Giáo án Sinh học 12 nâng cao bài 48+ 49: Ảnh hưởng của các nhân tô sinh thái lên đời sống sinh vật

Giáo án Sinh học 12 nâng cao bài 48+ 49: Ảnh hưởng của các nhân tô sinh thái lên đời sống sinh vật

BÀI 48

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TÔ SINH THÁI

LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

I. MỤC TIÊU

- Phân tích được các đặc điểm thích nghi của sinh vật qua các ví dụ mẫu. Lấy được ví dụ về sự thích nghi của thực vật với môi trường sống.

- Xác định được nguyên nhân chính tạo nên nhịp sinh học, từ đó định nghĩa được nhịp sinh học.

- Giải thích được nguyên nhân cơ bản của hiện tượng sinh học dẫn đến sự sai khác trong chu kì mùa của sinh vật ở vùng lạnh và vùng nhiệt đới.

- Khái quát được các hoạt động có tính chu kì ngày đêm của sinh vật. Giải thích được nguyên nhân để từ đó phát biểu được khái niệm và cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Hình 48.1,48.2,48.3,48.4,48.5,48.6 SGK

- Máy chiếu

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4924Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 nâng cao bài 48+ 49: Ảnh hưởng của các nhân tô sinh thái lên đời sống sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/3/2009 Tiết:51
Ngày giảng: Tuần 26
Bài 48
ảnh hưởng của các nhân tô sinh thái 
lên đời sống sinh vật
I. Mục tiêu
- Phân tích được các đặc điểm thích nghi của sinh vật qua các ví dụ mẫu. Lấy được ví dụ về sự thích nghi của thực vật với môi trường sống.
- Xác định được nguyên nhân chính tạo nên nhịp sinh học, từ đó định nghĩa được nhịp sinh học.
- Giải thích được nguyên nhân cơ bản của hiện tượng sinh học dẫn đến sự sai khác trong chu kì mùa của sinh vật ở vùng lạnh và vùng nhiệt đới.
- Khái quát được các hoạt động có tính chu kì ngày đêm của sinh vật. Giải thích được nguyên nhân để từ đó phát biểu được khái niệm và cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 48.1,48.2,48.3,48.4,48.5,48.6 SGK
- Máy chiếu
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ 
- Thế nào là giới hạn sinh thái? Khoảng cực thuận và khoảng chống chịu của một nhân tố sinh thái là gì?
3. Bài mới
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
- Trong điều kiện không có ánh sáng thì cây có thể sống và sinh trưởng, phát triển được không?
- Tại sao trong rừng ẩm nhiệt đới thực vật lại phân thành tầng, lớp?
- Tại sao để thanh long ra hoa trái mùa thì người nông dân lại thắp điện cả đêm trong vườn nhà mình?
- Khác với thực vật động vật có cả sống trong bóng tối và cả trong ánh sáng. Em có thể cho biết loài động vật nào thường xuyên sống trong bóng tối.
Tác động của ánh sáng lên đời sống của thực vật thể hiện ở chỗ, xuất hiện màu sắc trên thân và mức đọ phát triển của cơ quan thị giác tuỳ theo chúng là loài ưa hoạt động ban ngày hay ưa hoạt động ban đêm. Cường độ và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến quá trình phát dục và sinh sản ở nhiều loài động vật
- Làm thế nào mà sinh vật có thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường?
- Nhịp điệu ngày đêm là khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng , tương ứng với những thời điểm xác định trong ngày
- Nhịp điệu mùa: Là khả nưng phản ứng của sinh vật 1 cách nhịp nhàng với mùa nhất định trong năm
- Dựa vào nhân tố nào mà sinh vật biết trước sự thay đổi của môi trường?
- Cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học: AS tác động lên tế bào thần kinhà các tuyến nội tiếtà Tiết ra hoocmônà tác động lên quá trình trao đổi chất.
- Sống ở nơi giá rét thực vật có vỏ dầy cách nhiệt, sinh trưởng chậm ra hoa kết tái tập trung vào thời gian ấm áp trong năm, động vật có lớp mỡ và lớp lông dầy, di cư và trú đông
- Đối với động vật biến nhiệt càng xuống vĩ độ thấp kích thước cơ thể càng lớn dần, ngược lại ở động vật đẳng nhiệt những loài có vùng phân bố rộng và gần nhau về mặt nguồn gốc sống ở phương bắc có kích thước cơ thể lớn hơn so với những cá thể và loài sống ở phương nam, liên quan đến khả năng tích nhiệt, thải nhiệt và bề mặt trao đổi chất của cơ thể.
I. ảnh hưởng của ánh sáng
- ánh sáng là nguồn năng lượng cơ bản cho mọi hoạt động sống của sinh vật.
- Vùng tử ngoại(bước sóng 3000-3900Ao)với lượng lớn tia này ức chế sự sinh trưởng phá huỷ tế bào, với lượng nhỏ sẽ kích thích hình thành vitamin D chống còi xương ở người và ở động vật
- Vùng ánh sáng nhìn thấy được(bước sóng 4000-8000 Ao) cung cấp năng lượng cho cây quang hợp, ảnh hưởng đến sự hình thành sắc tố, hoạt động của thị giác, hệ thần kinh và sinh sản của sinh vật
- Vùng hồng ngoại(bước sóng > 8000 Ao) ảnh hưởng lên các giác quan cảm giác và trung tâm điều hoà nhiệt của hệ thần kinh của động vật và các hoạt động sinh lí của thực vật
1. Sự thích nghi của thực vật
- ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp, hút nước của cây
- Thích nghi với điều kiện ánh sáng khác nhau và nhu cầu ánh sáng khác nhau thực vật chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm ưa sáng mọc ở nơi trống trải, hoặc trên tầng cao, lá dầy, có mầu xanh nhạt
+ Nhóm cây ưa bóng: Tiếp nhận ánh sáng khuếch tán, lá mỏng, màu xanh đậm.
+ Nhóm cây chịu bóng gồm những loài phát triển cả ở nơi giàu ánh sáng và cả nơi ít ánh sáng tạo nên tầng thảm xanh ở đáy rừng.
2. Sự thích nghi của động vật
- ánh sáng ảnh hưởng đến các hoạt động của động vật: Nhân biết định hướng di chuyển trong không gian sinh trưởng và sinh sản. Liên quan đến cường độ chiếu sáng chia động vật làm 2 nhóm
+ Nhóm động vật ưa sáng hoạt động ban ngày với thị giác phát triển thân nhiều khi có màu sắc sặc sỡ để nhận ra đồng loại, để nguỵ trang hoặc để doạ nạt
+ Những loài ưa hoạt động ngày đêm hoặc sống trong hang, hốc đất
3. Nhịp điệu sinh học
- Nhịp điệu sinh học là khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng với sự thay đổi có tính chu kì của môi trường sống
- Một vài dạng sinh học thường gặp:
+ Nhịp điệu ngày đêm: 
+ Nhịp điệu mùa
- Nhân tố báo hiệu : Nhân tố báo trước sự thay đổi của môi trường sống tạo nên sự thay đổi thích ứng trước của sinh vật
Nhân tố báo hiệu chủ đoạ là sự thay đổi độ dài chiếu sáng trong ngày
- Đồng hồ sinh học: là khả năng đo thời gian của sinh vật vào những thời điểm cố định , có liên quan đến sự điều hoà thần kinh thể dịch ở động vật và chất tiết ở thực vật.
II. ảnh hưởng của nhiệt độ
- Nhiệt độ tác động mạnh mẽ đến hình thái cấu trúc cơ thể, tuổi thọ và các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật
- Động vật chia làm 2 nhóm
+ Động vật biến nhiệt: là những sinh vật có nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Trao đổi trực tiếp nhiệt độ với môi trường
Nhiệt độ được tích luỹ trong một giai đọan phát triển hay trong một vòng đời gần như một hằng số tuân theo công thức
T= (x - k)n
T: Tổng nhiệt hữu hiệu
X: Nhiệt độ môi trường
K: Nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển
N: số ngày cần để hoàn thành một giai đoạn hay cả đời sống của sinh vật
+ Động vật đồng nhiệt là những sinh vật có thân nhiệt ổn định, độc lập ổn định , độc lập với môi trường, do vậy có khả năng phân bố rộng
4. Củng cố
- Trứng cá hồi bắt đầu phát triển ở 00C. Nếu nhiệt độ nước tăng dần đến 20C thì sau 205 ngày trứng mới nở thành con.
A, Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển từ trứng đến cá con.
B, Nếu nhiệt độ của nước là 50C và 100C thì sự phát triển từ trứng đến cá mất bao nhiêu ngày?
C, Nhận xét về mối tương quan giữa nhiệt độ với thời gian phát triển của cá hồi
D, Tại sao nói tổng nhiệt hữu hiệu là hằng số nhiệt?
5. Bài tập 
- Học và chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: 10/3/2009 Tiết:52
Ngày giảng: Tuần 27
Bài 49
ảnh hưởng các nhân tố sinh thái lên 
đời sống sinh vật(TT)
I. Mục tiêu
- Nêu bật được sự thống nhất giữa sinh vật với môi trường thông qua các môi quan hệ thuậ nghịch
- Học sinh nắm được mỗi nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật theo kiểu riêng của mình. Hơn nữa sinh vật cũng phản ứng khác nhau với cường độ khác nhau, phương thức tác động khác nhau , thời gian tác động khác nhau của cùng một nhân tố.
II. Phương tiện dạy và học
Tranh ảnh trong SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. ổn định lớp kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày sự ảnh hưởng của ánh sáng đến đời sống sinh vật như thế nào?
3. Nội dung
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Vùng nhiệt đới xích đạo mưa nhiều, một vành đai phía trên là vùng khô hạn, đưa đến sự hình thành các hoang mạc; vùng ôn đới lượng mưa tương đối thấp, nhưng điều hoà hơn, còn ở các cực độ ngưng tụ hơi nước là rất kém, chủ yếu tạo ra băng và tuyết
- Tại sao nhiệt độ nước trong mùa đông ấm hơn nhiệt độ không khí và ngược lại?
- Tại sao nói thoát hơi nước là chiến‚ lược sống của thực vật
- Hãy mô tả khả năng thích nghi của động vật và của thực vật sống trong điều kiện khô hạn?
- Quan sát hình 49.1 cho biết hình thể hiện gì?
- GV nhận xét và mở rộng thêm
Cư mỗi gam nước bốc hơi hết dã nhân được một lượng nhiệt 540cal. Điều đó có nghĩa là hơi nước đã mang theo nhiệt, tạo nên khái niệm nhiệt ẩm. Nước bốc hơi từ cơ thể làm cho cơ thể mát, nhờ đó sinh vật đồng nhiệt mới giữ được sự ổn định nhiệt của mình trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao. Nhiệt- ẩm không chỉ tác động lên cơ thể sống mà còn tác động lên cả các sinh vật không sống trên bề mặt hành tinh: Sự phong hoá vỏ đất đá, tham gia hình thành đất, tạo ra môi trường khí hậu quy địnhvùng sống và các hoạt động của các loài...
- Cho biết gió có đời sống như thế nào với sinh vật?
- sự quan trọng nhất trong khí quyển là sự vận động của không khí. Nơi lộng gió thân cây thấp, có dạng thân bò hoặc có rễ chống, nhiều loài côn trùng có cánh ngắn hoặc là cánh bị tiêu giảm. Gió lớn gây thiệt hại lớn cho cây cối ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật.
Lửa tạo sao lại là nhân tố sinh thái có lợi cho đất? Những sinh vật nào thường xuyên chịu ảnh hưởng của cháy tự nhiên có những thích nghi đặc biệt nào?
iii. ảnh hưởng của độ ẩm
- Lượng mưa trên bề mặt trái đất biến thiên phụ thuộc vào nhiệt độ, địa lí điạ hình... do đó mưa phân bố không đều theo cả không gian và thời gian
- Nước là môi trường sống cho các thuỷ sinh vật, nước mang oxi, thức ăn cho ác loài sống cố định, phát tán nòi giống
-Lượng mưa và độ ẩm đóng vai trò sống còn cho các loài động thực vật sống trên cạn, quy định sự phân bố của chúng trên bề mặt trái đất
- Sinh vật được chia thành 3 nhóm liên quan đến nước 
+ Sinh vật ưa ẩm: Sống ở nơi có độ ẩm cao gần bão hoà
+ Sinh vật chịu hạn: Tồn tại ở những nơi có độ ẩm rất thấp. Để thích nghi với môi trường sống của mình, thực vật chịu hạn có khả năng tích trữ nước,giảm sự thoát hơi nước và cuối cùng là khả năng trốn hạn, động vật lỗ chân lông giảm, chuyển hoạt động ban đêm...
+Nhóm trung gian sinh vật ưa ẩm vừa 
IV. Sự tác động tổ hợp của nhiệt ẩm
- Nhiệt ẩm là 2 yếu tố cơ bản của khí hậu chi phối rất mạnh đến sự phân bố và dời sống của sinh vật.
- Tác động tổ hợp của nhiệt ẩm cho ta khái niệm về “vùng sống“ của các loài. Hình được tạo thành từ 2 nhân tố chính là vùng sống của sinh vật
V. Các nhân tố sinh thái khác
1. Sự thích nghi của sinh vật với sự vận động của không khí
- Không khí chứa các chất khí có lợi cho đời sống sinh vật. Là chỗ dựa cho các chuyến bay của các loài có đời sống bay lượn, giúp cho thực vật thụ phấn và phát tán nòi giống.
2. Sự thích nghi của thực vật với lửa
- Lửa là nhân tố sinh thái có tác dụng phân huỷ nhanh các chất để trả lại các chất cho môi trường đất. Nơi lửa xuất hiện thường xuyên có thảm thực vật riêng, thích nghi một cách đặc biệt với cháy: Cây có vỏ dày chịu lửa, cây thân thảo thì có thân ngầm trong đất hay trong nước.
VI. Sự tác động của sinh vật lên môi trường
- Sinh vật không chỉ bị chii phối bởi các nhân tố sinh thái mà còn tác động trở lại làm giảm nhẹ tác động của các nhân tố đó và đưa đến sự thay đổi của môi trờng theo hướng có lợi cho mình.
4. Củng cố
 Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng đến đặc điểm sinh thái và sinh lí của sinh vật như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ?
5. Bài tập
- Học và chuẩn bị bài thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh 12 nc bai 4849.doc