Giáo án Sinh học 12 cơ bản kì 2 - Trường THPT Tán Kế

Giáo án Sinh học 12 cơ bản kì 2 - Trường THPT Tán Kế

Bài 35

MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I. Mục tiêu:

 Sau khi học xong bài này HS cần.

1 Về kiến thức

 * Cơ bản.

 - Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật,các loại môi trường sống

 - Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và huuwx sinh của môi trường tới đồi sống sinh vật.

 - Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái ,cho ví dụ

 - Nêu được khái niệm ổ sinh thái,phân biệt nơi ở với ổ sinh thái,lấy ví dụ minh họa.

 - Rèn luyện được kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

 * Trọng tâm:

 - Khái niệm, phân biệt hai nhóm nhân tố vô sinh và hữu sinh.

 

doc 43 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2838Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 12 cơ bản kì 2 - Trường THPT Tán Kế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:24	Ngày soạn: ......../......./ 2010
Tiết: 37	
Bài 35
MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Mục tiêu:
	Sau khi học xong bài này HS cần.
1 Về kiến thức
	* Cơ bản.
	- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật,các loại môi trường sống
	- Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và huuwx sinh của môi trường tới đồi sống sinh vật.
	- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái ,cho ví dụ
	- Nêu được khái niệm ổ sinh thái,phân biệt nơi ở với ổ sinh thái,lấy ví dụ minh họa.
	- Rèn luyện được kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
	* Trọng tâm:
	- Khái niệm, phân biệt hai nhóm nhân tố vô sinh và hữu sinh.
2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp ở HS
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
II.Chuẩn bị:
1. GV
 	- Tranh phóng to hình 35.1,35.2
	- Sưu tầm tư liệu về các loại môi trường sống của sinh vật và ổ sinh thái.
2. HS
	- Đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà.
	- Sưu tầm tư liệu về các loại môi trường sống của sinh vật và ổ sinh thái.
IV.Tiến trình lên lớp
 1.Ổn định lớp: 1/
 2.Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới:
Ho¹t ®éng cña thµy vµ trß
Néi dung kiÕn thøc
Hoạt động 1: 10
Gv:Treo hình ảnh cây trên đồi vấn đáp hs:
H?: Theo em có những yếu tố nào tác động đến cây?tác động đó ảnh hưởng tới cây như thế nào?
H?: Những yếu tố bao quanh cây ,ảnh hưởng tới cây gọi là môi trường.Vậy môi trường sống của sinh vật là gì?
H?: Gồm các loại môi trường nào?
GV.
- Các yếu tố bao quanh sinh vật gọi là nhân tố sinh thái.Vậy có những nhóm nhân tố sinh thái nào?
- Nhân tố vô sinh gồm những loại nào?
- Nhân tố hữu sinh bao gồm các nhân tố nào?
- Trong các nhân tố trên nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất tới sinh vật?vì sao?
- Mở rộng: Tại sao con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh vật ?
- HS thảo luận và trả lời
Hoạt động 2: 15/
GV:
- Giới hạn sinh thái là gì?Thế nào là khoảng thuận lợi,khoảng chống chịu?
- Hãy nêu thêm một số ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật?
- Vẽ đồ thị giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi của Việt Nam?
- Tìm hiểu giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa gì?
Gv:Đưa một ví dụ:Trên cùng một cây,có nhiều loài chim sinh sống ở độ cao khác nhauàcây xem là nơi ở của sinh vật nhưng mỗi bộ phận của cây có một loài sinh sống riêngàổ sinh thái.Vậy ổ sinh thái là gì?
- so sánh ổ sinh thái và nơi ở?Nêu ví dụ?
- ổ sinh thái không chỉ là nơi ở mà là cách sinh sống của loài đó:ví duàkiếm ăn bằng cách nào,ăn mồi nào?kiếm ăn ở đâu?
- theo em tại sao nhiều loài sống chung với nhau trong cùng một khu vực mà không cạnh tranh nhau?
Nêu ví dụ?tìm hiểu về ổ sinh thái có ý nghĩa gì?
- HS thảo luận và trả lời
* Liên hệ: Vì sao trong ao nuôi cá người ta có thể thả nhiều loài cá khác nhau? Điều này có lợi ntn ?
Hoạt động 3: 5/
GV:Yêu cầu h/s quan sát tranh và rút ra đặc điểm thích nghi của sinh vật với ánh sáng?
- Hãy nêu ví dụ và giải thích :nhiệt độ ảnh hưởng tới kích thước cơ thể?
- yêu câu học sinh lấy them ví dụ và trả lời câu hỏi lệnh sgk?
I.MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
1.Khái niệm và phân loại môi trường
 a.Khái niệm
 Môi trường sống cuả sinh vật là bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật,có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự tồn tại , sinh trưởng ,phát triển và mọi hoạt động của sinh vật.
b.Phân loại
- Môi trường nước
- Môi trường đất
- Môi trường sinh vật
2.Các nhân tố sinh thái
* KN: NTST là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc giàn tiếp đến đời sống sinh vật.
a.Nhân tố sinh thái vô sinh:(nhân tố vật lí và hóa học)khí hậu,thổ nhưỡng ,nước và địa hình
b.Nhân tố hữu sinh:vi sinh vật,nấm,động vật,thực vật và con người.
II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI 
 1.Giới hạn sinh thái:là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
- Khoảng thuận lợi:là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho sinh vật sinh thực hiện các chức năng sống tốt nhất
- Khoảng chống chịu:khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.
 2.Ổ sinh thái:Là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể của loài.
 - Ổ sinh thái gồm:ổ sinh thái riêng và ổ sinh thái chung
+ Sinh vật sống trong một ổ sinh thái nào đó thì thường phản ánh đặc tính của ổ sinh thái đó thong qua những dấu hiệu về hình thái của chúng
 - Nơi ở:là nơi cư trú của một loài
III. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG 
 1.Thích nghi của sinh vật với ánh sáng
-Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường.
 Có hai nhóm cây chính:cây ưa sáng và cây ưa bóng
- Động vật:dùng ánh sáng để định hướng,hình thành hướng thích nghi:ưa hoạt động ban ngày và ưa hoạt động ban đêm.
 2.Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ
 a.Quy tắc về kích thước cơ thể:Động vật đẳng nhiệt vùng ôn đới có kích thước > động vật cùng loài ở vùng nhiệt đới
b.Quy tắc về kích thước các bộ phận tai ,đuôi, chi
4.Củng cố: 
	- yêu cầu học sinh đọc kết bài và trả lời câu 5 trang155
5. HDVN: 
	- Học bài cũ và xem bài mới
v .Rót kinh nghiÖm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tuần: 25	Ngày soạn: ......../......./ 2010
Tiết : 38
Bài 36. QUẦN THỂ SINH VẬT
 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. Mục tiêu
	Sau khi học xong bài này HS cần
1. Về kiến thức : 
	* Cơ bản
	-Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật,lấy được ví dụ minh họa vè quần thể
	-Nêu được các mối quan hệ:hỗ trợ,cạnh tranh trong quần thể ,lấy được ví dụ minh họa và nêu được nguyên nhân và ý nghĩa sinh thái của mối quan hệ đó.
	* Trọng tâm: QXSV, quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức
3. Thái độ: Giáo dục ya thức bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị
1. GV
	- Tư liệu về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài.
	- Tranh phóng to hình 36.1-4 SGK
2. HS
	- Sưu tầm tư liệu về mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh giữa các cá thể trong QT.
IV. Tiến trình lên lớp.
	1.Ổn định lớp: 1/
	2. KT Bài cũ: 5/
	nêu một số ví dụ nêu lên mối tương quan giữa sinh vật với môi trường?phân biệt nơi ở và ổ 	sinh thái?
	3.Bài mới:
Ho¹t ®éng cña thµy vµ trß
Néi dung kiÕn thøc
Ho¹t ®éng 1: 10/
Q/s hình a,b,c h36.1 nhắc lại :khái niệm quần thể là gì? nêu thêm một số ví dụ?
H?: Quần thể được hình thành như thế nào?
Ho¹t ®éng 2: 15/
H?: Thế nào là nơi sống của quần thể?
Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Gv: chia lớp làm 2 nhóm: 
nhóm 1 tìm hiểu quan hệ hỗ trợ
Khái niệm
Ví dụ
Ý nghĩa
Hs:theo dõi nội dung sgk và hình ảnh trả lời
Nhóm 2 tìm hiểu quan hệ cạnh tranh
Khái niệm
Ví dụ
Ý nghĩa
Hs:theo dõi nội dung sgk và hình ảnh trả lời
Gv: cho đại diện nhóm trả lờiàbổ sung
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi lệnh mỗi phần
* Liên hệ: Trong sản xuất con người đã vận dụng mối quan hệ cạnh tranh này như thế nào ?
- HS: Điều chỉnh mật độ cây trồng vật nuôi cho phù hợp, để đảm bảo hiệu quả sản xuất.
I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ
1.Quần thể sinh vật
Tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm nhất định có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới.
2.Quá trình hình thành quần thể
Cá thể phát tánàmôi trường mớiàCLTN tác độngàcà thể thích nghiàquần thể
II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
1. Quan hệ hỗ trợ: quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sống như: lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản ...
-Ví dụ:hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông
 Chó rừng thường quần tụ từng đàn..
-Ý nghĩa:
+đảm bảo cho quần thể tồn tạ ổn định
+ khai thác tối ưu nguồn sống MT
+ tăng khả năng sống sót và sinh sản
2. Quan hệ cạnh tranh: quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống.
-Ví dụ:thực vật cạnh tranh ánh sang, động vật cạnh tranh thức ăn,nơi ở,bạn tình.
-Ý nghĩa:
+duy trì mật độ cá thể phù hợp trong quần thể
+đảm bảo sự tồn tại và thúc đẩy quần thể phát triển
4.Cñng cè: 5/
	- Qua bài học hôm nay em rút ra ứng dụng thực tế gì?
	- Các cá thể trong quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây.
	1/ Quan hệ hỗ trợ ; 2/ Quan hệ ạnh tranh khác loài ; 3/ Quan hệ đối địch ; 4/ Quan hệ cạnh tranh cùng loài ; 5/ Quan hệ ăn thịt, con mồi.
	A. 1,4	B. 1, 3, 4	C. 1, 2, 3, 4	D. 1, 2, 3, 4, 5.
5. HDVN
	- Học bài cũ và xem bài mới
v .Rót kinh nghiÖm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày soạn: 25 	Ngày soạn:......../......../ 2010
Tiết: 39
BÀI 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I. Mục tiêu: 
	Sau khi học xong bài này HS cần
1. Kiến thức:
	* Cơ bản
	- Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của các quần thể sinh vật, lấy được ví 	dụ minh họa.
	- Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế 	sản xuất, đời sống.
	* Trọng tâm :
	- Khái niệm về 4 đặc trưng cơ bản
	- Phân tích 1 số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến các đặc trưng đó.
2. Kĩ năng:
	- Kĩ năng quan sát kênh hình, thảo luận, phân tích rồi rút ra kết luận.
	- Kĩ năng độc lập nghiên cứu SGK.
II. Chuận bị:
1. GV 
- Hình 37.1, 37.2, 37.3, 37.4 SGK
- Tranh hình tư liệu có liên quan đến bài học
2. HS ...  điểm môi trường sống.
- Khái niệm và đặc điểm nhân tố sinh thái
- Khái niệm và đặc điểm quần thể sinh vật.
* Chương II: Quần xã sinh vật.
- Khái niệm và đặc điểm của quần xã sinh vật.
- Khái niệm và đặc điểm của diễn thế sinh thái.
* Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.
- Khái niệm và đặc điểm của hệ sinh thái.
- Khái niệm và đặc điểm của sinh quyển.
 liên hệ bảo vệ môi trường
4. Củng cố bài học: 5
Hệ thống lại kiến thức phần A, B.
 5. Bài tập về nhà:
- Nộp bài thu hoạch.
- Chuẩn bị bài ôn tập tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung.
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tuần:	35	Ngày soạn:........./......../ 2010
Tiết: 51
Bài 48: ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I. MỤC TIÊU 
Sau khi học xong bài học sinh cần:
1. Kiến thức: 
	* Cơ bản.
	- Khái quát hóa được toàn bộ nội dung kiến thức của toàn chương trình theo các cấp tổ chức của 	sự sống.
	- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của từng cấp bậc tổ chức của sự sống từ cấp tế bào, cơ 	thể, quần thể và hệ sinh thái.
	- Hiểu được cơ chế tiến hóa của sinh giới theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp.
	- Nhận biết được các mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp bậc tổ chức của sự sống.
	* Trọng tâm.
	- Sinh học tế bào, cấu tạo phù hợp với chức năng
	- Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở sinh vật
	- Di truyền học ( phần biến dị) tiến hoá.
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh.
3. Thái độ: 
Có ý thức học tập nghiêm túc, chuẩn bị thi học kì II.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: 
- SGK lớp 10, 11, 12; SGV lớp 10, 11, 12 
- Các tài liệu tham khảo. Phiếu học tập.
2. Học sinh: 
- Ôn lại kiến thức chương trình sinh học cấp trung học phổ thông.
- Đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới:
Hoạt động 1- Lớp 10: 10/
Phần
Chương
Nội dung cơ bản
Giới thiệu chung về thế giới sống
- Các đặc điểm chung của thế giới sống.
- Cách thức phân loại thế giới sống.
- Đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật.
Sinh học tế bào
- Thành phần hóa học của tế bào.
- Cấu trúc của tế bào.
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Phân bào.
- Phân biệt nguyên tố đa lượng, vi lượng và vai trò của chúng.
- Nêu các đặc điểm cấu trúc và chức năng của cacbohidrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic.
- Cấu tạo của tế bào nhân sơ.
- Cấu tạo của tế bào nhân thực và phương thức vận chuyển các chất qua màng.
- Khái niệm chuyển hóa vật chất.
- Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
- Các giai đoạn trong quá trình hô hấp tế bào và quang hợp
- Phân bào ở vi sinh vật nhân sơ: tiến trình, đặc điểm.
- Phân bào ở sinh vật nhân thực: đặc điểm các kì và ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân.
Sinh học vi sinh vật.
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
- Sinh trưởng và sinh sản của vsv.
- Virut và bệnh truyền nhiễm.
- Phân biệt các kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng, hóa dị dưỡng.
- Phân biệt hô hấp và lên men.
- Nêu một số ứng dụng thực tiễn của quá trình chuyển hóa vật chất ở vsv trong đời sống.
- Khái niệm sinh trưởng ở vsv.
- Sinh trưởng trong môi trường liên tục và không liên tục. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vsv và ứng dụng.
- Các hình thức sinh sản ở vsv.
- Cấu trúc chung của virut.
- Phân loại virut (theo vật chất di truyền, theo vật chủ, theo hình dạng)
- Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ.
- Các phương thức gây bệnh của virut.
Hoạt động 2 - Lớp 11: 10/
Phần
Chương
Nội dung cơ bản
Sinh học cơ thể.
C.hóa VC và NL.
+ Ở thực vật.
+ Ở động vật.
- Cảm ứng:
+ Ở thực vật:
+ Ở động vật:
- Sinh trưởng và phát triển:
+ Ở thực vật:
+ Ở động vật:
- Sinh sản:
+ Ở thực vật:
+ Ở động vật:
- Cây hấp thụ các nguyên tố khoáng ở dạng nào? Vai trò của các nguyên tố vi lượng.
- Quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ, thân lá.
- Quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4, CAM.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
- Cấu tạo bộ máy tiêu hóa ở thú ăn thịt và ăn thực vật.
- Hô hấp ở động vật: đặc điểm chung của bề mặt hô hấp là gì?
- Các loài khác nhau đã có những biến đổi cơ quan hô hấp ntn? Vd ở côn trùng, cá, chim, động vật có vú.
- Hệ tuần hoàn: Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn? Thế nào là hệ tuần hoàn kín, hở, ưu nhược điểm?
- Hệ tuần hoàn của người và một số bệnh hay gặp liên quan đến hệ tuần hoàn.
- Cân bằng nội môi? Một số cơ chế cân bằng nội môi?
- Khái niệm hướng động, các yếu tố môi trường gây nên hiện tượng hướng động. Vai trò của hướng động đối với cây.
- Khái niệm ứng động, phân loại các loại ứng động và vai trò của ứng động đối với cây.
- Cấu tạo hệ thần kinh ở một số loài động vật: hệ thần kinh dạng lưới, dạng hạch, dạng ống.
- Điện thế hoạt động và sự lan truyền của xung thần kinh trên dây thần kinh, truyền xung thần kinh qua xinap.
- Tập tính của động vật: phân loại tập tính, nhận biết được một số loại tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- Khái niệm sinh trưởng, các kiểu sinh trưởng ở thực vật.
- Các loại hoocmon thực vật và vai trò của từng loại hoocmon thực vật.
- Khái niệm phát triển và sự phát triển của thực vật có hoa.
- Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái và qua biến thái.
- Vai trò của hoocmon đ.với quá trình sinh trưởng và phát triển.
- Vai trò của các yếu tố môi trường đối với sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Các kiểu sinh sản ở thực vật. Ưu điểm của từng hình thức sinh sản.
- Các kiểu sinh sản ở động vật. Ưu điểm của từng hình thức sinh sản.
Hoạt động 3 - Lớp 12: 20/
Phần
Chương
Nội dung cơ bản
Di truyền học
- Cơ chế di truyền và biến dị
- Tính quy luật và hiện tượng di truyền.
- Di truyền học quần thể.
- Ứng dụng di truyền trong chọn giống.
- Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử: gen, cơ chế nhân đôi ADN, qt phiên mã - dịch mã, qt điều hòa hoạt động gen.
- Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào: cấu trúc của NST, NST giới tính.
- Biến dị: khái niệm, các loại biến dị, cơ chế phát sinh các loại đột biến, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại đột biến.
- Bản chất của qui luật Menden, 
- Tương tác gen, cách nhận biết tương tác gen, đặc điểm của di truyền liên kết giới tính.
- Các đặc trưng di truyền của quẩn thể.
- Sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
- Sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối.
- Có thể tạo ra nguồn biến dị cho chọn giống bằng những cách nào?
- Thế nào là sinh vật biến đổi gen? phương pháp tạo sinh vật biến đổi gen.
Tiến hóa
- Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.
- Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất.
- Đặc điểm của các loại bằng chứng tiến hóa.
- Học thuyết Lamac, Đacuyn giải thích thế nào về nguyên nhân và cơ chế tiến hóa?
- Thuyết tiến hóa tổng hợp, tiến hóa nhỏ, tiến hóa lớn.
- Khái niệm loài, các tiêu chuẩn phân biệt loài, các cơ chế cách li.
- Nguồn gốc sự sống.
- Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.
- Sự phát sinh loài người.
Sinh thái học
- Cá thể và quần thể sinh vật.
- Quần xã sinh vật.
- Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.
- Môi trường và phân loại môi trường.
- Khái niệm nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.
- Khái niệm quần thể sinh vật và các đặc trưng của một quần thể, mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
- Khái niệm quần xã, các đặc trưng cơ bản của một quần xã sinh vật, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
- Thế nào là diễn thế sinh thái? Các kiểu diễn thế sinh thái.
- Thế nào là hệ sinh thái? Các thành phần của hệ sinh thái? Các kiểu hệ sinh thái trên Trái đất?
- Trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái?
- Chu trình sinh địa hóa và vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
4. Củng cố bài học: 5/
1. Một loài thực vật có bộ NST 2n =24, thể tứ bội phát sinh từ loài cây này có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là
	A. 48,	B. 72	C. 36	D. 27
2. Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Số thể ba nhiễm tối đa có thể phát sinh ở loài này là:
	A. 14	B. 28	 C. 7	D. 21
3. Xm mù màu, XM bình thường. Bố bình thường, mẹ mù màu sinh con trai mắc bệnh hội chứng Claiphento và mù màu. Kỉểu gen của bố mẹ và con là:
	A. P: XMY x XmXm => XmXmY	B. P: XMY x XMXm => XMXmY
	C. P: XMY x XMXM => XMXMY	D. P: XmY x XmXm => XmXmY
4. Biến đổi nào dưới đây của hợp sọ chứng tỏ tiếng nói đã phát triển:
	A. Không có gờ mày	 B. Trán rộng và thẳng
	C. Có lồi cằm rõ, 	D. Xương hàm nhỏ
5. Nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng là:
	A. Chọn lọc tự nhiên B. Chọn lọc nhân tạo
	C. Phân ly tính trạng	 D. Các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở vật nuôi cây trồng
6. Câu khẳng định nào dưới đây liên quan đến 1 tế bào người có: 22 + XX NST:
	A. là tế bào trứng đã được thụ tinh	 B. là tế bào vừa trải qua nguyên phân
	C. là tế bào vừa trải qua giảm phân và bị đột biến D. là tế bào đa bội
 5. Bài tập về nhà:
Ôn tập giờ sau thi học kì II.
IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung.
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Sinh Hoc 12 -CB,HKII.doc