Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 26 đến 33

Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 26 đến 33

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I/ Mục tiêu:

- Củng cố lại kiến thức đã học trong học kì I

- Giải một số bài tập ở sách bài tập

- Rèn kĩ năng nhớ, tái hiện.

II/ Phương pháp:

Ôn tập, hỏi đáp, quan sát, hoạt động nhóm

III/ Phương tiện

- Hệ thống kiến thức HKI

- Một số bài tập

IV/ Tiến trình

1/ Ổn định

2/ Bài cũ

3/ Bài mới:

* GV ôn tập theo đề cương:

 

doc 24 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 26 đến 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/11/08
Tiết 26
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức đã học trong học kì I
- Giải một số bài tập ở sách bài tập
- Rèn kĩ năng nhớ, tái hiện.
II/ Phương pháp:
Ôn tập, hỏi đáp, quan sát, hoạt động nhóm
III/ Phương tiện
- Hệ thống kiến thức HKI
- Một số bài tập
IV/ Tiến trình
1/ Ổn định
2/ Bài cũ
3/ Bài mới:
* GV ôn tập theo đề cương: 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I SINH 12 CƠ BẢN ( Năm học 2008 – 2009)
A. Lý thuyết: 16’
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị:
Gen, mã di truyền, nhân đôi ADN ( Khái niệm gen, cấu trúc chung, đặc điểm mã di truyền, quá trình nhân đôi ADN)
Phiên mã, dịch mã ( cơ chế phiên mã, dịch mã, cơ chế di truyền ở ccấp độ phân tử)
Điều hoà hoạt động gen (Khái niệm, cơ chế)
Đột biến gen ( Khái niệm, các dạng ĐBG, cơ chế phát sinh, hậu quả, ý nghĩa)
Nhiễm sắc thể và đột biến NST ( đặc trưng của NST, khái niệm, cơ chế, hậu quả các dang ĐB cấu trúc, ĐB số lượng NST)
Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Các quy luật của Menđen : Quy luật phân li, quy luật phân li độc lập (khái niệm, thí nghiệm, giải thích, cơ sở tế bào học, ý nghĩa các quy luật, điều kiện nghiệm đúng)
Tương tác và tác động đa hiệu của gen: Các dạng tương tác, thí nghiệm, khái niệm, phân biệt gen alen, gen không alen
Liên kết gen và hoán vị gen ( Thí nghiệm, cơ sở tế bào học, ý nghĩa)
Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân (phân biệt NST thường với NST giới tính, cơ chế di truyền: thí nghiệm, đặc điểm di truyền các gen trên NST X, NST Y, di truyền ngoài nhân)
Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Chương III: Di truyền học quần thể
Khái niệm quần thể, đặc trưng di truyền của quần thể
Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn, quần thể giao phối gần, quần thể ngẫu phối 
Chương IV: Ứng dụng di truyền học
Chon giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (tạo giông thuần, tạo giống có ưu thế lai cao)
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Chương V: Di truyền học người
Di truyền y học
Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
Chú ý: Trả lời các câu hỏi sau mỗi bài
B. Bài tập: 20’
1. Bài tập về đột biến gen:
	+ Xác định dang đột biến
	+ Xác định sự thay đổi của axitamin trong phân tử prôtêin đột biến
2. Bài tập về đột biến NST:
	+ Xác định các dạng đột biến cấu trúc NST
	+ Xác định số lượng NST ở các thể trong thể lệch bội và đa bội
	+ Xác định kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai kiểu gen đột biến
3. Bài tập về tính quy luật của hiện tượng di truyền
	+ Quy luật phân li
	+ Quy luật phân li độc lập
	+ Quy luật tương tác gen
	+ Quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen
	+ Quy luật di truyền liên kết với giới tính
4. Bài tập về cấu trúc di truyền quần thể:
	+ Quần thể tự phối
	+ Quần thể ngẫu phối
5. Bài tập di truyền phả hệ.
* Chú ý: Giải tất cả các bài tập sách giáo khoa và sách bài tập.
* GV hệ thống kiến thức sinh học HKI: GV đánh vi tính, phát cho HS về nhà đọc và học thuộc
4. Củng cố: 8’
Cho HS giải một số BT tương tự
5. Dặn dò: 1’
- Học bài 
- Làm các bài tập SGK, SBT
- Ôn lại các kiến thức chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì I
Ngày soạn: 01/12/08
Tiết 27
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức đã học trong học kì I
- Đánh giá, cho điểm, phân loại HS từ đó có hướng giảng dạy trong HKII
- Rèn kĩ năng nhớ, tái hiện.
II/ Phương pháp:
Kiểm tra tự luận
III/ Phương tiện
Đề tự luận 100%
IV/ Tiến trình: (thi tập trung) 
Trường THPT Hương Vinh
Tổ Sinh - CN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2008 – 2009
Môn: Sinh học - Lớp 12
Thời gian làm bài: 45 phút
A/ Phần chung:
Câu 1: (1,5 điểm) Gen là gì? Cho ví dụ minh họa ? Vẽ sơ đồ cấu trúc chung của một gen ?
Câu 2: (1,5 điểm) Trình bày nội dung, cơ sở TB học, điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của qui luật tương tác gen không alen ?
Câu 3: (1,5 điểm) Trình bày những diễn biến cơ bản của cơ chế phiên mã : 
Câu 4 :(3 điểm) Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen như sau :
54%AA : 36%Aa : 10%aa
a) Quần thể đã cân bằng chưa ?
b) Xác định tần số tương đối của alen A, a ?
c) Tỉ lệ kiểu gen của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng ?
B/Phần riêng :
Dành cho HS học chương trình cơ bản
Câu 5: (1,5 điểm) Ở một loài sinh vật, có bộ NST 2n = 24. Có bao nhiêu NST được dự đoán ở :
- Thể ba	- Thể đơn bội
- Thể không	- Thể tam bội
- Thể một	- Thể tứ bội
Câu 6: (1 điểm) Hãy lập sơ đồ phân loại biến dị ?
(GV coi thi không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH LỚP 12 CƠ BẢN
HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2008 – 2009
Câu
Nội dung
Điểm 
1
(1,5 đ)
- Khái niệm gen: gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử A RN
- VD minh họa : gen hemoglobin anpha là gen mã hóa chuỗi polipeptit góp phần tạo nên phân tử Hb trong TB hồng cầu 
- Vẽ sơ đồ cấu trúc chung gen: đúng  
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2
(1,5 đ)
- Nội dung QL tương tác gen không alen: Hai hay nhiều gen không alen cùng tương tác qui định một tính trạng.
- Cơ sở tế bào học: Các cặp NST tương đồng phân li độc lập.
- ĐK nghiệm đúng: Các gen không tác động riêng rẽ.
- Ý nghĩa: Tạo biến dị tổ hợp.
0,5 đ
0,3 đ
0,3 đ
0,3 đ
3
(1,5 đ)
- Enzim tiếp cận ở điểm khởi đầu và đoạn ADN (gen) tháo xoắn.
- Enzim dịch chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’5’và sợi ARN kéo dài theo chiều 5’3’, các đơn phân kết hợp theo NTBS.
- Đến điểm kết thúc, ARN tách khỏi mạch khuôn.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
4
(3 đ)
1) Xác định đúng quần thể đã cân bằng chưa : 
- A = 0,72; a = 0,28
- QT cân bằng khi nghiệm đúng công thức : p2AA + 2pqAa + q2aa= 1
 Nên: 2pq = 36%
	2 x 0,72 x 0,28 = 0,40
Vậy QT đã cho chưa cân bằng
2) - Xác định đúng tần số tương đối của alen A  = 0,72
 - Xác định đúng tần số tương đối của alen a = 0,28
3) Xác định đúng tỉ lệ kiểu gen của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng 
- QT cân bằng khi nghiệm đúng công thức : p2AA + 2pq Aa+ q2aa= 1
- (0,72)2AA + 2(0,72)(0,28)Aa + (0,28)2aa = 1 
- 52%AA + 40%pq Aa+ 8%aa= 1	
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
5
(1,5 đ)
- Thể ba: 25 	- Thể đơn bội: 12 
- Thể không: 22	- Thể tam bội : 36
- Thể một: 23	 - Thể tứ bội : 48
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
6
(1 đ)
Lập sơ đồ đúng
1 đ
Ngày soạn: 14/12/08
Tiết 28
HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài này,học sinh cần:
-Giải thích được tại sao quần thể lại là đơn vị tiến hóa mà không phải là loài hay cá thể.
-Giải thích được quan niệm về tiến hóa và các nhân tố tiến hóa của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
-Giải thích được các nhân tố tiến hóa như : Đột biến,di-nhập gen,các yếu tố ngẫu nhiên,giao phối không ngẫu nhiên làm ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào.
Trong tâm:
-Cần giải thích cho học sinh rõ quần thể là đơn vị tiến hóa và quan niệm về tiến hóa nhỏ của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại 
-Cần làm rõ cho học sinh khái niệm nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
III. Phương pháp:Vấn đáp,thuyết trình, thảo luận nhóm.
IV. Chuẩn bị:
1)Giáo viên: Tranh ảnh liên quan (nếu có)
2)Học sinh: Nghiên cứu bài và chuẩn bị các lệnh trong SGK 
V. Tiến trình :
1)Ổn định 
2)Bài cũ : 5’
 Nêu những điểm khác nhau cỏ bản giứa thuyết tiến hóa của Lamac và Đacuyn ?
3)Bài mới: 1’ GV dẫn dắt vào bài mới bằng việc giới thiệu cho học sinh về việc xây dựng học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại của một số nhà khoa học vào những năm 40 của thế kỷ XX.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1
-GV: Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, tiến hóa có thể chia thành 2 quá trình là: Tiến hóa nhỏ, tiến hóa lớn.
I. Quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu của tiến hóa 
1)Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn:
20’
-GV: Cho biết quan niệm về quá trình tiến hóa nhỏ?
-GV: Kết quả của tiến hóa nhỏ?
- GV khái quát lại : Loài bao gồm nhiều quần thể khác nhau và tiến hóa nhỏ diễn ra trong lòng của quần thể. Quần thể được xem là đơn vị nhỏ nhất của tiến hóa và khi vốn gen của quần thể bị thay đổi qua các thế hệ thì ta nói quần thể đó đang tiến hóa. Tiến hóa nhỏ có thể chứng minh bằng thực nghiệm.
- GV: Cho biết quan niệm về quá trình tiến hóa lớn?
-GV: Hình thành loài được xem là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
-GV: Hãy cho biết nguồn nguyên liệu của tiến hóa?
-GV: Tiến hóa sẽ không thể xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
-GV: Hãy cho biết nguồn phát sinh các biến dị của nguồn biến dị?
- GV: Củng cố và ghi bảng
Hoạt động 2
GV cho HS nghiên cứu SGK và chia nhóm để hoàn thành phiếu học tập. Sau đó GV củng cố lại
Các nhân tố tiến hóa
 Đặc điểm
ĐB
Di nhập gen
CLTN
Các yếu tố ngẫu nhiên
Giao phối không ngẫu nhiên
-HS: Biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (Biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ) dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
-HS:Xuất hiện loài mới ( Do cách ly sinh sản giữa quần thể gốc và quần thể đã biến đổi )
-HS: Diễn ra trên quy mô rộng lớn, trãi qua hàng triệu năm là xuất hiện các nhóm phân loại trên loài ( Chi, Họ, Bộ, Lớp, Ngành).
-HS: Biến dị di truyền
-HS: Phát sinh do đột biến (Biến dị sơ cấp), các alen tổ hợp qua giao phối (Biến dị thứ cấp).
Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập
*Tiến hóa nhỏ (Tiến hóa vi mô) Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. Kết quả là hình thành loài mới. 
* Tiến hóa lớn ( Tiến hóa vĩ mô): Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. Quá trình này diễn ra trên quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất lâu dài.
2) Nguồn biến dị di truyền của quần thể: Mọi biến dị trong quần thể được phát sinh do đột biến sau đó nhờ quá trình giao phối tổ hợp các alen tạo nên biến dị tổ hợp.
-Sự di chuyển của các cá thể hoặc giao tử từ các quần thể khác vào
II. Các nhân tố tiến hóa 
Đáp án PHT
4)Củng cố: 8’ 
Câu 1:NTTH làm thay đổi rất nhỏ tần số tương đối các alen thuộc một gen là:
A. Di nhập gen
B .Chọn lọc tự nhiên
C.Đột biến
D. Biến động di truyền
Câu 2: Các NTTH làm phong phú vốn gen của quần thể là
A. Đột biến , biến động di truyền
B. Di nhập gen, CLTN
C. Đột biến , CLTN
D. Đột biến, di nhập gen
Câu3: CLTN tác động vào sinh vật như thế nào?
A. Tác động nhanh đối với gen lặn và chậm đối với gen trội
B. Tác động trực tiếp vào alen
C. Tác động trực tiếp vào kiểu hình
D . Tác động trực tiếp vào kiẻu gen
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
5)Dặn dò: 1’ 
- Hoàn thành các câu hỏi và bài tập trong trang 117 SGK.
- Chẩn bị bài: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP
Các nhân tố tiến hóa
Đặc điểm
Đột biến
 -Đột biến tự nhiên có thể được xem là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa thông qua giao phối tạo biến dị thứ cấpvô cùng phong phú cho tiến hóa
-Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu.
Di nhập gen
-Do các quần thể thường không cách ly hoàn toàn với nhau do vậy giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể hoặc giao tử
-Di nhập gen làm phong phú vốn gen hoặc thay đổ thành phần kiểu gen và tần số các alen của quần thể.
CLTN
-CLTN phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của những kiểu ... say mê tìm hiểu thiên nhiên.
II. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở.
III. Phương tiện: 
- Phiếu học tập
- Một số hình ảnh về các sinh vật sống trên đảo.
IV. Tiến trình:
1. ổn định 
2. Bài cũ: 5’
- Loaì sinh học là gì? Chỉ dựa vào đặc điểm hình thái để phân loại loài có chính xác không? Tại sao?
- Các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn gì để phân biệt 2 loài vi khuẩn? Trình bày các cơ chế cách ly và vai trò của cơ chế trong quá tình tiến hoá?
3. Bài mới:
ĐVĐ: 1’ Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách ly sinh sản với quần thể gốc. Có một số phương thức hình thành loài mới khác nhau đó là nội dung của bài hôm nay.
Hoạt động 1
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
17’
Từ kiến thức địa lý:
Cách ly địa lý là gì?
VD: Cho hai dãy núi ven biển có một loài cây mọc đều sau đó nước biển dâng cao.
Yêu cầu thảo luận nhóm:
Điều gì xảy ra với quần thể thực vật ở 2 dãy núi?
Hình thành loài bằng con đường địa lý thường xảy ra vỡi những loài có đặc điểm như thế nào? Thời gian diễn ra? 
Sự cách ly địa lý có nhất thiết hình thành loài mới không?
Quần đảo là gì?
Tạo sao nói Quần đảo là phòng thí nghiệm sống cho nghiên cứu hình thành loài	
Tại sao ở các đảo lại hay có các loài đặc hữu?
Liên hệ trả lời.
Nghe và phân tích.
Đại diện nhóm trả lời.
Bị tách làm 2 quần thể và được chọn lọc theo 2 điều kiện khác nhau.
Trả lời: 
Không.
VD: Các quần thể người sống cách ly nhau tạo thành các chủng tộc.
Tập hợp các đảo lớn nhỏ ở 1 khu vực trên biển.
Vì:
-Giữa các đảo có sự cách ly địa lý.
-Sự cách ly không quá lớn là điều kiện để quần thể nhập cư thành loài mới.
Vi: 
-Mỗi quần thể nhập cư có 1 vốn gen khác quần thể gốc và được CLTN ở đảo phân hoá tiếp.
-Do sự cách ly địa lý nên sự giao lưu về gen bị hạn chế.
I. Hình thành loài khác khu vực địa lý:
1. Vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới.
-Do sống trong các điều kiện địa lý khác nhau nên CLTN làm thay đổi tần số alen của các quần thể cách ly theo những cách khác nhau.
-Sự sai khác về tần số alen giữa các quần thể cáh ly được duy trì.
-Các quần thể cách ly không trao đổi vốn gen với nhau.
-Sự sai khác dẫn đến cáh ly tập tính, mùa vụ rồi cách ly sinh sản làm xuất hiện loài mới.
-Con đường này xảy ra với những loài phát tán mạnh, phân bố rộng.
-Xảy ra chậm chạp qua nhiều dạng trung gian.
Hoạt động 2
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
13’
Phát phiếu học tập.
Yêu cầu Học sinh nghiên cứu SGK thảo luận.
Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
Thống nhất nội dung.
Đọc SGK.
Thảo luận nhóm.
Theo dõi, nhận xét và bổ sung.
2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng cách ly địa lý.
4. Củng cố: 8’
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
 - Vai trò của sự cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài
 mới:
A, Không có cách ly địa lý thì không thể hình thành loài mới.
B, Cách ly địa lý có thể dẫ đến hình thành loài mới qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.
C, Cách ly địa lý luôn luôn dẫn đến cách ly sinh sản.
D, Môi trường địa lý khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể cách ly.
5. Dặn dò: 1’
 Học bài, làm bài tập SGK, đọc trước bài 	.
Phiếu học tập:
Nghiên cứu nội dung SGK mục 2 trang 1	1 hoàn thành nội dung bảng sau:
Đối tượng.
Nguyên liệu.
Cách tiến hành.
Kết quả.
Nhận xét và giải
 thích
Ngày soạn: 12/01/09
Tiết 32
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (Tiếp theo)
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
- Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới như thế nào ?
- Biết được tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ ?
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng so sánh , phân tích , tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức .
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với SGK
3 . Thái độ : 
Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây
trồng nguyên thuỷ .
II. Phương tiện :
Hình 30.1 SGK
III. Phương pháp:
Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, nghhiên cứu SGK
IV. Tiến trình:
1. Ổn định
2. Bài cũ: 5’
- Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới ?
- Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình hình thành loài mới ?
3. Bài mới: 
 1’ Tiết trước chúng ta nghiên cứu quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí. Vậy ở cùng khu vực địa lí thì quá trình hình thành loài có diễn ra hay không ? Để rõ hơn chúng ta nghiên cứu tiếp bài hôm nay
Hoạt động 1 
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
17’
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biết :
 - VD trên minh hoạ điều gì ? Giải thích .
 - Từ vd trên có thể rút ra kết luận gì về quá trình hình thành loài ?
Vậy trong cùng khu vực địa lí ngoài con đường hình thành loài vừa xét còn có con đường nào khác không ?
Có thể cho Vd về cỏ băng , cỏ sâu róm trên bãi bồi sông Vônga và VD SGK
 Từ 2 VD trên có thể rút ra kết luận gì về con đường hình thành loài bằng con đường sinh thái ?
Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái thường xảy ra đối với đối tượng nào ?
Suy nghĩ trả lời
Theo VD , suy nghĩ trả lời
Phân tích VD rút ra kết luận
Cách li sinh thái
Đọc SGK và trả lời 
Động vật ít di chuyển
II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí :
Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái :
Hình thành loài bằng cách li tập tính:
 Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được KG nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc .Lâu dần , sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hoá khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẩn đến sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới .
Hình thành loài bằng cách li sinh thái:
 Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới .
Hoạt động 2 
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
13’
- Thế nào là lai xa ?
- Lai xa gặp những trở ngại gì ?
- Vì sao cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản ?
- Nhận xét , đánh giá thống nhất nội dung
- Có phải cơ thể lai xa nào cũng bất thụ và không thể tạo thành loài mới không ?
 - Để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta có thể làm gì ?
- Tại sao đa bội hoá lại khắc phục được trở ngại đó ? Người ta tiến hành như thế nào ?
- Ngoài VD ở SGK có thể nêu thêm VD về nguồn gốc cỏ Saprtina từ 2 loài cỏ gốc Châu Âu và Châu Mỹ .
 - Vì sao lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật bậc cao nhưng rất ít gặp ở động vật ?
- Sự xuất hiện 1 cá thể lai xa được coi là loài mới chưa ?
- Thảo luận nhóm dựa trên kiến thức đã học và cử đại diện trả lời
 - Các nhóm khác nhận xét , bổ sung
Dựa vào kiến thức đã học trả lời được , để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta đa bội hoá cơ thể lai xa
Trình bày thí nghiệm của Kapetrenco , lai cải bắp và cải củ
Dựa vào kiến thức đã học trả lời
Trả lời
Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hoá :
- Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, hầu hết con lai bất thụ
- Tuy nhiên trong trường hợp cây SSVT hoặc ĐV trinh sản lại có thể hình thành loài mới bằng lai xa
- Đa bội hóa hay còn gọi là song nhị bội là trường hợp con lai khác loài được đột biến làm nhân đôi toàn bộ bộ NST --> con lai hữu thụ
4. Củng cố : 8’
- GV hệ thống bài dạy
- Trả lời các câu hỏi SGK
5. Dặn dò : 1’
- Học bài
- Trả lời các câu hỏi SGK và xem trước bài 31
Ngày soạn: 17/01/09
Tiết 33
TIẾN HOÁ LỚN
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức :
-Trình bày được thế nào là tiến hoá lớn ?
- Giải thích được nghiên cứu quá trình tiến hoá lớn làm sáng tỏ được những vấn đề gì của sinh giới .
- Giải thích tại sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể phức tạp vẫn còn tồn tại những loài có cấu trúc khá đơn giản .
- Trình bày được một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hoá
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng so sánh , phân tích , tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức .
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với SGK, thảo luận nhóm
3 . Thái độ : 
Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học 
II. Phương tiện :
Hình 31.1, 31.2 SGK
III. Phương pháp:
Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, nghhiên cứu SGK
IV. Tiến trình:
1. Ổn định
2. Bài cũ: 5’
- Giải thích cơ chế hình thành loài bằng con đường đa bội hoá ?
- Từ 1 loài SV không có sự cách li địa lí có hình thành nên các loài khác nhau được không ? Giải thích . 
3. Bài mới: 1’ ở các bài trước chúng ta đã nghiên cứu kĩ về tiến hoá nhỏ. Trong thuyết tiến hoá còn 1 vấn đề nữa mà hôm nay chúng ta sẽ đề cập đến để làm sáng tỏ sự phát sinh và phét tiển của toàn bộ sinh giới trên trái đất đó chính là TIẾN HOÁ LỚN
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
22’
8’
Hoạt động 1:
- Thế nào là tiến hoá lớn ?
- Thông qua KN chúng ta biết thời gian diễn ra quá trình tiến hoá lớn rất lâu dài, vậy người ta nghiên cứu tiến hoá lớn ntn
Yêu cầu HS quan sát hình 31.1 rút ra nhận xét về đặc điểm của sinh giới trên quan điểm của tiến hoá lớn
- Tại sao sinh giới lại ngày càng đa dạng ?
- Hãy kể tên các đơn vị phân loại trên loài mà em biết ?
- Tốc độ tiến hoá hình thành loài ở các nhóm sinh vật có giống nhau không ?
- Dựa vào sơ đồ hình 31.1 cho biết chiều hướng tiến hoá về mặt cấu trúc cơ thể của các nhóm sinh vật ?
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS đọc SGK làm sáng tỏ hơn về tiến hóa lớn
Nhớ lại kiến thức đã học trả lời
Suy nghĩ , dựa vào SGK trả lời
Quan sát , nhận xét
Suy nghĩ , trả lời
Dựa trên sơ đồ hình 31.1 trả lời về đặc điểm của sinh giới trên quan điểm của tiến hoá lớn
Kể tên: Loài – Chi – Bộ - Họ - Lớp – Ngành – Giới 
Suy nghĩ trả lời:
Khác nhau
Suy nghĩ giải thích chiều hướng tiến hoá về mặt cấu trúc cơ thể của các nhóm sinh vật 
Tự nghiên cứu nội dung SGK
I. Tiến hoá lớn và vấn đề phân loại thế giới sống :
 1. Khái niệm tiến hoá lớn :
 Là quá trình biến đổi trên qui mô lớn , trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài .
2. Đối tượng nghiên cứu :
 - Hoá thạch
 - Phân loại sinh giới thành các đơn vị dựa vào mức độ giống nhau về các đặc điểm hình thái , hoá sinh , sinh học phân tử .
3. Đặc điểm về sự tiến hoá của sinh giới :
- Các loài SV đều tiến hoá từ tổ tiên chung theo kiểu tiến hoá phân nhánh tạo nên sinh giới vô cùng đa dạng.
- Các nhóm loài khác nhau có thể được phân loại thành các nhóm phân loại : Loài – Chi – Bộ - Họ - Lớp – Ngành – Giới 
- Tốc độ tiến hoá hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau .
- Một số nhóm SV đã tiến hoá tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp . Một số khác lại tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể .
 II. Một số nghiên cứu thực nghiêm về tiến hoá lớn : SGK
- Năm 1988 Boraas và cộng sự làm thí nghiệm với tảo lục đơn bào Chlorella vulgaris
- Ruồi giấm
- Người và tinh tinh
4. Củng cố : 8’
- Hệ thống bài dạy
- Trả lời các câu hỏi cuối bài ở SGK
5. Dặn dò : 1’
- Học bài
- Trả lời các câu hỏi SGK và đọc trước bài 32 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinhcb12-tiet 26-33.doc