Giáo án Sinh học 12 cơ bản hoàn chỉnh

Giáo án Sinh học 12 cơ bản hoàn chỉnh

Tiết 1.(Bài 1):

Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của ADN.

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

-HS trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen và nêu được 2 loại gen chính.

-Giải thích được mã di truyền là mã bộ ba và nêu được đặc điểm của mã di truyền.

-Mô tả quá trình nhân đôi ADN ở E.Coli và phân được sự sai khác giữa nhân đôi ADN ở E.Coli so với nhân đôi ở sinh vật nhân thực.

 2. Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng: Quan sát hình để nhận biết kiến thức, khả năng suy luận, khái quát tổng hợp kiến thức.

II. Phương tiện dạy học:

- Hình 1.2 SGK phóng to.

- Bảng mã di truyền ở mục em có biết.

 

doc 182 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 12 cơ bản hoàn chỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần V. Di truyền học.
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị.
Tiết 1.(Bài 1): 
Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của ADN.
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
-HS trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen và nêu được 2 loại gen chính.
-Giải thích được mã di truyền là mã bộ ba và nêu được đặc điểm của mã di truyền.
-Mô tả quá trình nhân đôi ADN ở E.Coli và phân được sự sai khác giữa nhân đôi ADN ở E.Coli so với nhân đôi ở sinh vật nhân thực.
 2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng: Quan sát hình để nhận biết kiến thức, khả năng suy luận, khái quát tổng hợp kiến thức.
II. Phương tiện dạy học:
- Hình 1.2 SGK phóng to.
- Bảng mã di truyền ở mục em có biết.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra :
-GV giới thiệu sơ lược cấu trúc chương trình sinh học lớp 12, vị trí và nhiệm vụ của chương.
 2. Trọng tâm :
- Cấu trúc của gen, mã di truyền và quá trình tự nhân đôi của ADN.
 3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức.
* Hoạt động I : Tìm hiểu khái niệm, cấu trúc của gen.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm gen đã được học ở lớp 9 và nghiên cứu mục I.1 SGK trang 6 nêu khái niệm gen ?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu hình 1.1 SGK và cho biết :
+ Mỗi gen cấu trúc gồm mấy vùng ? Vị trí và chức năng của từng vùng ?
- HS trả lời được :
+ Gồm 3 vùng : Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.
+ Vị trí, chức năng của từng vùng.
- GV hỏi :
+ Tại sao gọi là đầu 3’ và đầu 5’ ?
- HS giải thích -> GV nhận xét, bổ sung.
+ Mỗi nucleotit có 3 thành phần : đường, axit photphoric và bazơ nitric. đường có 5 cacbon được đánh số từ 1->5 để phân biệt với cacbon của bazơ nitric người ta dùng dấu phẩy.
+ ADN có 2 mạch song song, một mạch có đầu 3’-OH tự do, đầu kia có gốc photphat tự do ở vị trí cacbon 5’ (3’-5’), mạch kia có chiều ngược lại (5’-3’).
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về mã di truyền.
- GV đưa ra câu hỏi tình huống:
+ Gen cấu tạo từ các nucleotit, protein cấu tạo từ aa. Vậy làm thế nào mà gen qui định tổng hợp protein được ?
- HS trả lời : Thông qua mã di truyền.
- GV : Vậy mã di truyền là gì ?
- GV hỏi : Tại sao mã di truyền là mã bộ ba ?
- HS nghiên cứu SGK mục II trang 7 trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
+ Mã di truyền là mã bộ ba vì: Nếu mỗi nucleotit mã hóa 1 aa thì 4 loại nucleotit chỉ mã hóa được 4 loại aa.
+ Nếu cứ 2 nucleotit cùng loại hay khác loại mã hóa 1 aa thì 42 = 16 loại mã qui định 16 loại aa.
+ Còn 3 nucleotit mã hóa cho 1 aa thì số tổ hợp sẽ là 43 = 64 thỏa mãn cho sự mã hóa 20 loại aa.
- GV hỏi: Mã di truyền có những đặc điểm gì?
- HS nghiên cứu mục II SGK trang 8 trả lời câu hỏi.
- GV bổ sung: Mã di truyền có tính phổ biến (vạn năng), tuy nhiên một số trường hợp bộ ba mã hóa khác nhau.
+ VD: Bộ ba ATX là tín hiệu kết thúc ở đại đa số SV lại mã hóa cho glutamic ở một số SV bậc thấp. Bộ ba TXT mã hóa cho arginin ở ADN nhân tế bào nhưng lại là tín hiệu kết thúc ở ADN ti thể. 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình nhân đôi của ADN.
- GV treo tranh toàn bộ cơ chế tự nhân đôi của ADN để HS quan sát và đưa ra câu hỏi:
? Quá trình nhân đôi của ADN gồm mấy bước chính?
- HS: Gồm 3 bước.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và cho biết bước 1 diễn ra như thế nào? (Enzim nào tham gia, hoạt động của các mạch đơn?)
- GV hỏi tiếp: Bước 2 diễn ra như thế nào? Mạch nào được sử dụng làm mạch khuôn? (cả 2 mạch).
? Chiều tổng hợp của các mạch mới? Mạch nào được tổng hợp liên tục? Tại sao?
? Có nhận xét gì về cấu trúc của 2 phân tử ADN con?
? Nhờ nguyên tắc nào mà 2 phân tử ADN con tạo ra giống nhau và giống với ADN mẹ?
- HS phải nêu được:
+ Nhờ nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
I. Gen :
1. Khái niệm :
- Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định (chuỗi polipepetit hoặc ARN).
2. Cấu trúc của gen cấu trúc :
* Mỗi gen cấu trúc gồm 3 vùng:
- Vùng điều hòa: Nằm ở đầu 3’của mạch gốc mang tín hiệu khởi động và điều hòa (kiểm soát quá trình phiên mã).
- Vùng mã hóa: Nằm ở giữa gen, mang thông tin di truyền mã hóa axit min.
+ ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh).
+ ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa aa (ê xôn) là các đoạn không mã hóa aa (intron) vì vậy gọi là gen phân mảnh.
- Vùng kết thúc: Nằm ở cuối gen 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
II. Mã di truyền:
1. Khái niệm: Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen qui định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein.
2. Mã di truyền là mã bộ ba:
- 3 nucleotit cùng loại hay khác loại xác định 1 aa.
- Mã di truyền trong ADN được phiên mã sang mARN, dịch mã thành trình tự aa trên chuỗi polipepetit.
3. Đặc điểm của mã di truyền:
- Mã di truyền có tính đặc hiệu.
- Mã di truyền có tính thoái hóa (dư thừa)
- Mã di truyền có tính phổ biến.
- Trong 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hóa aa.
+ 3 bộ kết thúc: UAG, UGA, UAA->qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
+ 1 bộ mở đầu: AUG->qui định điểm khởi đầu dịch mã và qui định aa metionin (SV nhân thực), foocmin metionin (SV nhân sơ).
III. Quá trình nhân đôi của ADN.
* Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN.
- Nhờ các enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn.
* Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới.
- Enzim ADN polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới. Trong đó A liên kết với T và G liên kết với X(NTBS).
- Vì ADN chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ -> 3’, nên trên mạch khuôn 
3’ -> 5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5’ -> 3’ , mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki). Sau đó các đoạn okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối.
* Bước 3: 2 phân tử ADN con được tạo thành.
- 2 phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ.
- Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môI trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)
IV. Củng cố:
 * HS đọc kết luận SGK.
 * Chọn câu trả lời đúng:
 1. Giả sử một gen chỉ được cấu tạo từ 2 loại nucleotit G và X. Trên mạch gốc của gen đó có thể có tối đa:
 a. 2 loại mã bộ ba. b. 8 loại mã bộ ba.
 c. 16 loại mã bộ ba. d. 32 loại mã bộ ba.
V. HDVN:
*1 ADN ban đầu nhân đôi 3 lần thì thu được bao nhiêu ADN con? Nếu ADN đó có tổng số nucleotit là 3000 thì quá trình nhân đôi ấy cần nguyên liệu của môi trường là bao nhiêu nucleotit tự do?
* Vai trò của các đoạn intron?
- Đoạn intron mang các bộ ba vô nghĩa.
- Các đoạn intron có tác dụng bảo vệ làm tăng tính ổn định của ADN vì khi có đột biến điểm xảy ra thì chỉ làm thay đổi cấu trúc trong một gen.
* Tại sao ADN rất dài nhưng thời gian tái bản lại rất ngắn?
- Gợi ý: Do cùng một thời điểm diễn ra rất nhiều điểm sao chép.
* Trong quá trình tái bản tại sao phải có đoạn mồi? Nhiệm vụ của đoạn mồi? Mạch tổng hợp liên tục có cần đoạn mồi không?
- Gợi ý: Đoạn mồi có vai trò tạo ra đầu 3’-OH. Mạch tổng hợp liên tục vẫn phải có đoạn mồi. 
Tiết 2. (Bài 2): Phiên mã và dịch mã.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- HS nêu được khái niệm phiên mã, dịch mã, poliribôxôm.
- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế phiên mã, cơ chế dịch mã.
- Nêu được một số đặc điểm phiên mã ở tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ.
- Giải thích vì sao thông tin di truyền giữ ở trong nhân mà vẫn chỉ đạo được sự tổng hợp protein ở ngoài nhân.
 2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát hình để nhận biết kiến thức.
- Rèn luyện và phát triển năng lực suy luận ở HS.
 3. Thái độ:
- HS có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền.
II. Phương tiện dạy học:
* Tranh phóng to hình 2.1, 2.2 SGK.
* Thông tin bổ sung: Sau khi phiên mã ARN sơ khai sẽ được gắn thêm mũ G-7 (7-metyl guanozin triphotphat) ở đầu và chuỗi poly Ađênin ở đoạn cuối -> tiếp theo là sự cắt rời các êxôn và các intron nhờ có phức hợp enzim cắt-nối và phức hợp ribônucleô protein. Ribônucleô protein tương tác với các đoạn mút của intron tạo cấu hình vòng để 2 đầu mút của mỗi intron xích lại gần nhau tạo điều kiện cho enzim cắt bỏ các intron và nối các êxôn lại với nhau -> cuối cùng tạo ra mARN trưởng thành chỉ gồm các êxôn đi ra khỏi nhân để thực hiện quá trình dịch mã.
* Phiếu học tập: Cấu trúc và chức năng của các loại ARN.
Các loại ARN
Cấu trúc
Chức năng
mARN
tARN
tARN
III. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra :
? Khái niệm gen, mã di truyền, đặc điểm chung của mã di truyền ?
? Cơ chế tự nhân đôi của ADN ?
 2. Trọng tâm:
- Cơ chế diễn biến quá trình phiên mã và dịch mã.
 3. Bài mới:
Trình tự các nucleotit trên gen qui định trình tự các axit amin trong phân tử protein thông qua 2 quá trình phiên mã và dịch mã. Vậy cơ chế, diễn biến của phiên mã và dịch mã như thế nào?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình phiên mã.
- HS đọc mục I.1 trang 12 SGK nêu khái niệm phiên mã.
- GV hỏi : Quá trình phiên mã xảy ra ở đâu ?
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập.
- HS có thể trao đổi nhóm ghi phiếu học tập -> cử đại diện báo cáo -> lớp nhận xét bổ sung -> GV chỉnh sửa, hoàn thiện kiến thức.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.2 SGK rồi cho biết :
? Sơ đồ thể hiện điều gì ? những thành phần nào được vẽ trên hình ? Quá trình được chia thành mấy giai đoạn ?
- HS trả lời được :
+ Các thành phần tham gia : Đoạn ADN khuôn, enzim ARN polimeraza.
+ Chia làm 3 giai đoạn.
- GV chỉnh sửa, bổ sung và hướng HS quan sát giai đoạn 1.
? Giai đoạn 1 có enzim nào tham gia? Vị trí tiếp xúc của enzim vào gen? Mạch nào làm khuôn tổng hợp ARN?
? Trong giai đoạn kéo dài, enzim di chuyển theo chiều nào? Sự hoạt động của mạch khuôn và sự tạo thành mạch mới? Nguyên tắc nào chi phối?
? Khi nào thì quá trình phiên mã được dừng?
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
+ Như vậy enzim nào tham gia vào quá trình phiên mã?
+ Phiên mã bắt đầu ở vị trí nào trên đoạn ADN (gen)?
+ Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN, chiều tổng hợp sợi polinucleotit của mARN và nguyên tắc bổ sung khi tổng hợp mARN?
+ Hiện tượng xảy ra khi kết thúc phiên mã?
- HS dựa vào phần trình bày diễn biến để đưa ra kết luận.
- GV nêu vấn đề: Phiên mã ở sinh vật nhân thực có hoàn toàn giống phiên mã ở SV nhân sơ hay không?
- HS nghiên cứu SGK trang 13 trả lời câu hỏi.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế dịch mã.
- GV nêu vấn đề :
+ Dịch mã nghĩa là như thế nào ?
- HS nêu khái niệm về dịch mã.
- GV đặt câu hỏi:
+ Quá trình dịch mã có những thành phần nào tham gia?
-HS quan sát hình 2.2 kết hợp kiến thức đã được học ở lớp 9 trả lời câu hỏi.
- GV nêu vấn đề: Diễn biến quá trình dịch mã gồm 2 giai đoạn: Hoạt hóa aa và hình thành chuỗi polipeptit.
- GV hỏi: Các aa sau khi đã được hoạt hóa có liên kết tự do với các tARN vận chuyển hay không? Tại sao?
- HS trả lời: Không, tARN gắn với aa loại nào là do bộ ba đối mã của nó qui định (mỗi loại tARN chỉ vận chuyển 1 loại aa)
- GV cần lưu ý cho HS:
+ Các bộ ba trên mARN gọi là các côđon
+ Bộ ba trên tARN gọi là anticôđon (bộ ba đối mã).
+ Liên kết giữa các aa gọi là liên kết peptit do enzim peptidin transferaza xúc tác.
+ Các côđon kết thúc: UAG, UGA, UAA
- GV yêu câu  ... ịa hóa và sự biến đổi năng lượng.
Có nhiều mối quan hệ nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn: SV sản xuất -> SV tiêu thụ -> SV phân giải.
Sinh quyển
Là một hệ sinh thái khổng lồ và duy nhất trên hành tinh.
Gồm những khu sinh học đặc trưng cho những vùng địa lí, khí hậu xác định, thuộc 2 nhóm trên cạn và dưới nước.
Tiết 51(bài 48): Ôn tập 
chương trình sinh học cấp trung học phổ thông.
I Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tổng kết kiến thức lớp 10, 11, 12 trong đó các kiến thức chủ yếu và cốt lõi là nêu bật các đặc điểm chủ yếu của hệ sống:
+ Hệ sống là hệ mở gồm nhiều cấp tổ chức lien quan với nhau và liên quan với môi trường sống. Hệ sống là hệ mở tồn tại và phát triển nhờ trao đổi chất, năng lượng và thông tin với môi trường. Hệ sống là hệ luôn tiến hóa và kết quả tạo nên hệ đa dạng về tổ chức và chức năng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, tổng hợp.
3. Thái độ:
- Nâng cao quan điểm khoa học, duy vật biện chứng về thế giới sống, nâng cao ý thức hướng nghiệp, áp dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
II. Phương tiện dạy học: SGK và SGV lớp 10, 11,12.
III. Tiến trình dạy học:
A. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản về cấu trúc và chức năng của hệ sống, sinh học tế bào.
1. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Cấu trúc
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Màng sinh chất
Màng lipoprotein theo mô hình khảm động
Màng lipoprotein theo mô hình khảm động.
Tế bào chất
Chưa phân vùng, chưa có các bào quan phức tạp.
Được phân vùng, chứa nhiều bào quan phức tạp có chức năng khác nhau.
Nhân
Chưa phân hóa, chưa có màng nhân. Là phân tử ADN trần dạng vòng nằm trực tiếp trong tế bào chất.
Phân hóa thành nhân tách khỏi tế bào chất bằng màng nhân. Nhân có cấu trúc phức tạp gồm NST (ADN có dạng thẳng liên kết với histon).
2. So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật. (SGV)
B. Vi sinh vật:
1. Chứng minh virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào.
- Virút không có cấu tạo tế bào nên không có bộ mãy trao đổi chất và năng lượng riêng cho mình. Virut chỉ thể hiện chức năng như chuyển hóa vật chất,năng lượng, sinh sản...trong tế bào chủ. Virut không sống ở trạng thái tự do ngoài tế bào, chúng sẽ bị phân giải ngoài môi trường tự do.
2. Đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn. (SGV).
C. Sinh học cơ thể đa bào, thực vật và động vật.
1. So sánh về phương thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. (SGV)
2. Cảm ứng ở thực vật và động vật. (SGV).
3. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật. (SGV).
4. Sinh sản ở thực vật và động vật. (SGV).
D: Sinh học quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
1. Các bằng chứng tiến hóa.
Các bằng chứng
Vai trò
Cổ sinh vật học
Các hóa thạch trung gian phản ánh mối quan hệ giữa các ngành, các lớp trong quá trình tiến hóa.
Giải phẫu so sánh
Các cơ quan tương đồng, thoái hóa phản ánh mẫu cấu tạo chung của các nhóm lớn, nguồn gốc chung của chúng.
Phôi sinh học so sánh
Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm những nhóm phân loại khác nhau cho thấy mối quan hệ về nguồn gốc của chúng.
Sự phát triển cá thể lặp lại sự phát triển rút gọn của loài.
Địa sinh vật học
Sự giống nhau trong hệ động vật, thực vật của các khu địa lí có liên quan với lịch sử địa chất.
Tế bào học và sinh học phân tử
Cơ thể mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Các loài đều có axit nucleic cấu tạo từ 4 loại nucleotit, mã di truyền thống nhất, protein cấu tạo từ trên 20 loại aa.
2. So sánh các thuyết tiến hóa.
Chỉ tiêu so sánh
Thuyết Lamac
Thuyết Đacuyn
Thuyết hiện đại
Các NTTH
Thay đổi của ngoại cảnh. Tập quán hoạt động của động vật.
Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên.
Đột biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, CLTN, biến động di truyền.
Hình thành đặc điểm thích nghi
Các cá thể cùng loài phản ứng giống nhau trước sự thay đổi từ ngoại cảnh, không có đào thải.
Đào thải các biến dị bất lợi, tích lũy các biến dị có lợi cho SV dưới tác dụng của CLTN. Đào thải là mặt chủ yếu.
Dưới tác dụng của 3 nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
Hình thành loài mới
Dưới tác động của ngoại cảnh, loài biến đổi từ từ, qua nhiều dạng trung gian.
Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung.
Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
Chiều hướng tiến hóa
Nâng cao trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp.
Ngày càng đa dạng. Tổ chức ngày càng cao. Thích nghi ngày càng hợp lí.
Như quan niệm của Đacuyn và nêu cụ thể chiều hướng tiến hóa của các nhóm loài.
3. Vai trò các nhân tố tiến hóa trong tiến hóa nhỏ.
Các NTTH
Vai trò
Đột biến
Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp (đột biến) cho tiến hóa và làm thay đổi nhỏ tần số alen.
GP không ngẫu nhiên
Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp và tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.
Chọn lọc tự nhiên
định hướng sự tiến hóa, qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
Di nhập gen
Làm thay đổi tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng tới vốn gen của quần thể.
Các yếu tố ngẫu nhiên
Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quần thể.
4. Các đặc điểm cơ bản trong quá trình phát sinh sự sống và loài người.
Sự PS
Các giai đoạn
Đặc điểm cơ bản
Sự sống
- Tiến hóa hóa học.
- Tiến hóa tiền sinh học.
- Tiến hóa sinh học.
- Quá trình phức tạp hóa các hợp chất cacbon: C -> CH -> CHO -> CHON.
- Phân tử đơn giản -> phân tử phức tạp -> đại phân tử -> đại phân tử tự tái bản (ADN).
- Hệ đại phân tử -> tế bào nguyên thủy -> tế bào nhân sơ -> đơn bào nhân thực.
- Từ tế bào nguyên thủy -> tế bào nhân sơ, nhân thực
Loài người
- Người tối cổ.
- Người cổ.
- Người hiện đại.
- Hộp sọ 450 – 750 cm3, đứng thẳng, đi bằng 2 chân sau. Biết sử dụng công cụ (cành cây, hòn đá,mảnh xương thú) để tự vệ.
- Homo habilis (người khéo léo): Hộp sọ 600 – 800 cm3, sống thành đàn, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
- Homo erectus (người đứng thẳng): Thể tích hộp sọ 900 – 1000 cm3, chưa có lồi cằm, dùng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa.
- Homo neanderthalensis: Thể tích hộp sọ 1400 cm3, có lồi cằm, dùng dao sắc, rìu mũi nhọn bằng đá silic, tiếng nói khá phát triển, dùng lửa thông thạo. Sống thành đàn. Bước đầu có đời sống văn hóa.
- Thể tích hộp sọ 1700 cm3, lồi cằm rõ, dùng lưỡi rìu có lỗ tra cán, lao có ngạnh móc câu, kim khâu. Sống thành bộ lạc, có nền văn hóa phức tạp, có mầm mống mĩ thuật và tôn giáo.
5. Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái.
Yếu tố ST.
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
ánh sáng
- Nhóm cây ưa sáng, cây ưa bóng.
- Cây ngày dài, cây ngày ngắn.
- Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
Nhiệt độ
- Thực vật biến nhiệt.
- Động vật biến nhiệt, động vật hằng nhiệt.
Độ ẩm
- Thực vật ưa ẩm, thực vật ưa ẩm vừa, thực vật chịu hạn.
- Động vật ưa ẩm, ưa khô.
6. Quna hệ cùng loài và khác loài.
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
Quần tụ, bầy đàn.
Hội sinh, hợp sinh, cộng sinh.
Cạnh tranh-đối kháng
Cạnh tranh, ăn thịt nhau.
Hãm sinh, cạnh tranh, con mồi – vật dữ, vật chủ – vật kí sinh.
7. Đặc điểm các cấp tổ chức sống.
Các cấp
Khái niệm
Đặc điểm
Quần thể
Gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới.
Có các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi...Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng.
Quần xã
Gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mất thiết với nhau để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài, luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể. Sự thay thế kế tiếp nhau của các quần xã theo thời gian là diễn thế sinh thái.
Hệ sinh thái
Gồm quần xã và khu vực sống của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác với nhau và với môi trường tạo nên các chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng.
Có nhiều mối quan hệ nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn: SV sản xuất -> SV tiêu thụ -> SV phân giải.
Sinh quyển
Là một hệ sinh thái khổng lồ và duy nhất trên hành tinh.
Gồm những khu sinh học đặc trưng cho những vùng địa lí, khí hậu xác định, thuộc 2 nhóm trên cạn và dưới nước.
Tiết 52: Kiểm tra học kì II.
I. Phần tự luận:
1. Vai trò của đột biến và chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hóa?
2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?
3. Hiệu suất sinh thái? Nguyên nhân gây ra sự thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái?
II. Phần trắc nghiệm:
1. Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài?
a. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.
b. Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng.
c. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.
d. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.
2. Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở trái đất là:
a. Do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
b. Do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu.
c. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.
d. Do đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng.
3. Trong sinh quyển tổng sản lượng sơ cấp tinh được đánh giá vào khoảng
a. 70,9 tỉ tấn C/năm. b. 80,9 tỉ tấn C/năm.
c. 90,9 tỉ tấn C/năm. d. 104,9 tỉ tấn C/năm.
4. Sản lượng sinh vật sơ cấp thô là
a. sản lượng sinh vật được tạo ra trong quang hợp.
b. sản lượng sinh vật bị thực vật tiêu thụ cho hoạt động sống.
c. sản lượng sinh vật để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng.
d. sản lượng sinh vật tiêu hao trong hô hấp của sinh vật.
5. Nitrat được hình thành chủ yếu bằng con đường nào?
a. Con đường điện hóa. b. Con đường quang hóa.
c. Con đường hóa học. d. Con đường sinh học.
6. Điểm nào không phải là đặc trưng về cấu trúc của quần xã?
a. Sự phân bố các loài trong không gian.
b. Mối quan hệ giữa các loài.
c. Số lượng của các nhóm loài.
d. Hoạt động chức năng của các nhóm loài.
7. Tính chất nào sau đây không phải của kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn?
a. Sinh sản chậm, sức sinh sản thấp, chịu tác động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh.
b. Sinh sản nhanh, sức sinh sản cao, mẫn cảm với sự biến động của các nhân tố vô sinh.
c. Biết bảo vệ và chăm sóc con non rất tốt.
d. Kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn.
8. Đặc điểm nào không có ở cây ưa sáng?
a. Thường mọc ở nơi trống trải. b. Có lá mỏng.
c. Màu lá xanh nhạt do chứa ít hạt sắc tố. d. Có lá dày.
---Hết---

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh hoc 12 co ban.doc