Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Phần IV: Tiến hóa - Chương II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất - Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Phần IV: Tiến hóa - Chương II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất - Nguyễn Thị Ánh Tuyết

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được khái niệm hiện đại về nguồn gốc sự sống .

 - vẽ được sơ đồ 3 giai đoạn phát sinh và tiến hóa của sinh giới. So sánh được 3 giai đoạn

 - Phân tích được nội dung , kết quả , nhân tố tác động vào từng giai đoạn trong quá trình phát sinh sự sống: giai doạn TH hóa học, TH tiền hóa học.

 - giải thích được tại sao ngày nay, sự sống không thể hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.

 - Tìm hiểu về 1 số giả thuyết khác về sự xuất hiện CHC đầu tiên trên trái đất.

2. Kĩ năng: HS rèn luyện được các kĩ năng sau:

 - Phát triển kĩ năng lập sơ đồ thông qua hoạt động điền sơ đồ câm, hoạt động 1 với PHT.

- Phát triển kĩ năng so sánh thông qua bảng so sánh , hoạt động 3 với PHT.

- Phát triển kĩ năng hình thành khái niệm , hình thành giả thuyết khoa học

 3. Thái độ:

 HS tăng thêm lòng yêu khoa học và say mê nghiên cứu KH thông qua tìm hiểu các giai đoạn phát sinh sự sống , đặc biệt qua các thí nghiệm chứng minh cho quá trình này, nhen nhóm trong HS ý tưởng nghiên cứu , chứng minh các giả thuyết KH ; tìm hiểu về các giả thuyết khác về sư xuất hiện CHC đầu tiên .

II. Chuẩn bị :

- GV: + Màn hình máy chiếu, máy vi tính

 + Hình 30 SGK

 + PHT

- HS: +Nghiên cứu trước bài.

 

doc 14 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1258Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Phần IV: Tiến hóa - Chương II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất - Nguyễn Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN 
CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT.
Ngày soạn: 2 / 2 / 2011
Tiết 34 – Bài 32: 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Nêu được khái niệm hiện đại về nguồn gốc sự sống .
	- vẽ được sơ đồ 3 giai đoạn phát sinh và tiến hóa của sinh giới. So sánh được 3 giai đoạn
	- Phân tích được nội dung , kết quả , nhân tố tác động vào từng giai đoạn trong quá trình phát sinh sự sống: giai doạn TH hóa học, TH tiền hóa học.
	- giải thích được tại sao ngày nay, sự sống không thể hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.
	- Tìm hiểu về 1 số giả thuyết khác về sự xuất hiện CHC đầu tiên trên trái đất.
2. Kĩ năng: HS rèn luyện được các kĩ năng sau:
	- Phát triển kĩ năng lập sơ đồ thông qua hoạt động điền sơ đồ câm, hoạt động 1 với PHT.
- Phát triển kĩ năng so sánh thông qua bảng so sánh , hoạt động 3 với PHT.
- Phát triển kĩ năng hình thành khái niệm , hình thành giả thuyết khoa học
	3. Thái độ:
	HS tăng thêm lòng yêu khoa học và say mê nghiên cứu KH thông qua tìm hiểu các giai đoạn phát sinh sự sống , đặc biệt qua các thí nghiệm chứng minh cho quá trình này, nhen nhóm trong HS ý tưởng nghiên cứu , chứng minh các giả thuyết KH ; tìm hiểu về các giả thuyết khác về sư xuất hiện CHC đầu tiên .
II. Chuẩn bị :
- GV: + Màn hình máy chiếu, máy vi tính 
 + Hình 30 SGK 
 + PHT
- HS: +Nghiên cứu trước bài.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp(1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	- Tóm tắt thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại? Quan niệm hiện đại về nguồn gốc cảu các loài SV như thế nào?
Từ phần trả lời của HS à Các loài SV ngày nay đều có chung nguồn gốc.
GV nêu vấn đề: Vậy loài tổ tiên , nguồn gốc của muôn loài có từ đâu?
(HS có thể trình bày theo nhận thức về nguồn gốc của muôn loài theo chủ nghĩa duy tâm hoặc duy vật).
GV giới thiệu: Bài hôm nay chúng ta sẽ có câu trả lời thảo đáng cho vấn đề này.
	3. Bài mới: 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
(12’)
(18’)
 (5’)
HĐ 1. Tiến hóa hóa học:
 Yêu cầu HS đọc SGK phần TH hóa học, thảo luận nhóm và điền đầy đủ nội dung vào PHT 1 
 Yêu cầu đại diện trình bày, cả lớp nhận xét.
 Thống nhát đáp án.
(Đáp án PHT số 1)
- Thế nào là TH hóa học?
- Những nhân tố nào tác động lên quá trình này?
- Sự tổng hợp các CHC theo cơ chế hóa học được diễn ra theo qui luật nào?
- Sự xuất hiện cơ chế tự sao và dịch mã được giải thích như thế nào? 
- Những giai đoạn nào trong qus trình tiến hóa Hóa học chưa được chứng minh , mới chỉ là giả thuyết?
- Trong điều kiện trái đất như hiện nay, liệu các HCHC có thể được hình thành từ các HCVC không? Tại sao?
- Vậy ngày nay , quá trình phát sinh sự sống diễn ra theo phương thức nào?
 * Chuyển ý: Từ các CHC, sự sống đã được hình thành như thế nào?
HĐ 2. Tiến hóa tiền Sinh học:
- Dựa vào sơ đồ 3 giai đoạn chủ yếu : TH hóa học , TH tiền sinh học và TH sinh học trong quá trình phát sinh và tiến hóa của sinh giới , hãy hình thành khái niệm TH tiền sinh học?
 Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
- TH tiền sinh học gồm những sự kiện quan trọng nào?
- Coaxecva là gì? Nêu đặc điểm của Coaxecva?
- Coaxecva đã được gọi là SV chưa ?
- Để trở thành 1 cơ thể sống độc lập có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống thì Coaxecva cần có thêm những yếu tố và đặc tính nào ?
 Yêu cầu HS đọc SGK phần II, sắp xếp các sự kiện của giai đoạn TH tiền SH và ý nghĩa của các sự kiện đó trong giai đoạn này vào PHT1
 - Người ta đã chứng minh luận điểm này như thế nào? 
- Giai đoạn này chịu tác động của những nhân tố nào? 
HĐ 3. Củng cố: 
 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng: Các giai đoạn trong quá trình hình thành sự sống.
 Hướng dẫn HS hoàn thành nội dung PHT.
 HS đọc SGK phần TH hóa học, thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung PHT 1.
 Đại diện trình bày, cả lớp bổ sung à thống nhất.
 Lĩnh hội kiến thức.
à khái niệm TH hóa học.
à Các nhân tố tác động đến TH hóa học.
à Phương thức TH hóa học.
 HS nghiên cứu SGK à Trả lời: 
à giai đoạn Phức hợp các đại phân HC tử có thể tự sao và dịch mã
à không. Vì đk tự nhiên ngày nay khác hẳn so với trái đất thời nguyên thủy. Nếu tại nơi nào đó CHC được tạo thành ngoài cơ thể sống thì nó lập tức bị các VK phân hủy hay bị oxy hóa tự do trong không khí.
à theo phương thức sinh học trong cơ thể.
 HS Dựa vào sơ đồ 3 giai đoạn chủ yếu à khái niệm TH tiền sinh học
 HS nghiên cứu SGK trả lời
à 4 sự kiện quan trọng.
à Coaxecva có bản chất là protein và axit nucleic. Coaxecva có đặc tính sơ khai của sự sống: có khả năng tăng kích thước (ST-PT) và duy trì cấu trúc tương đối ổn định (sinh sản) trong dung dịch.
à chưa, mặc dù nó đã có những dấu hiệu của sự sống → nó chỉ là mầm sống của những thể sống đầu tiên .
à cần có thêm cấu trúc màng và enzim, cơ chế tự sao chép
 HS đọc SGK phần II, thảo luận nhóm để hoàn thành PHT 1
 Đại diện trình bày, cả lớp nhận xét .
 Lĩnh hội kiến thức.
à các nhân tố vật lí, hóa học, và nhân tố sinh học (CLTN)
 HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng
 Sự sống trên trái đất được phát sinh và phát triển qua các giai đoạn : TH hóa học, TH tiền SH, THSH.
I. Tiến hóa hóa học:
- Khái niệm: Là quá trình tổng hợp các HC HC từ các CVC bằng các phản ứng hóa học.
- Các nhân tố tác động:
+ Nhân tố hóa học: các chất khí trong khí quyển nguyên thủy (CH4, NH3, H2, hơi nước)
+ Nhân tố vật lí: Các nguồn năng lượng tự nhiên: Bức xạ nhiệt của mặt trời, tia tử ngoại, sự phóng điện trong khí quyển, hoạt động của núi lửa, sự phân rã các nguyên tố phóng xạ 
+ CLTN: Chọn lọc ra phức hợp các phân tử có khả năng sao chép và dịch mã.
- Phương thức TH hóa học diễn ra theo qui luật : Từ các CVC à CHC đơn giản à CHC phức tạp (những đại phân tử) à những hệ đại phân tử (nhờ các phản ứng trùng ngưng) à Phức hợp các đại phân HC tử có thể tự sao và dịch mã
II. Tiến hóa tiền Sinh học:
- TH tiền sinh học là giai đoạn các đại phân tử tập hợp lại và tương tác với nhau trong 1 hệ thống mở hình thành nên những TB sơ khai .
- TH tiền sinh học gồm 4 sự kiện quan trọng: sự tạo Coaxecva, xuất hiện lớp màng, xuất hiện các enzim, xuất hiện cơ chế tự sao chép. 
+ Sự xuất hiện giọt Coaxecva (TB nuyên thủy): Coaxecva có bản chất là protein và axit nucleic, có khả năng tăng kích thước (ST-PT) và duy trì cấu trúc tương đối ổn định (sinh sản) trong dung dịch.
+ xuất hiện lớp màng, xuất hiện các enzim: Tách biệt TB sơ khai với MT, giúp TB sơ khai TĐC theo phương thức SH.
+ xuất hiện cơ chế tự sao chép: giúp tạo ra những dạng sống giống chúng và di truyền những đặc điểm đó cho các thế hệ sau theo phương thức SH
- CLTN tác động lên các TB sơ khai: chọn lọc, giư lại những TB sơ khai có khả năng phân chia, duy trì ổn định thành phần hóa học 
Các sự kiện
Vai trò
(đáp án là phần ND bài ghi)
- Những TB nguyên thủy sau khi được hình thành thì quá trình TH sinh học tiếp diễn nhờ các nhân tố tiến hóa (BD, DT, CLTN) tạo ra các loài SV ngày nay
	4. Dặn dò(2’) 
	- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
	- Nghiên cứu trước bài “ Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất”
	- Hoàn thành bảng phụ các câu hỏi GV cho HS về nhà thảo luận theo nhóm chuẩn bị cho tiết sau. ( GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi trước cho từng nhóm, phát vào cuối giờ học )
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 5 / 2 / 2011
Tiết 35– Bài 33: 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Nêu được khái niệm hóa thạch và sự hình thành hóa thạch, từ đó rút ra ý nghĩa của hóa thạch trong việc nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vât và lịch sử của vỏ trái đất .
	- giải thích được những biến đổi về địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển trên trái đất như thế nào?
	- Trình bày được dặc điểm địa lí , khí hậu của trái đất qua các kỉ địa chất và những đặc điểm của các loài SV điển hình qua các kỉ và đaị địa chất
	- nêu được các nạn tuyệt chủng xảy ra trên trái đất và ảnh hưởng của chúng đối với sự tiến hóa của sinh giới .
	2. Kĩ năng: HS rèn luyện được các kĩ năng sau:
	- Phát triển kĩ năng đọc bảng hệ thống .
- Phát triển kĩ năng hình thành thiết lập mối quan hệ nhân quả thông qua việc chứng minh TH của sinh giới có quan hệ chặt chẽ với sự thay đổi các đk vô cơ , hữu cơ trên trái đất.
	3. Thái độ:
	Giáo dục HS có ý thức gìn giữ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên và ý thức gìn giữ bảo vệ môi trường, tránh sự tuyệt chủng của các loài SV.
II. Chuẩn bị :
- GV: + Màn hình máy chiếu, máy vi tính 
 + Bảng 33 SGK 
 + PHT
- HS: +Nghiên cứu trước bài.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp(1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Viết sơ đồ tóm tắt giai đoạn TH hóa học . Ngày nay , sự sống có còn được hình thành từ CVC theo phương thức hóa học nữa không?
- Trình bày các sự kiện chính trong TH tiền sinh học?
	3. Bài mới: 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
(10’)
(20’)
(6’)
HĐ 1. Hóa thạch và sự hình thành hóa thạch:
 GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh về di tích hóa thạch .
Hóa thạch là gì?
 Thường gặp những loại hóa thạch nào?
 GV yêu cầu HS đọc phần 2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Từ hóa thạch chứa trong các lớp đất đá, tại sao có thể suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của SV?
- Căn cứ vào tuổi của các lớp đất chứa hóa thạch, tại sao có thể xác định được tuổi hóa thạch vào ngược lại?
- Để tính tuổi hóa thạch, người ta phải căn cứ vào các lớp đất chứa hóa thạch hoặc ngược lại. Vậy, có những phương pháp nào để tính tuổi các lớp đất và hóa thạch?
- Nêu các ví dụ chứng minh hóa thạch là tài liệu có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử hình thành vỏ trái đất?
- Khi các hóa thạch được xắp xếp theo 1 trật tự lịch sử, có thể rút ra các kết luận gì về lịch sử phát triển của sinh giới?
HĐ 2. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất:
* Chuyển ý: Lịch sử phát triển của trái đất rất dài, hàng triệu năm. Để nghiên cứu được thuận lợi, người ta đã phân chia lịch sử quả đất thành các giai đoạn – các đại địa chất.
 GV treo hình 33.1, 33.2 SGV, yêu cầu HS:
- Liệt kê các phiến kiến tạo chính trên trái đất?
- Trình bày các sự kiện xảy ra tại vùng giáp ranh giữa các phiến kiến tạo khi chúng va chạm vào nhau?
- Mô tả sự biến đổi của bản đồ các châu lục qua các giai đoạn trôi dạt lục địa?
- Sự trôi dạt lục địa à ảnh hưởng như thế nào đến sự tồn tại và phát triển của các loài SV trên trái đất?
 Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 33 SGK, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
- Để phân định các mốc thời gian địa chất, phải căn cứ vào các yếu tố nào?
- Tại sao phải căn cứ vào các yếu tố đó?
 Yêu cầu HS trao đổi nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
- Môi trường ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của SV trong đại thái cổ và đại nguyên sinh? Vì sao sựu sống xuất hiện và vẫn tập trung ở dưới nước?
- Sinh vật tác động đến môi trường sống như thế nào?
- Đặc điểm quan trọng , nổi bật của sự phát triển SV trong đại cổ sinh là gì?
- Đặc điểm phát triển của SV ở kỉ Cambri và Xilua đã làm môi trường sống biến đổi như thế nào? Kết luận gì về mối quan hệ giữa môi trường với thành phần SV trong quá trình phát sinh sự sống?
- Tại sao TV lên cạn hàng loạt ở kỉ Xilua?
- Giải thích nguyên nhân xuất hiện của lưỡng cư ở kỉ Đêvon?
- Vì sao kỉ than đá có lớp than đá dày?
- Sự sinh sản bằng hạt có ưu thế gì so với các hình thức sinh sản khác?
- Vì sao bò  ...  dạng, trong thân có mạch dẫn, có hoa, có hình thức sinh sản TH và phức tạp nhất, ít phụ thuộc vào môi trường nước, QH ở ánh sáng mạnh, noãn được bảo vệ trong bầu, hạt được bảo vệ trong quả.
à cây hạt trần và BS.
à Khí hậu ấm, khô, ôn hòa , cuối kỉ lạnh → Cây hạt kín phát triển mạnh → sâu bọ ăn lá hoa, phấn hoa, mật hoa phát triển → thú ăn sâu bọ phát triển → thú ăn thịt phát triển.
à Do diện tích rừng bị thu hẹp, 1 số vượn người rút vào rừng, 1 số khác xuống đất và xâm chiếm các vùng đất trống → tổ tiên loài người.
 Các nhóm thảo luận các vấn đề được phân công.
 Đại diện trình bày, cả lớp nhận xét, lĩnh hội kiến thức.
I. Hóa thạch và sự hình thành hóa thạch:
1. Hóa thạchlà gì?
- Hóa thạch là di tích của SV sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.
- Có 3 loại hóa thạch:
+ Hóa thạch là những xác nguyên vẹn.
+ Hóa thạch bằng đá (khuôn trong).
+ Hóa thạch dưới dạng dấu vết ( khuôn ngoài)
2. Vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới:
Ý nghĩa của hóa thạch: 
+ Cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới:
* Căn cứ vào các lớp đất chứa hóa thạch, có thể xác định được tuổi hóa thạch và ngược lại.
* Từ tuổi hóa thạch chứa trong các lớp đất đá , có thể suy ra lịch sử xuất hiện , phát triển, diệt vong của SV và mối quan hệ giữa các loài.
+ Để xác định tuổi các lớp đất và hóa thạch, người ta phân tích các đồng vị phóng xạ (14C, 238U) trong hóa thạch hoặc đất đá. Căn cứ vào thời gian bán rã của 1 chất đồng vị phóng xạ nào đó có trong hóa thạch.
+ Thời gian bán rã là thời gian (số năm) qua đó 50% lượng chất phóng xạ ban đầu bị phân rã.
Ví dụ:
14C t/g bán rã = 5730 năm.
238U t/g bán rã = 4,5 tỉ năm.
à Hóa thạch là tài liệu có ý nghĩa trong việc nghiên cứu lịch sử hình thành vỏ quả đất.
II. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất:
 1. Hiện tượng trôi dạt lục địa:
- Lớp vỏ trái đất không phải là 1 khối thông nhất mà được chia thành những vùng riêng biệt được gọi là các phiến kiến tạo. 
- Các lớp phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động. Hiện tượng di chuyển của các lục địa như vậy được gọi là hiện tượng trôi dạt lục địa:
 Siêu lục địa à lục địa bắc và lục địa nam à các lục địa như ngày nay.
 Hiện nay các lục địa vẫn đang trôi dạt.
- Hiện tượng trôi dạt lục địa + quá trình tạo núi lửa à thay đổi rất mạnh đk khí hậu của trái đất à những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới.
 2. SV trong các đại địa chất:
( Bảng 33 SGK)
- Sự sống hình thành qua 5 đại: đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh và đại tân sinh.. Ở mỗi đại có những đặc điểm địa chất khí hạu và sinh vật có những nét đặc trưng:
* Đại thái cổ: Sự sống bắt nguồn từ dưới nước, có cấu trúc đơn giản nhất.
* Đại nguyên sinh: sự sống phát triển chủ yếu dưới nước. Xuất hiện tảo và các DDV vật và SV nhân thực cổ nhất.
* Đại cổ sinh: Gồm 5 kỉ:
+ Kỉ Cambri: sự sống phát triển chủ yếu dưới nước, phát sinh các ngành ĐV, phát triển mạnh, đa dạng, tôm 3 lá chiếm ưu thế.
+ Kỉ Ocđôvic : Phát sinh TV. Tảo biển ngự trị. Tuyệt diệt nhiều SV .
+ Kỉ Xilua: Có sự hình thành tầng Ôzôn. Cây có mạch và ĐV lên cạn (xuất hiện quyết trần – TV ở cạn đầu tiên, nhền nhện – ĐV không xương sống ở cạn đầu tiên).
+ Kỉ Đêvôn : Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
+ Kỉ than đá: Dương xỉ phát triển mạnh. TV có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
+ Kỉ Pecmi: Phân hóa bò sát. Phân hóa côn trùng. Tuyệt diệt nhiều ĐV biển.
* Đại trung sinh: Gồm 3 kỉ
+ Kỉ Tam điệp: TV hạt trần phát triển mạnh. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển mạnh. Phát sinh thú và chim.
+ Kỉ Jura: Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim.
+ Kỉ phấn trắng: Xuất hiện TV có hoa. Tiến hóa ĐV có vú. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều SV kể cả bò sát cổ.
* Đại tân sinh: Gồm 2 kỉ
+ Kỉ Đệ tam: Phát sinh các nhóm linh trưởng. Cây có hoa ngự trị. Phân hóa các lớp thú, chim , côn trùng.
+ Kỉ Đệ tứ: Xuất hiện loài người, TV hạt kín chiếm ưu thế, ĐV đa dạng có bộ mặt giống với ngày nay.
4. Dặn dò: (1’)
- Học bài , trả lời câu hỏi SGK.
- Nghiên cứu trước bài “Sự phát sinh loài người”
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 20 / 2 / 2011
Tiết 36 – Bài 34: 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Nêu được các đặc điểm giống nhau giữa người hiện dại với các loài linh trưởng hiện đanng sinh sống .
	- giải thích được những đặc điểm thích nghi dặc trưng của loài người.
	- giải thích được quá trình hình thành loài ngừoi Homo sapiens qua các loài trung gian chuyển tiếp.
	- giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa đối với sự phát sinh phát triển loài người. Mối quan hẹ giữa TH SH với tiến hóa văn hóa.
	- giải thích được tại sao con người ngày nay lại là nhân tố quan trọng quyết định đến sự TH của các loài khác. Nêu được trách nhiệm của HS đối việc phòng chông s các nhân tố XH tác động xấu đến con người và XH loài người.
	2. Kĩ năng: HS rèn luyện được các kĩ năng sau:
	- Phát triển kĩ năng so sánh .
- Phát triển kĩ năng hình thành thiết lập mối quan hệ nhân quả thông qua mối quan hệ giữa 2 quá trình TH SH và tiến hóa văn hóa.
- Phát triển kĩ năng đọc và giải thích sơ đồ.
	3. Thái độ:
	Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm về vai trò của con người trong thế giới sống hiện nay, ý thức phòng chống các nhân tố XH tác động xấu đến con người và XH loài người.
II. Chuẩn bị :
- GV: + Màn hình máy chiếu, máy vi tính 
 + Bảng 34.1, 2 SGK 
 + PHT
- HS: +Nghiên cứu trước bài.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp(1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Tóm tắt trình tự phát sinh , phát triển và diệt vong của các nghành , lớp chính của TV , ĐV qua các đại địa chất? giải thích nguyên nhân sự phát sinh , phát triển và diệt vong của 1 số ngành , lớp chính theo quan niệm hiện đại?
- Sự kiện nổi bật nhất trong đaị tân sinh là gì?
	3. Bài mới: 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
(10’
 (10’)
13’
5’
HĐ 1. Qúa trình phát sinh loài người hiện đại :
Yeu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát 1 số hình ảnh minh họa về bằng chứng chứng tỏ về nguồn gốc ĐV của con người. như bằng chứng:
- phôi sinh học.
- NST..
- Bảng 34 SGK.
à Từ các bằng chứng này , em rút ra kết luận gì về mối quan hệ họ hàng giữa con người với ĐV? Kể tên những loài ĐV có quan hệ họ hàng gần gũi với con người?
 - Có kết luận gì về mối quan hệ họ hàng giữa con người ngày nay với Vượn ngày nay?
- Vai trò của việc đứng thẳng bằng 2 chân trong quá trình tiến hóa phát sinh loài người?
- Tại sao răng người không thô như răng vượn hóa thạch?
HĐ 2. Các dạng người hóa thạch và quá trình hình thành loài người: 
 Yêu cầu HS nghiên cứu hình 34.2 SGK để trả lời các câu hỏi sau:
Liệt kê thứ tự xuất hiện 8 loài trong chi Homo.
Loài nào tồn tại lâu nhất?
Những loài nào đã bị tuyệt chủng? Thời gian tồn tại của những loài này?
Loài người ngày nay được phát sinh từ loài tổ tiên nào, tại địa điểm nào trên trái đất?
Chuyển ý: 
- Những nhân tố nào chi phối quá trình phát sinh loài người?
à Loài người cũng là 1 loài SH nên cũng tuân theo các qui luật tiến hóa như những loài SV khác, cũng chịu sự chi phối của các nhân tố SH (Biến dị di truyền, CLTN) . Về tác động của các nhân tố SH trong quá trình phát sinh loài người ( còn gọi là TH SH) chúng ta đã nghiên cứu ở những phần trước
 Mặt khác con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là sản phẩm của XH, do đó con người con người còn còn chịu sự tác động của các nhân tố XH ( TH văn hóa), chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở mục II .
HĐ 3. Người hiện nay và sự tiến hóa văn hóa:
 Yêu cầu HS đọc SGK phần II, kết hợp với các kiến thức của HS để hoàn thành bảng so sánh tiến hóa SH và TH văn hóa . Mối quan hệ giữa 2 quá trình tiến hóa?
 * GV mở rộng: TH SH được di truyền theo chiều dọc qua các thế hệ, còn tiến hóa văn hóa được truyền theo chiều ngang từ người này sang người khác trong XH thông qua ngôn ngữ và chữ viết 
HĐ 4. Củng cố:
 GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
- Đi thẳng bằng 2 chân đã đem lại cho loài vượn người những ưu thế TH gì?
- Loài người hiện đại (H. sapiens) đã tiến hóa qua các loài trung gian nào?
- Phân biệt TH SH với TH VH?
- Những đặc điểm thích nghi nào giúp con người có khả năng tiến hóa văn hóa?
- Giải thích tại sao người hiện đại là 1 nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến hóa của các loài khác? 
 HS nghiên cứu SGK, quan sát 1 số hình ảnh minh họa, nhớ lại kiến thức cũ ở bài 24
à Chứng tỏ về nguồn gốc ĐV của con người.
 Tinh tinh (Vượn người ngày nay ) – gôrrila – đười ươi 
 HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm 
à Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người, người và vượn người ngày nay là 2 nhánh phát sinh của 1 gốc chung nhưng theo 2 hướng tiến hóa khác nhau, trong đó người tiến hóa cao hơn.
à TN với hình thức di chuyển trên mặt đất, giải phóng 2 tay để cầm nắm dụng cụ lao động.
à con người ăn TĂ chín và tinh hơn → răng nhỏ và gọn hơn.
 HS nghiên cứu hình 34.2 SGK , thảo luận nhóm à thống nhất:
- (SGK)
- H. erectus.
- (SGK)
- HS nhận PHT điền dầy đủ thông tin.
 (Nội dung là đáp án PHT1)
 HS sử dụng kiến thức cũ 
à 
+ Biến dị di truyền, CLTN.
+ Văn hóa, xã hội
 HS đọc SGK phần II, kết hợp với các kiến thức cũ , thảo luận nhóm 
à Hoàn thành PHT – 2.
à Mối quan hệ giữa 2 quá trình tiến hóa.
 HS sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi.
 Cả lớp nhận xét và hoàn thiện.
I. Qúa trình phát sinh loài người hiện đại :
1. Bằng chứng về nguồn gốc ĐV của loài người:
- Khoa học ngày nay đã có những bằng chứng chứng tỏ về nguồn gốc ĐV của con người.
- Loài người có quan hệ họ hàng với 1 số loài vượn trong bộ linh trưởng.
2. Các dạng người hóa thạch và quá trình hình thành loài người:
- Loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là H.habilis (người khéo léo), sau đó TH thành nhiều loài khác trong đó có H. erectus (người đứng thẳng), từ người H. erectus hình thành nên loài người hiện nay - H. sapiens (người thông minh) .
- Trong chi Homo đã phát hiện hóa thạch 8 loài khác nhau, nhưng chỉ có duy nhất loài người hiện nay còn tồn tại.
II. Người hiện nay và sự tiến hóa văn hóa:
(Nội dung là đáp án PHT2)
- Mối quan hệ giữa 2 quá trình: Tiến hóa sinh học diễn ra trước, làm tiền đề cho tiến hóa văn hóa xã hội.
4. Dặn dò: (1’)
- Đọc phần “Em có biết” để có thêm kiến thức về sự tiến hóa của loài người
- Ôn tập toàn bộ kiến thức phần chương I và chương II chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 22 / 2 / 2011
Tiết 37: 
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra kiến thức phần Tiến hóa.
	- Phát triển kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm
	- Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm về vai trò của con người trong thế giới sống hiện nay
	- Giáo dục tính trung thực, độc lập trong quá trình làm bài.
II. Chuẩn bị :
- GV: + Đề và đáp án chi tiêt 
- HS: +ôn tập toàn bộ kiến thức phần tiến hóa.
III. Tiến trình dạy học:
	1. Ổn định lớp(1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
GV phát đề cho HS , nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc
	3. Kết quả :
 điểm
 Lớp
điểm 1
điểm 2
điểm 3
điểm 4
điểm 5
điểm 6
điểm 7
điểm 8
điểm 9
điểm 10
12
12
12
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docchương 2 - 12 - Sự phát sinh và phát triển của sự sống.doc