Giáo án Sinh học 12 cơ bản - THPT Dương Đình Nghệ

Giáo án Sinh học 12 cơ bản - THPT Dương Đình Nghệ

GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu toàn chương: Sau khi học xong chương này, học sinh cần phải nắm được:

- Thông tin được tổ chức thành các đơn vị di truyền (gen), các đặc điểm mã di truyền, cách thức truyền đạt thông tin.

- Sự điều hòa hoạt động gen. Các loại đột biến gen, đột biến NST - nguyên nhân, cơ chế phát sinh, cơ chế biểu hiện, hậu quả và ý nghĩa.

2. Mục tiêu bài học

2.1- Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải:

- Phát biểu được khái niệm gen, mô tả được cấu trúc chung của gen.

- Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền.

- Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả được các bước của quá trình nhân đôi ADn làm cơ sở cho sự tự nhân đôi NST.

2.2 - Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.

2.3 - Thái độ:

- Bảo vệ môi trường, bảo vệ động - thực vật quý hiếm.

 

doc 105 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 12 cơ bản - THPT Dương Đình Nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN V: 	DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I: 	CƠ CHẾ DI TRUYỀN
Ngày soạn: 15/08/2008	 Tiết 1
GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu toàn chương: Sau khi học xong chương này, học sinh cần phải nắm được:
- Thông tin được tổ chức thành các đơn vị di truyền (gen), các đặc điểm mã di truyền, cách thức truyền đạt thông tin.
- Sự điều hòa hoạt động gen. Các loại đột biến gen, đột biến NST - nguyên nhân, cơ chế phát sinh, cơ chế biểu hiện, hậu quả và ý nghĩa.
2. Mục tiêu bài học
2.1- Kiến thức:	Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
- Phát biểu được khái niệm gen, mô tả được cấu trúc chung của gen.
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền.
- Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả được các bước của quá trình nhân đôi ADn làm cơ sở cho sự tự nhân đôi NST.
2.2 - Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.
2.3 - Thái độ:
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ động - thực vật quý hiếm.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 1.1, 1.2 - SGK và bảng 1 - bảng mã di truyền SGK 
- Sơ đồ động cơ chế tự nhân đôi của ADN
- Mô hình cấu trúc không gian của ADN. Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit.
- Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.
III. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định tổ chức lớp:
 12A: .............................................. 12B: ........................................... 12C:........................................
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS: Mục I.1 SGK, hình ảnh 1 đoạn AND
® Thảo luận
- Gen là gì ? Cho ví dụ minh họa?
Mô hình cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học của ADN
HS: Mục I.2 SGK, hình 1.1 - SGK
® Thảo luận
- Mô tả cấu trúc chung của 1 gen cấu trúc?
- Chức năng của mỗi vùng ?
GV: Có nhiều loại như gen cấu trúc, gen điều hoà, gen vận hành 
HS: Mục II, bảng 1 - Bảng mã di truyền SGK SGK
® Thảo luận
- Mã di truyền là gì?
- Tại sao mã di truyền là mã bộ ba?
+ ADN chỉ có 4 loại Nu, Pr lại có 20 loại aa
+ Nếu 1 Nu mã hoá 1 aa thì có 41 = 4 tổ hợp chưa đủ để mã hoá cho 20 aa.
+ Nếu 2 Nu mã hoá 1 aa thì có 42 = 16 tổ hợp chưa đủ để mã hoá cho 20 aa.
+ Nếu 3 Nu mã hoá 1 aa thì có 43 = 64 tổ hợp, đủ để mã hoá cho 20 aa.
- Mã di truyền có những đặc điểm gì ?
HS: Mục III SGK. Xem mô hình động quá trình tự sao của ADN và quan sát H 1.2 - Sơ đồ minh họa quá trình nhân đôi ADN
® Thảo luận
- Sự nhân đôi ADN xảy ra chủ yếu ở đâu?
- Những thành phần tham gia vào quá trình tổng hợp ADN ?
- Các giai đoạn chính của quá trình tự sao ADN?
- Nguyên tắc của sự liên kết các Nu tự do với mạch gốc của gen và nguyên tắc của quá trình tự sao? Giải thích?
- Mạch ADN nào được tổng hợp liên tục, mạch nào tổng hợp từng đoạn ? Vì sao?
- Kết quả và ý nghĩa của sự tự nhân đôi của ADN?
I. Gen
1. Khái niệm
 - Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN.
- VD: Gen Hbα, gen tARN.
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc
- Gen cấu trúc có 3 vùng trình tự Nucleotid:
- Vùng điều hoà: Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động phiên mã.
- Vùng mã hoá: Mang thông tin mã hoá các aa.
- Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
II. Mã di truyền
1. Khái niệm
- Mã di truyền:Trình tự các Nu trong gen quy định trình tự các aa trong phân tử prôtêin
2. Đặc điểm
- Mã di truyền là mã bộ ba: 3 Nu kế tiếp nhau trên mạch gốc của gen mã hoá cho 1 aa hoặc làm nhiệm vụ kết thúc sự tổng chuỗi Polipeptit.
- Mã di truyền được đọc theo 1 chiều từ 5’ ® 3’
- Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 Nu, các bộ ba không gối lên nhau.
- Mã di truyền là đặc hiệu , không 1 bộ ba nào mã hoá đồng thời 2 hoặc 1 số aa khác nhau
- Mã di truyền có tính thoái hoá: mỗi aa được mã hoá bởi 1 số bộ ba khác nhau.
- Mã di truyền có tính phổ biến: Các loài sinh vật đều có một bộ mã di truyền.
III. Qúa trình nhân đôi của ADN
- Thời điểm: Trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào.
- Nguyên tắc: Bổ sung và bán bảo toàn.
- Diễn biến: 
+ Dưới tác động của ADN-polimeraza và 1 số enzym khác, ADN duỗi xoắn, 2 mạch đơn tách từ đầu đến cuối.
+ Cả 2 mạch ADN đều làm mạch gốc.
+ Mỗi Nu trong mạch gốc liên kết với 1 Nu tự do theo nguyên tắc bổ sung: A - T, G - X.
- Kết quả: 1 ADN mẹ → 2 ADN con.
- Ý nghĩa: Cơ sở cho NST tự nhân đôi, giúp bộ NST của loài giữ được tính đặc trưng và ổn định
4. Củng cố:	
 - Cấu trúc chung của các gen mã hóa Protein.
 - Đặc điểm của mã di truyền? Tại sao khi ADN tự nhân đôi, hai mạch ADN mới lại được tổng hợp liên tục và gián đoạn.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Đọc phần in nghiêng cuối bài.
 - Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. Chuẩn bị nội dung bài mới.
 - Tìm hiểu cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học, chức năng của ARN.
V. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/8/2008	 Tiết 2
PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:	Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
- Trình bày được cơ chế phiên mã (tổng hợp được mARN trên mạch khuôn ADN).
- Mô tả được quá trình sinh tổng hợp prôtein.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.
- Phát triển năng lực suy luận logic của học sinh.
3. Thái độ:
- HS có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 2.1 - 2.4 SGK. Sơ đồ khái quát quá trình dịch mã. Sơ đồ động cơ chế sao mã, dịch mã.
- Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.
III. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định tổ chức lớp:
 12A: .............................................. 12B: ........................................... 12C:........................................
2. Kiểm tra bài cũ: 	
- Mã di truyền là gì ? Vì sao mã di truyền là mã bộ ba?
- Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn thể hiện như thế nào trong cơ chế tự sao của ADN?
3. Bài mới: ADN - gen mang thông tin di truyền dưới dạng các mã bộ 3. Thông tin di truyền là thông tin về cấu trúc phân tử Protein tương ứng. Vậy làm thế nào mà phân tử Protein được tổng hợp và thể hiện chức năng của mình?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS: Mục I.1, hình 2.1 SGK
® Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- ARN có những loại nào? Chức năng mỗi loại?
Đặc điểm
mARN
tARN
rARN
Cấu trúc
Chức năng
HS: Sơ đồ động cơ chế sao mã
Hình 2.2 - Sơ đồ khái quát phiên mã
® Thảo luận
- Thành phần tham gia phiên mã?
- Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN?
- Nguyên tắc của quá trình phiên mã?
- Kết quả của phiên mã?
- Hiện tượng xảy ra khi kết thúc phiên mã?
- Mạch gốc gen: 3' - TAXTAGXXGTTT - 5'
→ Xác định trình tự Nu trên mARN?
Þ Phân tử prôtêin được hình thành ntn?
HS: - Sơ đồ động quá trình dịch mã
- Hình 2.3 - Sơ đồ cơ chế dịch mã
® Thảo luận
- Thành phần tham gia dịch mã?
- aa được hoạt hoá nhờ gắn với chất nào?
- Mục đích của việc gắn aa hoạt hoá với tARN?
- Vị trí tiếp xúc, gắn mARN với Ribosom? 
- Diễn biến giải mã, liên kết đặc trưng?
- Sự chuyển vị Ribosom kết thúc khi nào?
- Hiện tượng xảy ra ở chuỗi polipeptit sau khi đã tổng hợp xong?
- Một Ribosom trượt hết mARN tổng hợp được bao nhiêu phân tử prôtêin?
I. Phiên mã
1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN
- mARN: Làm khuôn cho dịch mã tổng hợp Pr.
- tARN: Mang aa tới Ribosom thực hiện giải mã
- rARN: Tham gia cấu tạo Ribosom
2. Cơ chế phiên mã
- Một đoạn ADN duỗi xoắn khi ARN-polimeraza bám vào vùng khởi đầu của gen ® gen tháo xoắn 2 mạch đơn tách nhau.
- Mạch mã gốc: Mạch có chiều từ 3' ® 5'
- ARN-polimeraza chạy dọc mạch gốc, các Nu trên mạch gốc của gen kết hợp với Nu tự do theo NTBS: A - U, G - X → Chuỗi Polinucleotit.
 - Ý nghĩa: Hình thành ARN - thành phần không thể thiếu trong quá trình dịch mã.
II. Dịch mã
1. Hoạt hoá a.a
- aa tự do gắn với ATP ® aa hoạt hóa.
- aa hoạt hóa liên kết với tARN tương ứng → phức hợp aa - tARN
2. Tổng hợp chuỗi polipeptit
- Mở đầu: SGK, Hình 2.3a - Sơ đồ dịch mã
- Kéo dài: SGK, Hình 2.3b - Sơ đồ dịch mã
- Kết thúc: SGK, Hình 2.3c - Sơ đồ dịch mã
4. Củng cố
- Mối liên hệ giữa ADN, ARN và Protein thể hiện qua các cơ chế nào?
 - Hình 2.4 - Sơ đồ hoạt động của Poliribosom. ® Thảo luận: Nếu có 10 Ribosom cùng trượt trên 1 phân tử mARN thì có bao nhiêu prôtêin được hình thành? Các loại Protein được tổng hợp?
→ Vai trò của Poliribosom trong quá trình dịch mã tổng hợp Protein?
- Trình tự các Codon/mARN: AUG UAX XXG XGA UUU → Xác định các bộ 3 mã gốc/ADN, các bộ 3 đối mã/tARN và các aa tương ứng (sử dụng bảng 1 - bảng mã di truyền).
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Đọc phần in nghiêng cuối bài.
 - Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. Chuẩn bị nội dung bài mới.
 - Tìm hiểu mô hình cấu trúc và sự điều hòa hoạt động của Operon - Lac.
V. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
............................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... 
Ngày soạn: 21/8/2008	 Tiết 3
ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:	Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
- Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hòa hoạt động gen.
- Tr ... ợc tích lũy trong đại dương, sông hồ 
- Nước mưa trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua sự thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
- Các biện pháp bảo vệ nguồn nước: Trồng rừng, chống ô nhiễm ...
III. Sinh quyển
- Sinh quyển: Toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.
- Các khu sinh học trong sinh quyển:
+ Khu sinh học trên cạn.
+ Khu sinh học nước ngọt.
+ Khu sinh học biển
4. Củng cố
- Trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh địa hóa trên trái đất?
- Trong mỗi chu trình sinh địa hóa có một phần vật chất trao đổi tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình. Hãy phân biệt hai phần đó và lấy ví dụ minh họa?
- Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Nêu cách khắc phục?
5. Hướng dẫn về nhà
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Tìm hiểu, chuẩn bị nội dung bài “Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái”.
V. Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/03/2009	 Tiết 48
DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI 
VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- Mô tả được một cách khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức học tập bộ môn và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 45.1 - 4, 43.1 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.
- Máy tính, máy chiếu và phiếu học tập.
III. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định tổ chức lớp
 12A: ......................................................................... 12B: ................................................................. 
 12C:.....................................................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ
- Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Nêu cách khắc phục?
- Hãy nêu các biện pháp sinh học nâng cao hàm lượng đạm trong đất nhằm cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS: Mục I.1, hình ảnh về sự phân bố năng lượng trên trái đất
® Thảo luận
- Nguồn năng lượng chủ yếu của hệ sinh thái?
- Nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố NLAS trên trái đất không đồng đều?
- Cây xanh có thể sử dụng ánh sáng nào để quang hợp?
HS: Mục I.2, hình 45.1-2 SGK
® Thảo luận
- Tóm tắt sơ đồ khái quát dòng năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng?
- Hãy giải thích vì sao càng lên bậc dinh dưỡng cao thì năng lượng càng giảm dần? 
HS: Hình 43.1 SGK
- Các sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái đó?
- Những sinh vật đóng vai trò quan trong trong việc truyền NL từ môi trường vô sinh và chu trình dinh dưỡng và ngược lại?
- Tóm tắt con đường truyền năng lượng trong hệ sinh thái?
HS: Mục II, hình 45.3 SGK
® Thảo luận
- Thế nào là hiệu suất sinh thái?
- Nguyên nhân dẫn tới sự tiêu hao năng lượng qua các bậc dinh dưỡng?
- Thế nào là hiệu suất sinh thái?
- Mức độ chuyển hoá năng lượng phụ thuộc yếu tố nào?
I. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
1. Phân bố năng lượng trên trái đất
- Nguồn năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất: Năng lượng ánh sáng mặt trời.
- NLAS phân bố không đều theo độ cao, theo vĩ độ và theo mùa. 
- NLAS phụ thuộc vào thành phần tia sáng.
- Sinh vật sản xuất sử dụng khoảng 0,2-0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ.
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao và giảm dần.
- Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ SVSX qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
II. Hiệu suất sinh thái
- Hiệu suất sinh thái: Tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
- Năng lượng thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải ...
- Năng lượng tích lũy sản sinh chất sống ở mỗi bậc dinh dưỡng khoảng 10% năng lượng nhận được từ bậc dinh dưỡng thấp liền kề.
 4. Củng cố
- Những nguyên nhân chính gây ra sự thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái?
- Tại sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo quá dài (không quá 6 mắt xích)?
5. Hướng dẫn về nhà
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Tìm hiểu, chuẩn bị nội dung bài thực hành “Quản lí, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”.
V. Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 12 co banTrinh.doc