mới. D. Củng cố: Do tác nhân gây ĐB làm 1 NST bị đứt thành nhiều đoạn, sau đó nối lại nhưng không giữ được cấu trúc cũ, có thể tạo ra những dạng tiết 7 ( bài 7 ) đột biến số lượng nhiễm sắc thể A.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải: Trình bày được khái niệm ĐB số lượng NST. Nêu được khái niêm, phân loại, cơ chế hì ... o thải những biến dị không có lợi cho người. Kết quả: Từ 1 dạng ban đầu đã phát sinh nhiều dạng khác nhau và khác xa tổ tiên: Hình thành nòi mới hay thứ mới trong phạm vi một loài - Đó là quá trình phân ly tính trạng. Chọn lọc tự nhiên: Đacuyn đã đưa ra khái niệm chọn lọc tự nhiên như một cơ chế chính dẫn đến quá trình tiến hoá hình thành loài. Nguyên nhân của tiến hoá : CLTN tác động thông qua đặc tính BD và DT của SV. Cơ chế tiến hoá: - Sự tích luỹ các BD có lợi, đào thải những BD bất lợi dưới tác dụng của CLTN. Sự phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể trong QT. Như vậy đối tượng của CLTN là cá thể. Thích nghi: Biến dị phát sinh vô hướng. Sự thích nghi hợp lý đạt được qua sự đào thải những dạng kém thích nghi. Hình thành loài mới ( Kết quả): - Quần thể SV thích nghi với MT. - Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân ly tính trạng từ một gốc chung. Tiết 38. các học thuyết tiến hoá hiện đại I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải: Giải thích được tại sao QT lại là đơn vị tiến hoá mà không phải là loài hay cá thể. Giải thích được quan niệm về tiến hoá và các nhân tố tiến hoá của thuyết tiến hoá tổng hợp. Trình bày được nội dung chủ yếu của thuyết tiến hoá trung tính. II. Phương tiện dạy học: III, Nội dung và phương pháp: ▼. Thuyết tiến hoá hiện đại gồm những học thuyết tiến hoá nào? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ▼. Các tác giả của học thuyết tiến hoá tổng hợp? Vì sao có tên là thuyết tiến hoá tổng hợp? ▼. Những nội dung chính của thuyết tiến hoá tổng hợp? ▼. Có mấy loại BD, là những loại BD nào? ▼. Thế nào là nhân tố tiến hoá? ▼. Những nhân tố nào làm thay đổi thành phần kiểu gen của QT? ▼. Thé nào là QT đa hình? I. Học thuyết tiến hoá tổng hợp: ( Học thuyết tiến hoá hiện đại ) - Các tác giả của học thuyết tiến hoá tổng hợp lsf Huxli, Maye, Dobsanxki. - Thuyết tiến hoá tổng hợp kết hợp thuyết tiến hoá cuả Đacuyn với các thàn tựu Cổ sinh học, DTH và các phân môn Sinh học khác. 1. Quần thể là đơn vị tiến hoá: - Tiến hoá nhỏ : Diễn ra trong lòng quần thẻ. + Là quá trình làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu của QT => QT là đơn vị tiến hoá , cá thể chỉ là đối tượng trực tiếp của quá trình chọn lọc tự nhiên. - Tiến hoá lớn: + Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, bộ, họ, lớp, nghành. + Ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn là sự hình thành loài. 2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể: - QT tự nhiên rất đa hình ( Có rất nhiều BDDT. - Có 3 nguồn BDDT: + ĐB. + BD tổ hợp. + Sự nhập gen. - Vai trò của các BDDT: Là nguyên liệu cho quá trình CLTN. 3. Các nhân tố tiến hoá: - Là các nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phàn kiểu gen của QT. Những nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của QT là: ĐB, CLTN, di nhập gen , các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên trong đó nhân tố giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của QT. II. học thuyết tiến hoá trung tính ( thuyết kimura) : - Sự đa hình trong QT là do các ĐB trung tính tạo nên. CLTN đào thải các BD có hại, cố định những BD có lợi trong QT ( Tần số của alen đó bằng 1) những ĐB trung tính sẽ không bị tác động của CLTN vì nó không làm thay đổi chức năng của Prôtêin. - Các alen ĐB tồn tại trong QT chủ yếu bằng các yếu tố ngẫu nhiên không phải do CLTN. - Tốc độ tiến hoá của các phân tử là không đổi trong quá trình tiến hoá. - Trong QT có nhiều kiểu gen khác nhau cũng như một lôcut gen có rất nhiều alen khác nhau, được đánh giá bằng tỷ lệ các kiểu gen dị hợp tử trong QT. Tiết: quan niệm hiện đại về các nhân tố tiến hoá. I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài nay, học sinh phải: - Giải thích được tại sao quần thể là đơn vị tiến hoá mà không phải loài hay cá thể. - Giải thích được quan niệm về tiến hoá và các nhân tố tiến hoá của học thuyết tiến hoá tổng hợp. - Trình bày được nội dung chủ yếu của thuyết tiến hoá trung tính. II. Phương tiện dạy học: III. Nội dung và phương pháp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ▼. Thé nào là nhân tố tiến hoá? Nó gồm những nhân tố nào? ▼. Có mấy loại ĐB? Là những loại nào? ▼. ĐB gen có đặc điểm gì? ▼. Số lượng gen trong mỗi cá thể và QT như thé nào? Tần số ĐB gen trong QT như thế nào? ▼.Vai trò của ĐB trong quá trình tién hoá? ▼. Vì sao ĐB gen là nguyên liệu chủ yếu? ▼. Biến dị tổ hợp do đâu mà hình thàmh? Theo em nó có vai trò gì? ▼. Thế nào là sự di nhập gen? ảnh hưởng của nó đối với tần số alen và tần số kiểu gen của QT? ▼.Thế nào là hiệu ứng thắt cổ chai? ▼.Giao phối không ngẫu nhiên gồm những hình thức nào? ảnh hưởng của nó với thành phần kiểu gen của QT? ▼. Giao phối không ngẫu nhiên gồm các hình thức nào? I. Nhân tố đột biến: - Tần số ĐB gen trên mỗi lôcut gen trong 1 thế hệ trung bình tử 10 -6 đến 10-4 do đó làm thay đổi tần số alen của QT một cách chậm chạp. - Số lượng gen của mỗi cá thể và QT nhiều nên số lượng alen ĐB phát sinh trong mỗi QT trên một thế hệ là rất lớn do đó ĐB gen khá phổ biến. - ĐB là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá trong đó ĐB gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu vì so với ĐB NST thì ĐB gen phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể. - BD tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. II. di nhập gen: - Là sự trao đổi cá thể giữa các QT. - Làm phong phú vốn gen của QT hoặc làm thay đổi tần số alen của QT. - Tần số alen thay đổi nhanh hay chậm phụ thuộc số cá thể vào và ra khỏi QT. III. các yếu tố ngẫu nhiên: - Tần số alen của QT thay đổi do kích thước của QT giảm gọi là hiệu ứng thắt cổ chai. - Yếu tố ngẫu nhiên chỉ hay xảy ra khi kích thước của QT nhỏ. III. giao phối không ngẫu nhiên: - Giao phối không ngẫu nhiên gồm các kiểu: Tự thụ phấn, giao phối giữa cận huyết, và giao phối có lựa chọn. - Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số của các alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của QT theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử, giảm dần ần số kiểu gen dị hợp tử. IV. Củng cố kiến thức: Tiết: quan niệm hiện đại về các nhân tố tiến hoá I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh phải: - Giải thích được CLTN làm thay đổi tần số alen của QT như thé nào - Giải thích được CLTN dẫn đến làm xuất hiện quần thể với các tính trạng thích nghi ra sao. - Giải thích được CLTN thường không tạo ra được những sinh vật hoàn hảo. II. Phương tiện dạy học: Tranh phóng to hình 38 SGK. III. Nội dung và phương pháp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ▼. Thực chát của CLTN là gì? ▼. CLTN làm thay đổi tần số alen như thế nào? ▼. CLTN giúp hình thành nên QT SV thích nghi ra sao? ▼. Thé nào là QT đa hình cân bằng? V. CLTN và quá trình hình thành QT: 1. CLTN làm thay đổi tần số alen như thế nào? - Thực chất của CLTN là quá trình phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong QT. - CLTN quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của QT( Nhân tố tiến hoá có hướng) - Sự thay đổi nhanh hay chậm phụ thuộc vào alen đó trội hay lặn. + Chọn lọc chống lại alen trội: + Chọn lọc chống lại alen lặn: 2. Quá trình hình thành QT có các đặc điểm thích nghi: - Trong các nhân tố tiến hoá chỉ có CLTN giúp QT thích nghi được với môi trường, thực chất của quá trình này là làm tăng dần số cá thể có kiểu hình thích nghi và dẫn đến hình thành QT thích nghi. + Một đặc điểm thích nghi nào đó xuất hiện ở 1 cá thể là do ĐB gen hoặc do BD tổ hợp không liên quan gì đến CLTN. - Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc và khả năng sinh sản cuả loài. + Khả năng sinh sản cao, thời gian thế hệ ngắn: Hình thành QT thích nghi nhanh. + Hình thức sinh sản: 3. CLTN và sự đa hình cân bằng: - QT có nhiều alen của 1 lôcut gen cùng tồn tại và được duy trì một cách tương đối ổn định qua các thế hệ gọi là QT đa hình cân bằng. - CLTN là nhân tố chính duy trì trạng thái đa hình cân bằng khi các cá thể dị hợp tử có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn so với các cá thể đồng hợp tử. Hiện tượng các cá thể dị hợp tử có ưu thế chọn lọc hơn so với các cá thể đồng hợp tử gọi là ưu thế dị hợp tử. 4. CLTN không tạo ra được những sinh vật hoàn hảo: - Tiến hoá bị hạn chế bởi các trở ngại lịch sử do vốn liếng DT mà lịch sử tiến hoá để lại. - Sự thích nghi thường mang tính dung hoà do mỗi SV thường phải thực hiện nhiều thứ cùng 1 lúc. - Tiến hoá không phải lúc nào cũng tạo ra QT thích nghi do các yếu tố ngẫu nhiên có thể giữ lại những gen thực sự chưa thích nghi. Tiết: loài và tiêu chuẩn phân biệt loài I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Giải thích được khái niệm loài sinh học. - Nêu cacvs tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc. II. Phưong tiện dạy học: Tranh phóng to hình 39. III. Nội dung và phương pháp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ▼.Thế nào là loài sinh học? ▼. Không có khái niệm nào đúng cho mọi trường hợp. ▼. Ưu điểm của khái niệm loài sinh học? ▼. Nhược điểm của khái niệm loài sinh học? ▼. Để phân biệt 2 loài thân thuộc người ta căn cứ vào những tiêu chuẩn nào? ▼. Theo em tại sao 2 loài khác nhau lại có thể có được các đặc điểm hình thái giống nhau? I. Loài sinh học: 1. Loài sinh học là gì? Định nghĩa về loài của Maye: Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên cho ra đời con có sức sống và có khả năng sinh sản nhưng lại cách ly sinh sản với các nhóm quần thể khác tương tự. - Hai QT thuộc cùng 1 loài trở thành 2 loài mới nếu chúng cách ly sinh sản với nhau. 2. Ưu nhược điểm của khái niệm loài sinh học: a) Ưu điểm: Nêu được tiêu chuẩn khách quan để phân biệt 2 QT nào đó đa được tiến hoá thành 2 loài khác nhau hay vẫn thuộc cùng 1 loài. b) Nhược điểm: - Chỉ áp dụng với các loài sinh sản hữu tính. - Không giúp được các nhà khoa học xá định được các hoá thạch khác nhau có thuộc cùng 1 loài hay không. II. tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc: 1. Tiêu chuẩn cách ly sinh sản: Các cá thể thuộc 2 QT có các đặc điểm hình thái rất giống nhau , sống trong cùng 1 khu vực địa lý nhưng không giao phối với nhau hoặc giao phối nhưng sinh ra đời con bất thụ thì 2 QT đó được xem là 2 loài thân thuộc . 2. Tiêu chuẩn hình thái: - Dựa vào đặc điểm giải phẫu hình thái - Nhược điểm : không khách quan vì nhiều loài có đặc điểm hình thái giống nhau nhưng lại là những loài khác nhau. ▼. Các sinh vật khác nhau, sống trong những điều kiện tương tự nhau nên chịu cùng một áp lực CLTN do vậy hình thành nên các tính trạng thích nghi giống nhau( Tiến hoá hội tụ, tiến hoá đồng qưuy). 3.Tiêu chuẩn hoá sinh: - Dựa vào đặc điểm hoá sinh như trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi polypeptit. - Phân tích sự giống nhau về trình tự các nu trong gen. * Tiêu chuẩn này là một trong những tiêu chuẩn chính để phân biệt các loài đối với các loài sinh sản vô tính hay trực phân như vi khuẩn. IV. củng cố: Để phân biệt 2 loài thân thuộc một cách chính xác người ta phải sử dụng kết hợp các tiêu chuẩn: Sự cách ly sinh sản, đặc điểm hình thái, hoá sinh.......
Tài liệu đính kèm: