Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Trường THPT MARIE - CURIE

Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Trường THPT MARIE - CURIE

PHẦN 5 : DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

BÀI 1 : GEN , MÃ DI TRUYỀN VÀ QUA TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I – MỤC TIÊU :

Giúp học sinh : _ Trình bày được khái niệm , cấu trúc chung của gen

 _ Nêu được khái niệm về mã di truyền và các đặc điểm chung của nó

 _ Từ mô hình tái bản ADN , mô tả được các bước của qúa trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi NST

II _ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC :

 _ Tranh phóng to hình 1.1 & hình 1.2 SGK và bảng 1 SGK

III _ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 _ Ổn định lớp

 _ Giới thiệu chương trình lớp 12

 _ Giảng bài mới

 

doc 113 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1361Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Trường THPT MARIE - CURIE", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT MARIE - CURIE.
GIAO AN SINH HOC CO BAN
 Giáo viên : NGUYỄN THỊ DUYEN
PHẦN 5 : DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BÀI 1 : GEN , MÃ DI TRUYỀN VÀ QUA TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
______________________________&&& _________________________________
I – MỤC TIÊU :
Giúp học sinh : _ Trình bày được khái niệm , cấu trúc chung của gen 
 _ Nêu được khái niệm về mã di truyền và các đặc điểm chung của nó 
 _ Từ mô hình tái bản ADN , mô tả được các bước của qúa trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi NST
II _ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC :
 _ Tranh phóng to hình 1.1 & hình 1.2 SGK và bảng 1 SGK
III _ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 _ Ổn định lớp 
 _ Giới thiệu chương trình lớp 12 
 _ Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I – GEN :
 1- Khái niệm : 
Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã 
 hóa cho một sản phẩm xác định ( có thể là 
ø ARN hay chuỗi polipeptit )
 2 – Cấu trúc chung của gen :
- Gen có 2 mạch pôlinuclêotit : mạch chứa 
thông tin gọi là mạch khuôn có chiều 3’à 5’ 
 (mạch có nghĩa ) , mạch kia là mạch bổ sung
 có chiều 5’à3’ 
_ Mỗi gen mã hóa protein gồm 3 vùng :
 + vùng điều hồ ( nằm ở đầu của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát qúa trình phiên mã ) 
 + vùng mã hóa (mang thông tin mã hóa các axit amin ) 
 + vùng kết thúc (nằm ở cuối của gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã ) 
_ ở SV nhân sơ có vùng mã hóa liên tục ( gen không phân mảnh ) ở SV nhân chuẩn có vùng mã hóa không liên tục ( gen phân mảnh ): xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (exôn ) là các đoạn không mã hóa axit amin ( intrôn )
II _ MÃ DI TRUYỀN :
 1 _ Khái niệm : 
 _ Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen (trong mạch khuôn )quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong protein 
 _ Trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T , G , X ) nhưng trong protein có khoảng 20 loại axit amin . do đó mã di truyền phải là mã bộ ba ( cođon ) 
 2 _ Đặc điểm chung :
 _ Mã di truyền là mã bộ ba : cứ 3 nu đứng kế tiêp nhau quy định 1 a.amin 
_ Mã di truyền được đọc theo 1 chiều từ 1 điểm xác định trên mARN và liên tục từng bộ ba nu (không chồng lên nhau )
_ Mã di truyền có tính đặc hiệu : một bộ ba
 mã hóa cho 1 a. amin 
_ Mã di truyền có tính thoai hoa : có nhiều bộ ba
 khác nhau cùng mã hóa cho 1 a. amin 
_ Mã di truyền có tính phổ biến : tất cả các loài
 đều dùng chung một mã di truyền 
_ Bộ ba AUG : mã mở đầu ( và quy định
 a.amin metionin )
_ Bộ ba UAA, UAG ,UGA : mã kết thúc 
( không quy định a.amin nào ) 
III _ SỰ TỰ NHÂN ĐÔI CỦA ADN ( tái bản ADN ) 
 A _ Diễn biến : Cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào , theo nguyên tắc khuôn mẫu và bán bảo toàn ,gồm 3 bước : 
1) Tháo xoắn phân tử ADN : dưới tác dụng của enzim tháo xoắn à ADN tháo xoắn , 2 mạch đơn tách dần nhau ra .
2) Tổng hợp các mạch ADN mới :
 + dưới tác dụng của enzim ADN – polimeraza , mỗi nu trong mạch đơn liên kết với 1 nu tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung 
 ( A =T , G = X ) để tạo nên 2 mạch đơn mới .
 + vì enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’à3’ nên trên mạch khuôn
 3’à 5’ mạch bổ sung được tổng hợp liên tục ; còn trên mạch khuôn 5’à3’ mạch bổ sung được tổng hợp theo chiều ngược lại tạo thành những đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki . Sau dó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối 
 ADN – ligaza 
3) Hai phân tử ADN con được tạo thành :
Trong mỗi ADN con được tạo thành thì 1 mạch là mới được tổng hợp , cịn mạch kia là của ADN ban đầu ( nguyên tắc bán bảo tồn ) .
 B _ Kết quả : Từ 1 AND “ mẹ “ tạo thành 2 ADN “ con “ giống nhau & giống mẹ . Trong mỗi ADN “ con “ có 1 mạch là của ADN “ mẹ “ mạch mới được tổng hợp từ các nu tự do trong môi trường .
Cho HS đọc kỹ khái niệm gen 
Nhắc lại cấu trúc của ADN,nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN
Từ hình 1.1 SGK giúp HS nắm được cấu trúc chung của một gen mã hóa protein điển hình 
Trong 3 vùng cấu tạo nên cấu trúc của gen , chỉ vùng mã hóa mang thông tin mã hóa các a. amin , có sự khác biệt trong cấu trúc của vùng này ở SV nhân sơ và SV nhân chuẩn 
Tại sao mã di truyền là mã bộ ba ?
Gọi HS trả lời & giải thích :
Nếu 1 nu xác định 1 a. amin thì có 41= 4 tổ hợp ( chưa đủ để mã hóa cho hơn 20 a.amin )
Nếu 2 nu xác định 1 a. amin thì có 42= 16 tổ hợp ( chưa đủ để mã hóa cho hơn 20 a.amin )
Nếu 3 nu xác định 1 a. amin thì có 43= 64 tổ hợp (thừa đủ để mã hóa cho hơn 20 a.amin ),kết luận mã di truyền là mã bộ ba 
Cho HS quan sát sơ đồ ở hình 1.2 SGK
IV _CỦNG CỐ :
V _ DẶN DÒ : Trả lời những câu hỏi trong SGK 
BÀI 2 : PHIÊN MÃ & DỊCH MÃ
______________________________&&& _________________________________
I – MỤC TIÊU :
Giúp học sinh : _ Trình bày được cơ chế phiên mã (tổng hợp m ARN trên khuôn ADN ) 
 _ Mô tả quá trình tổng hợp protein .
II _ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC :
 _ Tranh phóng to sơ đồ cấu trúc mARN , cơ chế phiên mã , các bước chính của quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit và pôlixom tropng SGK 
III _ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 _ Ổn định lớp 
 _ Kiểm tra bài cũ 
 _ Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Quá trình sinh tổng hợp protein gồm 2 giai đoạn : phiên mã và dịch mã 
I – PHIÊN MÃ ( là QT tổng hợp mARN )
1- Cấu trúc và chức năng của các loại ARN :
- ARN thông tin (mARN ) :là phiên bản của gen , làm nhiệm vụ khuôn mẫu cho dịch mã ở riboxom 
- ARN vận chuyển (tARN ): có chức năng vận chuyển a.amin tới riboxomđể dịch mã 
- ARN riboxom (rARN ) :là nơi tổng hợp protein 
2- Cơ chế phiên mã : 
Quá trình phiên mã được bắt đầu khi enzim ARN-polimeraza bám vào vùng khởi đầu của genàgen tháo xoắn và tách 2 mạch đơn làm lộ ra mạch khuôn 3’à5’ ( mạch có nghĩa ) , ARN-polimeraza di chuyển dọc theo mạch khuôn giúp cho các ribonucleotit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nu trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung ( A_ U , G _ X ) tạo nên phân tử mARN theo chiều 5’à 3’ 
Đối với SV nhân chuẩn khi toàn bộ gen được phiên mã thì mARN sơ khai được cắt bỏ intron và nối các exon với nhau thành mARN chức năng 
II_DỊCH MÃ :Gồm 2 QT :
- Hoạt hóa a.amin : nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP àcác a.amin được hoạt hóa và gắn với tARN tương ứng à phức hợp aa-tARN 
- Tổng hợp chuỗi polipeptit :gồm 3 bước : mở đầu , kéo dài , kết thúc 
 Cấu trúc và chức năng cho HS tham khảo SGK 
Cho HS quan sát hình 2.2 SGK và trả lời câu hỏi :- Trong phiên mã , mạch nào được dùng làm khuôn ?
 Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN-polimeraza ?
Với trình tự các nu trên ADN khuôn ,hãy xác định trình tự các ribonu tương ứng trên mARN được tổng hợp :
3’-TAX TAG XXG XGA TTT-5’
mARN: 5’-AUG AUX GGX GXU AAA-3’
Từ hình 2.3 SGK , làm rõ 3 bước của cơ chế dịch mã ,cho HS trả lời câu hỏi :
1 -Các codon trên mARN :
AUG UAX XXG XGA UUU
 - Các bộ ba đối mã trên tARN :
UAX AUG GGX GXU AAA
2- Các bộ ba trên ADN:
TAX GTA XGG AAT AAG 
 - Các bộ ba trên ARN :
AUX XAU GXX UUA UUX 
 - Các bộ ba đối mã trên tARN :
UAX GUA XGG AAU AAG 
 -Các a.amin :
Met His Ala Leu Phe 
IV – CỦNG CỐ :
V _ DẶN DÒ : Trả lời những câu hỏi trong SGK
BÀI 3 : ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
_______________________________&&& _________________________________
I – MỤC TIÊU :
Giúp học sinh : _ Trình bày được cơ chế điều hòa hoạt động của các gen qua operon ở SV nhân sơ 
 _ Mô tả các mức điều hòa hoạt động gen ở SV nhân chuẩn 
II _ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC :
 _ Tranh phóng to hình 3.1 và 3.2 a&b SGK 
III _ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 _ Ổn định lớp 
 _ Kiểm tra bài cũ 
 _ Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I _ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN Ở SINH VẬT NHÂN SƠ :
 1) Tín hiệu điều hòa : là các tác nhân dinh dưỡng ,lí hóa của môi trường .
 2) Cơ chế điều hòa :
 a- Cấu trúc của operon : 
 * Trong tế bào có rất nhiều gen , ở mỗi thời điểm chỉ có 1 số gen hoạt động , phần lớn các gen còn lại ở trạng thái ức chế , tức là tế bào chỉ tổng hợp protein khi cần thiết .
 * Một hệ thống gồm nhiều loại gen cùng phối hợp hoạt động điều hoà tổng hợp protein gọi là Operon . Một Operon gồm :
 * Z, Y , A : cụm các gen cấu trúc :kiểm soát các polipeptit có liên quan về chức năng .
 * O : gen chỉ huy chi phối hoạt động của các gen cấu trúc .
 * P : vùng khởi đầu ( nơi ARN – polimeraza bám vào & khởi đầu phiên mã ) 
 * R : gen điều hòa kiểm soát tổng hợp protein ức chế ( protein này rất có ái lực với gen chỉ huy O ) 
b – Sự điều hóa hoạt động các gen của Lac operon 
 * Khi môi trường không có lactozơ : gen điều hòa R kiểm soát tổng hợp protein ức chế . Protein này có ái lưc với gen chỉ huy O gây ức chế phiên mã các gen cấu trúc A,B,C,à gen cấu trúc không hoạt động 
 * Khi môi trường có lactozơ : gen điều hóaR tổng hợp protein ức che á, lactozơ gắn với protein ức chế à protein ức chế bị bất hoạt không gắn vào gen chỉ huy O à gen chỉ huy vận hành gen cấu trúc A,B,C,à gen cấu trúc hoạt động 
II_ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN Ở SINH VẬT NHÂN CHUẨN :
Sự điều hòa hoạt động gen ở SV nhân chuẩn có những sai khác lớn với SV nhân sơ về tín hiệu lẫn cơ chế điều hòa :
1 – Tín hiệu điều hòa : ở SV đa bào , tín hiệu điều hòa hoạt động của gen là những phân tử do những tế bào đã biệt hóa cao độ sản sinh ra và lưu chuyển khắp cơ thể nhờ thể dịch .Có 2 nhóm phân tử điều hòa là hoocmon và các nhân tố tăng trưởng 
2 – Cơ chế điều hòa : 
 * Điều hóa ở mức ADN (trước phiên mã ): những gen tổng hợp ra loại sản phẩm mà tế bào có nhu cầu lớn như ARN ,histon ,thường được nhắc lại nhiều lần trên NST 
 * Điều hóa ở mức phiên mã : ở SV nhân chuẩn , NST có cấu trúc xoắn rất phức tạp . Trước khi diễn ra sự phiên mã , NST phải được tháo xoắn ở đoạn tương ứng 
 * Điều hóa ở mức dịch mã : trong cùng một loại tế bào các mARN có thời gian sống khác nhau à có sự điều hòa ở khâu dịch mã 
 * Điều hòa ở mức sau dịch mã : tế bào có hệ thống các enzim phân giải protein một cách chọn lọc , loai bỏ các protein không cần thiết cho tế bào + Ý nghĩa của sự điều hoà hoạt ... áp 2 : là các SV tiêu thụ bậc 1 bao gồm các ĐV ăn SV sản xuất .
 + Bậc dinh dưỡng cấp 3 : là các SV tiêu thụ bậc 2 bao gồm các ĐV ăn thịt , chúng ăn SV tiêu thụ bậc 1 .
 + Bậc dinh dưỡng cấp 4,5 : là các SV tiêu thụ bậc 3,4 bao gồm các ĐV ăn thịt , chúng ăn SV tiêu thụ bậc 2,3 . 
 + Bậc cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao cấp nhất 
II - THÁP SINH THÁI :
 1) Định nghĩa : là độ lớn của bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể , sinh khối hay năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng . 
 2) Phân loại : có 3 loại tháp sinh thái :
 + Tháp số lượng : được xây dựng trên số lượng cá thể SV ở mỗi bậc dinh dưỡng .
 + Tháp sinh khối : được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các SV trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng .
 + Tháp năng lượng : là hoàn thiện nhất , được xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng .
TD: Cây ngô à sâu ăn lá ngô à nhái à rắn à diều hâu .
TD: Tảo đơn bào à giáp xác à cá rô à chim ăn cá .
TD: VK lên men thối lên xác SV tạo thành mùn bả à ĐV ăn mùn ( mối ) à ĐV ăn thịt ( ( nhện ) 
Cho HS quan sát hình 43.2 SGK .
Cho HS quan sát hình 43 .3 SGK .
IV – CỦNG CỐ :
V _ DẶN DÒ : Trả lời những câu hỏi trong SGK
BÀI 44 : CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ & SINH QUYỂN
***** 
I – MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
 _ Mô tả được sự trao đổi vật chất trong quần xã & chu trình sinh địa hóa các chất .
 _ Khái niệm sinh quyển & giải thích được nguyên nhân của 1 số hoạt động gây ô nhiễm môi trường à nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên .
II _ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC : 
 _Tranh phóng to hình 44.1 à 44.5 SGK 
III _ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 _ Ổn định lớp 
 _ Kiểm tra bài cũ 
 _ Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 I - TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ : 
 Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên , theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể SV , qua các bậc dinh dưỡng ; rồi từ cơ thể SV truyền trở lại môi trường .
 Chu trình sinh địa hoá duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển .
 II - MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ :
 1) Chu trình carbon : 
 * Carbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp .
 * Carbon là nguyên tố cần thiết cho mọi SV sống .
 * Carbon trong sinh quyển tồn tại ở dạng khí CO2 & carbonat trong đá vôi .
 * Một phần C không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường đất , môi trường nước như : than đá , dầu hoả 
 2) Chu trình nitơ :
 * N chiếm 79 % thể tích khí quyển & là 1 khí trơ .
 * TV hấp thụ N dưới dạng muối NH4 + (amôn ) , NO3 _ ( nitrat ) .
 * Các muối trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí , hóa học & sinh học .
 * Hoạt động phản nitrat của VK trả lại 1 lượng nitơ phân tử cho đất , nước & bầu khí quyển .
 3) Chu trình nước : 
 * Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể & chiếm phần lớn khối lượng của cơ thể SV .
 * Giữa cơ thể & môi trường luôn xãy ra quá trìng trao đổi nước .
 * Nước mưa rơi xuống trái đất , một phần thấm xuống các mạch nước ngầm , còn phần lớn được tích luỹ trong đại dương , sông , hổ ,
 * Nước trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây & bốc hơi nước trên mặt đất .
III - SINH QUYỂN :
 1) Khái niệm : 
 Sinh quyển là lớp vỏ của trái đất gồm toàn bộ SV sống trong các lớp nước , đất & không khí của trái đất . 
 Sinh quyển dày khoảng 20 km , bao gồm :
 + Thạch quyển : lớp đất dày khoảng vài chục mét
 + Khí quyển : lớp không khí cao từ 6à 7 km 
 + Thuỷ quyển : lớp nước đại dương sâu từ 10à 11 km .
 2) Phân loại : 
Mặt đất được chia thành nhiều vùng sinh thái khác nhau tuỳ theo địa điểm địa lí , khí hậu ,& SV sống trên đó ; mỗi vùng là 1 khu sinh học , gồm :
 a- Khu sinh học trên cạn : chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới , savan , cây gỗ Địa Trung Hải , thảo nguyên , 
 Tên của khu sinh học trên cạn được gọi theo tên của thảm TV vì nó chiếm 1 sinh khối lớn & có vai trò quyết định đến đặc điểm khí hậu của khu sinh học đó .
 b- Các khu sinh học dưới nước : 
 * Khu sinh học nước ngọt : gồm nước đứng (đầm , ao , hồ ) & nước chảy ( sông , suối ) trên đất liền .
Các hệ ST nước ngọt đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước trên mặt đất .
 * Khu sinh học nước mặn : được chia ra làm nhiều vùng theo chiều thẳng đứng & chiều ngang :
 + Phân chia theo chiều thẳng đứng : do ánh sáng mặt trời chiếu xuống nước sẽ phân bố SV khác nhau .
 + Phân chia theo chiều ngang : chia thành vùng ven bờ & vùng biển khơi .
Cho HS quan sát hình 44.1 SGK 
Cho HS quan sát hình 44.2 SGK 
Cho HS quan sát hình 44.3 SGK 
Cho HS quan sát hình 44.4 SGK 
.
IV – CỦNG CỐ :
V _ DẶN DÒ : Trả lời những câu hỏi trong SGK
BÀI 45 : DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI & HIỆU SUẤT SINH THÁI 
***** 
I – MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
 _ Biết được khái niệm về phân bố năng lượng trên trái đất & dòng năng lượng trong hệ ST 
 _ Tính được hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng .
II _ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC : 
 _Tranh phóng to hình 45.1 à 45.4 SGK 
III _ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 _ Ổn định lớp 
 _ Kiểm tra bài cũ 
 _ Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I - DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI : 
 1) Phân bố năng lượng trên trái đất :
 Mặt trời cung cấp năng lượng cho sự sống trên trái đất nhưng phân bố không đồng đều . Năng lượng ánh sáng còn phụ thuộc vào thành phần tia sáng ( SV chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy cho quá trình quang hợp à tổng hợp chất hữu cơ .
 2) Dòng năng lượng trong hệ sinh thái : bắt nguồn từ môi trường được SV sản xuất hấp thụ & biến đổi thành năng lượng hóa học qua quá trình quang hợp . Sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng & cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường .
II – HIỆU SUẤT SINH THÁI :
 1) Khái niệm : là tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái .Phần lớn năng lượng truyền trong hệ sinh thái bị tiêu hao qua quá trình hô hấp , tạo nhiệt chỉ có khoảng 10 % năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao nhất .
 2) Sản lượng SV trong hệ sinh thái : 
 * Khái niệm : làø lượng chất sống do SV tạo ra trong 1 khoảng thời gian nhất định trên 1 đơn vị diện tích của hệ sinh thái . 
 * Phân loại : gồm 2 loại : 
 + Sản lượng SV sơ cấp : do SV sản xuất tạo ra qua quang hợp , phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời của TV .
 + Sản lượng SV thứ cấp : do SV tiêu thụ tạo ra , là lượng chất sống tích luỹ ở các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái .
Cho HS quan sát hình 45.1 & 45.2 SGK 
Cho HS quan sát hình 45.3 SGK 
IV – CỦNG CỐ :
V _ DẶN DÒ : Trả lời những câu hỏi trong SGK
BÀI 46 : THỰC HÀNH :
QUẢN LÍ & SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
*****
I – MỤC TIÊU : Giúp học sinh :_ Nắm được khái niệm về các dạng tài nguyên thiên nhiên .
 _ Có biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này .
II _ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC : Tranh phóng to bảng 46.1 à 46.3 SGK 
III _ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 _ Ổn định lớp 
 _ Kiểm tra bài cũ 
 _ Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I _ CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
Trong sinh quyển , tài nguyên thiên nhiên được chia thành nhiều dạng khác nhau .
Phải nắm được nguyên tắc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên :” hình thức sử dụng vừa thoả mãn nhu cầu hiện tại của con người để phát triển xã hội , vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ sau “ 
 II _ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN :
 1) Sử dụng bền vững tài nguyên đất :
 + Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp à lương thực , thực phẩm .
 + Tránh bỏ hoang , lãng phí đất .
 + Tránh xói mòn , khô hạn , ngập úng , nâng cao độ màu mỡ của đất .
 2) Sử dụng bền vững tài nguyên rừng :
 + Ngăn chặn nạn phá rừng .
 + Trồng rừng để cung cấp đủ gỗ cho sinh hoạt & công nghiệp .
 + Hạn chế sự thay đổi khí hậu , chống xói mòn , lũ lụt .
 + Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên .
 3) Sử dụng bền vững tài nguyên nước : 
 + Nguồn nước trên trái đất dồi dào nhưnh phân bố không đều .
 + Diện tích rừng bị thu hẹp là nguyên nhân hạn chế vòng tuần hoàn nước ; phải bảo vệ rừng & sử dụng tiết kiệm nguồn nước .
 4) Sử dụng bền vững tài nguyên biển & ven biển 
 + Khai thác ở mức độ vừa phải , đúng kỹ thuật , đảm bảo các loài SV có thể tiếp tục sinh sản & phát triển .
 + Khai thác cần kết hợp với bảo vệ nơi sống , sinh sản , cung cấp thức ăn của các loài SV biển .
 5) Duy trì đa dạng sinh học :
 + Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen , về loài & các hệ sinh thái trong tự nhiên .
 + Bảo vệ các loài SV đang có nguy cơ tuyệt chủng , xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên .
III _ HẠN CHẾ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG :
 + Ô nhiễm môi trường chủ yếu là do chất thải từ quá trình sản xuất & sinh hoạt của con người gây ra ; ngoài ra còn do hoạt động của núi lửa , lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều SV gây bệnh phát triển .
 + Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính , làm thay đổi điều kiện sống bình thường của SV trên trái đất .
 + Tránh ô nhiễm cần hạn chế thải các chất độc hại vào môi trường không khí , đất & nước .
 IV _ GIÁO DỤC VỀ MÔI TRƯỜNG :
 + Nâng cao hiểu biết của người dân về môi trường .
 + Nắm vững những kiến thức & kỹ năng về giữ gìn thiên nhiên , sử dụng môi trường theo cách bền vững cho thế hệ hiện tại & tương lai .
 + Tích cực tham gia tuyên truyền , vận động người khác cùng bảo vệ môi trường sống của chính mình & toàn thể cộng đồng .
Cho HS quan sát bảng 46.1 SGK & trả lời .
Cho HS quan sát bảng 46.2 SGK & trả lời 
IV – CỦNG CỐ :
V _ DẶN DÒ : Trả lời những câu hỏi trong SGK
 *****
BÀI 47 : ÔN TẬP PHẦN TIẾN HOÁ & SINH THÁI HỌC
 SGK trang 210 à 214 
 BÀI 48 : ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC
 CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 SGK trang 215 à 220 

Tài liệu đính kèm:

  • doccau hoi trac nghiem 12.doc