Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 40: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 40: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Tiết 40

CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ.

- Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.

2. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích, tổng hợp

3.Thái độ

Có nhận thức đúng về chính sách giáo dục dân số

II. Chuẩn bị

Hình ảnh các tháp tuổi, cấu trúc tuổi, các kiểu phân bố cá thể

III. Phương pháp

Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 40: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/02/09 
Tiết 40 
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ.
- Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích, tổng hợp
3.Thái độ
Có nhận thức đúng về chính sách giáo dục dân số
II. Chuẩn bị
Hình ảnh các tháp tuổi, cấu trúc tuổi, các kiểu phân bố cá thể
III. Phương pháp
Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình 
1. Ổn định 
2. Bài cũ: 5’ 
Quần thể sinh vật là gì? Mối quan hệ giữa các thể trong quần thể.
3. Bài mới
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
10’
24’
GV: Giới thiệu mỗi quần thể có 1 đặc trưng cơ bản riêng, là những dấu hiệu phân biệt giữa quần thể này với quần thể khác. Đó là các đặc trưng; mật độ, tỉ lệ đực cái, tỉ lệ các nhóm tuổi, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích ứng và chống chịu với các ntst của MT.
Hoạt động 1: (cá nhân)
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời lệnh.
- Loài kiến nâu, đẻ trứng ở nhiệt thấp hơn 200C thì trứng nở ra toàn là cá cái,...
- Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3...
- Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái.
- Cây thiên nam tinh thuộc họ ráy, củ rễ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng khi nảy chồi sẽ cho ra cây hoa cái, còn lại rễ nhỏ nảy chồi cho ra cây hoa đực.
? Tỉ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào? Lấy ví dụ.
GV: KL
? Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của sinh vật có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường?
Hoạt động 2: (theo nhóm)
(thời gian: 7 phút)
Nhóm 1. Phiếu số 1
GV: Sử dụng (chiếu) H37.1, yêu cầu HS quan sát hình để điền tên cho 3 dạng tháp tuổi; A, B, C và các nhóm tuổi trong mỗi tháp. Ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó.
GV: KL
Nhóm tuổi của QT được phân chia thành 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản. Ngoài ra , người ta còn phân chia cấu trúc tuổi thành tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi sinh sản.
? Nhóm tuổi của quần thể có thay đổi hay không? và phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Nhóm 2: Phiếu số 2:
GV: Sử dụng (chiếu) H37.2, yêu cầu HS cho biết mức độ đánh bắt cá ở các quần thể A, B, C. ý nghĩa của mức độ dao động?
HS: đại diện các nhóm trả lời
GV: kl 
Nhóm 3: Phiếu số 3
GV: Cho HS quan sát H37.3, bảng 52, hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó. Lấy ví dụ.
GV: kl
Nhóm 4: Phiếu số 4
- Mật độ cá thể của QT là gì? Lấy ví dụ.
- Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá quả (cá lóc) nuôi trong ao, khi mật độ cá thể tăng quá cao.
GV: kl 
? Vì sao nói: "Trong tự nhiên quần thể có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể ở mức cân bằng". 
HS: trả lời
GV: KL
HS nghiên cứu SGK và trả lời lệnh.
- Thay đổi do điều kiện môi trường sống (cụ thể ở đây là nhiệt độ MT sống)
- Do tập tính sinh sản và tập tính đa thê ở động vật
- Do sự khác nhau về đ2 sinh lí và tập tính của con đực & cái. Muỗi đực không hút máu nên tập trung ở 1 chỗ, còn muỗi cái bay đi khắp nơi để tìm ĐV hút máu.
- Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng tích luỹ cho cơ thể.
HS trả lời
- HS quan sát hình điền tên cho 3 dạng tháp tuổi; A, B, C và các nhóm tuổi trong mỗi tháp. Ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó.
- Nhóm tuổi của QT thay đổi còn có thể phụ thuộc vào 1 số yếu tố khác như mùa sinh sản, tập tính di cư...
- HS cho biết mức độ đánh bắt cá ở các quần thể A, B, C. ý nghĩa của mức độ dao động
- HS quan sát H37.3, bảng 52, hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó. 
HS: đại diện các nhóm trả lời
I. Tỉ lệ giới tính
- Thay đổi do điều kiện môi trường sống (cụ thể ở đây là nhiệt độ MT sống)
- Do tập tính sinh sản và tập tính đa thê ở động vật
- Do sự khác nhau về đ2 sinh lí và tập tính của con đực & cái. Muỗi đực không hút máu nên tập trung ở 1 chỗ, còn muỗi cái bay đi khắp nơi để tìm ĐV hút máu.
- Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng tích luỹ cho cơ thể.
* Tỉ lệ giới tính của quần thể chịu ả/hưởng bởi rất nhiều yếu tố của MT sống như; đặc điểm sinh lí hoặc tập tính của loài,..
* Ý nghĩa: quan trọng trong cnuôi gia súc, bảo vệ môi trường
Trong chăn nuôi có thể tính toán 1 tỉ lệ các con đực và cái phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế. 
VDụ; các đàn gà, hươu, nai,.. người ta có thể khai thác bớt 1 số lượng lớn các cá thể đực mà vẫn duy trì được sự phát triển của đàn
II. Nhóm tuổi
A: dạng phát triển
B: dạng ổn định
C: dạng suy giảm
Dưới cùng: nhóm tuổi trước sinh sản
Giữa: nhóm tuỏi sinh sản
Trên cùng: nhóm tuổi sau sinh sản
* Ý nghĩa
A: đáy rộng " chứng tỏ tỉ lệ sinh cao
B: vừa phải "tỉ lệ sinh không cao bù đắp cho tỉ lệ tử
C: đáy hẹp "tuổi s2> trước s2" bổ sung yếu, QTcó thể bị suy giảm hoặc diệt vong.
* Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào ĐK sống của MT.
- Khi nguồn sống từ MT suy giảm, ĐK khí hậu xấu đi hoặc dịch bệnh,.. các cá thể non và già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm trung bình.
- Trong ĐK thuận lợi, nguồn TA phong phú, các con non lớn lên nhanh chóng, sinh sản tăng "kích thước QT tăng lên.
Ngoài ra, nhóm tuổi của QT thay đổi còn có thể phụ thuộc vào 1 số yếu tố khác như mùa sinh sản, tập tính di cư...
A: quần thể bị đánh bắt ít.
B; quần thể bị đánh bắt ở mức độ vừa phải.
C: quần thể bị đánh bắt quá mức
* Động vật có chu kì sống ngắn, tuổi thọ trung bình của QT thấp, phát dục sớm, tỉ lệ sinh lớn, tỉ lệ tử vong cao " SL cá thể dao động lớn, ngược lại
III. Sự phân bố cá thể của quần thể
- Phân bố theo nhóm: hỗ trợ lẫn nhau
- Phân bố đồng đều: giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
- Phân bố ngẫu nhiên: tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
IV. Mật độ cá thể của quần thể 
* Khái niệm:
Là số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
* Ví dụ: cây thông; 1000 cây/ha
 cá mè: 2 con/m3
- Các cá thể cạnh tranh nhau TA, nhiều cá thể bé và yếu thiếu TA sẽ chậm lớn và có thể bị chết.
- Các con non mới nở ra rất dễ bị cá lớn ăn thịt, nhiều khi cá bố mẹ ăn thịt chính con của chúng
"2 hiện tượng trên dẫn tới QT tự điều chỉnh mật độ cá thể.
 *Do: mật độ của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Khi mật độ cá thể thấp mà ĐK sống của MT thuận lợi (nguồn sống dồi dào, khí hậu phù hợp,..) số cá thể mới sinh tăng lên. Ngược lại, khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới điều kiện sống của MT không thuận lợi, số cá thể bị chết tăng lên.
4. Củng cố: 5’ Theo em, điều kiện sống của môi trường có ảnh hướng như thế nào tới cấu trúc dân số (tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, phân bố và mật độ cá thể) của quần thể?
5. Dặn dò: 1’ Làm bài tập 1 "5
 Chuẩn bị bài 38

Tài liệu đính kèm:

  • docsinhcb12-tiet 40.doc