Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 47: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển

Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 47: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển

CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nêu khái niệm niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá. Nêu được các nội dung chủ yếu của chu trình cacbon, nitơ, nước.

 Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa các khu sinh học đó.

 Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

2. Kỹ năng

 Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.

 Kỹ năng phân tích các hình minh hoạ SGK.

 Có ý thức bảo vệ MT sống

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 47: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/03/09 
Tiết 47 
CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN
Mục tiêu:
1. Kiến thức
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu khái niệm niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá. Nêu được các nội dung chủ yếu của chu trình cacbon, nitơ, nước.
Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa các khu sinh học đó.
Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
2. Kỹ năng 
Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
Kỹ năng phân tích các hình minh hoạ SGK.
Có ý thức bảo vệ MT sống
Phương tiện:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Hình 44.1, 44.2, 44.3, 44.4, 44.5 SGK.
Phương pháp:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Tiến trình:
Ổn định:
Bài cũ: câu 1, 2, 3 trang 194.
Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
7’
20’
7’
Hoạt động 1:
* Lệnh HS quan sát hình 44.1 và cho biết:
- Vòng bên ngoài thể hiện điều gì ?
- Vòng bên trong thể hiện điều gì ?
- Trao đổi vật chất giữa quần xã và môi trường vô sinh được thực hiện qua quá trình nào ? 
- Theo chiều mũi tên trên hình 44.1 hãy giải thích một cách khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hoá.
- Chu trình sinh địa hoá là gì ? bao gồm các thành phần nào ?
Hoạt động 2:
* Đặt vấn đề: Có mấy dạng chu trình sinh địa hoá ?
- Chu trình cacbon diễn ra như thế nào ?
+ Bằng những con đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể SV, trao đổi vật chất trong QX và trở lại MT không khí và môi trường đất ?
- Có phải lượng cacbon trong QX được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không ? Vì sao ?
- Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính?
- TV hấp thụ nitơ dưới dạng nào ?
- Mô tả ngắn gọn sự trao đổi nitơ trong tự nhiên?
- Lượng nitơ được tổng hợp từ con đường nào là lớn nhất ?
- Hãy nêu một số biện pháp sinh học làm tăng hàm lượng đạm trong đất để năng cao năng suất cây trồng và cải tạo đất ?
- Nêu nội dung chủ yếu của chu trình nước ?
- Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước ?
- Sinh quyển là gì ? 
Hoạt động 3:
* Đặt vấn đề sinh quyển là gì ?
- Hãy kể tên và nêu đặc điểm của các khu sinh học trong SQ ?
* HS thực hiện lệnh quan sát hình 44.1, thảo luận và trả lời:
- Thể hiện chu trình sinh địa hoá.
- Thể hiện trao đổi vật chất trong QX.
- Quá trình sinh vật hấp thụ vật chất và năng lượng từ môi trường ngoài vào cơ thể SV và phân giải xác SV từ chất hữu cơ thành chất vô cơ.
- Tham khảo SGK để trả lời
* HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời:
* HS quan sát hình 44.2 và các kiến thức sinh học đã học:
- Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào QX: TV hấp thu, qua QH tạo nên chất hữu cơ
- Cacbon trao đổi trong QX: thông qua chuỗi và lưới thức ăn
- Cacbon trở lại môi trường vô cơ: qua hô hấp và quá trình phân giải của VSV
- Không, mà có một phần lắng đọng hình thành nhiên liệu hoá thạch,
- Tham khảo SGK và những hiểu biết để trả lời
* HS quan sát hình 44.3, thảo luận và trả lời:
- NH4+ và NO3-
- Tham hảo SGK trả lời
- Con đường sinh học
* Qua hiểu biết và SGK để trả lời.
* Quan sát hình 44.4, tham khảo SGK trả lời:
- Bằng những hiểu biết hs có thể trả lời.
* Tham khảo SGK để trả lời:
- HS thảo luận và trả lời:
I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa:
 - Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
- Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. 
II. Một số chu trình sinh địa hoá:
 1. Chu trình cacbon:
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit ( CO2).
- TV lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua QH.
- khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, SV trả lại CO2 và nước cho môi trường
- Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm nhiều thiên tai trên trái đất.
2. Chu trình nitơ:
- TV hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn (NH4+) và nitrat (NO3-) .
- Các muồi trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học.
- Nitơ từ xác SV trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của VK, nấm,
- Hoạt động phản nitrat của VK trả lại một lượng nitơ phân tử cho đất, nước và bầu khí quyển.
3. Chu trình nước:
- Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần tích lũy trong sông, suối, ao, hồ,
- Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
III. Sinh quyển:
 1. Khái niệm SQ: là toàn bộ SV sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.
 2. Các khu sinh học trong sinh quyển:
- Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng thông phương Bắc, rừng rũng lá ôn đới,
- khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng (đầm, hồ, ao,..)và khu nước chảy (sông suối).
- Khu sinh hoc biển:
 + theo chiều thẳng đứng: SV nổi, ĐV đáy,..
 + theo chiều ngang: vùng ven bờ và vùng khôi.
4. Củng cố: 5’
- HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
5. Dặn dò: 1’
Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinhcb12-tiet 47.doc