Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Chương II: Tính qui luật của hiện tượng di truyền - Năm học 2010-2011

Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Chương II: Tính qui luật của hiện tượng di truyền - Năm học 2010-2011

 HS thực hiện lệnh trang 33 SGK. Tái hiện lại kiến thức lớp 9  Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen (SGK)

 HS nhận PHT số 1 , điền vào những thông tin cần thiết ( đáp án PHT số 1 )

 nét độc đáo trong thí nghiệm của Menđen:

- Menđen đã biết cách:

+ tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau dùng như những dòng đối chứng.

+ Biết phân tích kết quả của mỗi cây lai về từng tính trạng riêng biệt qua nhiều thế hệ .

+ Lặp lại thí nghiệm nhiều lần để tăng độ chính xác.

+ Tiến hành lai thuận và lai nghịch để tìm hiểu vai trò của bố mẹ trong sự di truyền của tính trạng.

+ Lựa chọn được đối tượng nghiên cứu thích hợp.

 

doc 27 trang Người đăng dung15 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Chương II: Tính qui luật của hiện tượng di truyền - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 / 9 / 2010. 
 CHƯƠNG II. 
 TÍNH QUI LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
Tiết 8 – Bài 8
I . Mục tiêu:	
1. Kiến thức:	
	HS giải thích được tại sao Menđen lại thành công trong việc phát hiện ra các qui luật di truyền.
	2. Kĩ năng :
	Rèn luyện kĩ năng suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết vấn đề của sinh học.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV:- Hình vẽ 8.2 SGK phóng to.
 - Phiếu học tập số 1 và 2 cùng đáp án
PHT số 1 
Qui trình thí nghiệm
Bước 1: ?
Bước 2: ?
Bước 3: ?
Bước 4: ?
Kết quả thí nghiệm
( Chú ý cây F1 mọc lên từ hạt trong quả của cây P)
F1.?
F2 ?
F3 ?
PHT số 2 
Giải thích kết quả
(hình thành giả thuyết)
?
Kiểm định giả thuyết
?
- HS: Nghiên cứu trước bài, xem lại kiến thức về qui luật phân li của Menđen đã học ở lớp 9.
II. Hoạt động dạy học :
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (1’) 
Thu bản thu hoạch bài thực hành.
3. Bài mới: 
GV yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK:
Tại sao chỉ bằng việc phân tích kết quả của các phép lai, Menđen lại có thể biết được bên trong TB của cơ thể, mỗi cặp nhân tố di truyền quy định 1 tính trạng và trong mỗi giao tử lại chỉ có một nhân tố di truyền ?
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
(15’)
HĐ 1. Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen:
- Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen được tiến hành như thế nào? 
 GV phát cho HS PHT số 1 yêu cầu hoàn thành trong 5 phút 
- Nét độc đáo trong thí nghiệm của Menđen ?
 GV giới thiệu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Menđen à những công trình nghiên cứu của ông đi trước thời đại , đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này của di truyền học hiện đại .
 “ Menđen là ông tổ của ngànhdi truyền học ”
 HS thực hiện lệnh trang 33 SGK. Tái hiện lại kiến thức lớp 9 à Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen (SGK)
 HS nhận PHT số 1 , điền vào những thông tin cần thiết ( đáp án PHT số 1 )
à nét độc đáo trong thí nghiệm của Menđen:
- Menđen đã biết cách:
+ tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau dùng như những dòng đối chứng.
+ Biết phân tích kết quả của mỗi cây lai về từng tính trạng riêng biệt qua nhiều thế hệ .
+ Lặp lại thí nghiệm nhiều lần để tăng độ chính xác.
+ Tiến hành lai thuận và lai nghịch để tìm hiểu vai trò của bố mẹ trong sự di truyền của tính trạng.
+ Lựa chọn được đối tượng nghiên cứu thích hợp.
I. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen:
gồm 4 bước:
1. Tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ .
2. Lai các dòng thuần chủng khác biệt với nhau bởi 1 hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2 và F3.
 3. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
4. Tiến hành thí nghiệm cho giả thuyết của mình.
Đáp án PHT số 1
Qui trình thí nghiệm
Bước 1: Tạo ra các dòng thuần chủng có các kiểu hình tương phản
Bước 2: Lai các dòng thuần chủng với nhau à đời con lai F1 .
Bước 3: Cho các cây lai F1 tự thụ phấn à đời con lai F2 .
- Bước 4: Cho từng cây F2 tự thụ phấn à đời con lai F3 .
Kết quả thí nghiệm
F1: 100 % cây hoa đỏ.
F2 : ¾ cây hoa đỏ : ¼ cây hoa trắng ( tỉ lệ 3 trội : 1 lặn )
F3 :1/3 số cây hoa đỏ F2 cho toàn cây F3 hoa đỏ;
 2/3 số cây hoa đỏ F2 cho F3 với tỉ lệ: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
 100 % cây hoa trắng F2 cho F3 toàn cây hoa trắng.
Đáp án PHT số 2
Giải thích kết quả
(hình thành giả thuyết)
 Mỗi tính trạng do một nhân tố di truyền qui định ( cặp alen ), một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
 Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau và khi giảm phân chúng phân li đồng đều về các giao tử.
Kiểm định giả thuyết
 Nếu giả thuyết trên là đúng thì cây di hợp tử Aa khi giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau. Có thể kiểm tra điều này bằng phép lai phân tích.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động cảu trò
Nội dung
(15’)
(8’)
HĐ 2. Tìm hiểu con đường hình thành học thuyết khoa học:
 GV yêu cầu HS đọc mục II trong SGK, thảo luận nhóm và điền vào PHT số 2
 Yêu cầu HS quan sát bảng 8 SGK: các giao tử kết hợp ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.
- Tỉ lệ phân li KG ở F2 (1:2:1) được giải thích dựa trên cơ sở nào?
- Hãy đề xuất cách tính xác suất của mỗi loại giao tử ở thế hệ F2 ?
GV; Theo em, Menđen đã thực hiện phép lai như thế nào để kiểm nghiệm lại giả thuyết của mình ?
- Hãy phát biểu nội dung của Qui luật phân li theo thuật ngữ hiện đại?
HĐ 3. Cơ sở tế bào học của qui luật phân li:
 Yêu cầu HS quan sát hình 8.2 SGK phóng to.
- Hình này thể hiện điều gì?
- Vị trí của alen A so với alen a trên NST?
- Sự phân li của NST và sự phân li của các gen trên nó?
- Tỉ lệ giao tử chứa alen A và Tỉ lệ giao tử chứa alen a? Điều gì quyết định tỉ lệ đó?
 HS đọc mục II trong SGK, thảo luận nhóm và điền vào PHT số 2 ( đáp án PHT số 2 )
HS quan sát bảng 8 SGK
à Aa = 0,5Ax 0,5a = 0,25
 aa = 0,5a x 0,5a = 0,25
 AA = 0,5Ax 0,5A = 0,25
à xác suất 1 hợp tử F2 có KG dị hợp (Aa) = 0,25 + 0,25 = 0,5
à tỉ lệ giao tử như ở F1 -> tỉ lệ giao tử F2
à Lai cây dị hợp với cây đồng
hợp tử aa ( lai phân tích )
HS phát biểu nội dung định luật theo thuật ngữ hiện đại 
 (SGK) 
 HS quan sát hình 8.2 SGK phóng to.
à Sự phân li của các NST trong cặp tương đồng -> sự phân li của các alen trong quá trình hình thành giao tử.
à tương ứng trên cặp NST tương đồng.
à đồng thời và đồng đều về các giao tử.
à ngang nhau nhờ cơ chế giảm phân ( sự phân li đồng đều của các cặp NST tương đồng → sự phân li của các alen trong quá trình hình thành giao tử.)
II. Hình thành học thuyết khoa học 
1. Nội dung giả thuyết:
- Mỗi tính trạng đều do 1 nhân tố di truyền qui định. Trong tế bào, nhân tố di truyền không hòa trộn lẫn nhau.
- Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.
- Khi thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên hợp tử. 
 2. Kiểm tra giả thuyết:
 Bằng phép lai phân tích ( lai kiểm nghiệm ) đều cho tỉ lệ KH xấp xỉ 1:1 như dự đoán của Menđen. 
 3 Nội dung của qui luật:
 Mỗi tính trạng do một cặp alen qui định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50 % số giao tử chứa alen này còn 50 % giao tử chứa alen kia.
III. Cơ sở tế bào học của qui luật phân li:
- Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các NST luôn tồn tại thành từng cặp. Các gen nằm trên NST.
- Khi giảm phân tạo giao tử, các NST tương đồng phân li đồng đều về giao tử, kéo theo sự phân li đồng đều của các alen trên nó. 
5’
HĐ 4. Củng cố
- Nếu bố mẹ đem lai không thuần chủng, các alen của một gen không có quan hệ trội lặn hoàn toàn ( đồng trội ) thì qui luật phân li của Menđen còn đúng hay không?
- Cần làm gì để biết chính xác KG của một cá thể có KH trội ?
 	 4. Dặn dò:
	- Học và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “ Em có biết ”: Tại sao nói Menđen là nhà khoa học đi trước thời đại?
- Nghiên cứu trước bài “ Qui luật phân li độc lập ”.
IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 26 / 9 / 2010.
Tiết 9 – bài 9:
I . Mục tiêu:	
1. Kiến thức:	
	- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được qui luật các cặp alen phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.
	- Biết vận dụng các qui luật xác suất để dự đoán kết quả lai.
	- Biết cách suy luận ra kiểu gen của SV dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai.
	- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ giao tử, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hinh trong các phép lai nhiều cặp tính trạng.
	- Giải thích được cơ sở tế bào học của qui lật phân li độc lập.
	2. Kĩ năng :
	Rèn luyện kĩ năng suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết vấn đề của sinh học.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: +Tranh vẽ hình 9 SGK.
+ Bảng 9: Công thức tổng quát các phép lai nhiều tính trạng.
- HS: Nghiên cứu trước bài, xem lại chương trình lớp 9 về qui luật phân li độc lập của Menđen.
III. Tiến trình tiết dạy:
Ổn định tổ chức(1’)
kiểm tra bài cũ: (5’)
Cơ sở tế bào học của qui luật phân li?
Trong phép lai một tính trạng , để đời sau có kiểu hình phân li với tỉ lệ xấp xỉ 3 trội :1 lặn thì cần có điều kiện gì?
 ( Điều kiện:- Cả bố và mẹ phải dị hợp tử về một cặp alen
 - Số lượng con lai phải đủ lớn.
 - Có hiện tượng trội - lặn hoàn toàn.
 - Các cá thể có KG khác nhau phải có sức sống như nhau.)
 3. Bài mới:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
(19’)
(8’)
(7’)
HĐ 1. Thí nghiệm lai hai tính trạng :
GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ thí nghiệm lai hai tính trạng và đọc cách giải thích của Menđen.
- Trình bày sơ đồ thí nghiệm của Menđen?
- Kết quả Menđen thu được về tỉ lệ phân li KH chung và riêng ở đời F2 như thế nào?
 GV giúp HS rút gọn tỉ lệ phân li KH ở đời F2 
* Xét chung từng cặp TT ?
* Xét riêng :V/T , X/N ?
 Lưu ý: Menđen đã làm thí nghiệm nhiều lần trên nhiều đối tượng, và tiến hành 2 phép lai thuận nghịch được kết quả giống nhau.
- Từ kết quả thu được, Menđen đã phát biểu thành nội dung định luật như thế nào? 
- Giải thích tại sao chỉ dựa trên KH của F2 Menđen lại suy được các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử ?
- Theo quan điểm của di truyền học hiện đại :
+“ Nhân tố di truyền ” là gì?
+ Các “Nhân tố di truyền” tồn tại và phân li như thế nào trong quá trình hình thành giao tử?
+ Viết sơ đồ lai?
 GV hướng dẫn HS cách xác định KG tổng quát của các KH ở F2
+ Nhận xét mối quan hệ giữa các tỉ lệ KH chung và riêng?
HĐ 2 Cơ sở tế bào học 
 GV yêu cầu HS quan sát hình 9 SGK phóng to :
- Hình vẽ thể hiện điều gì?
 (Chú ý hoạt động của NST mang gen trong giảm phân)
- Sự phân li của các NST trong cặp tương đồng và tổ hợp tự do của các NST khác cặp có ý nghĩa gì?
- Tại sao tỉ lệ mỗi loại giao tử ngang nhau?
- Tại sao lại xuất hiện các tổ hợp ở đời con khác KG và KH với bố mẹ ?
HĐ3 Ý ... ng dẫn hs thực hành (29’)
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
HĐ 1. Khử nhị trên cây mẹ:
 GV hướng dẫn HS thao tác khử nhị trên cây mẹ
 GV thực hiện mẫu: 
Kĩ thuật chọn nhị hoa để khử
Các thao tác khử nhị.
+ Tại sao cần phải khử nhị trên cây mẹ?
- Mục đích của sử dụng bao cách li sau khi đã khử nhị?
HĐ 2. Thụ phấn cho cây: 
 GV hướng dẫn HS chọn hoa trên cây mẹ để thụ phấn.
 Gv thực hiện các thao tác mẫu:
 Lưu ý : không chọn những hoa đầu nhụy khô, màu xanh nhạt nghĩa là hoa còn non, đầu nhụy màu nâu và đã bắt đầu héo thụ phấn sẽ không có kết quả.
 Có thể thay chiếc bút lông bằng những chiếc lông gà.
HĐ 3. Chăm sóc và thu hoạch hạt lai:
 GV hướng dẫn HS phương pháp thu hoạch và cất giữ hạt lai.
HĐ 4. Xử lí kết quả lai:
 GV hướng dẫn HS nghiên cứu phương pháp xử lí kết quả lai theo phương pháp thống kê được giới thiệu trong SGK.
 Việc xử dụng thống kê không bắt buộc HS phải làm nhưng GV nên hướng dẫn HS khá giỏi yêu thích khoa học kiểm tra đánh giá kết quả thí nghiệm và thông báo cho toàn lớp.
 HS quan sát thao tác của GV 
à Tránh hiện tượng tự thụ.
à bảo vệ hoa đã thụ phấn.
 HS chọn hoa trên cây mẹ để thụ phấn theo sự hướng dẫn của GV
 HS quan sát từng thao tác của GV thụ phấn cho hoa cây mẹ
 HS theo dõi dưới sự hướng dẫn của GV.
 HS nghiên cứu phương pháp xử lí kết quả lai theo phương pháp thống kê được giới thiệu trong SGK.
1. Khử nhị trên cây mẹ.
- Chọn những cành hoa còn nụ có màu vàng nhạt để khử nhị (hoa chưa tự thụ phấn ).
(Dùng kim mũi mác tách một bao phấn còn là chất trắng sữa hay màu xanh thì được)
- Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay trái giữ lấy nụ hoa.
- Tay phải cầm kẹp tách bao hoa ra, tỉa từng nhị một , cần làm nhẹ tay, tránh để làm đầu nhụy và bầu nhụy bị thương tổn.
- Trên mỗi chùm chọn lấy 4 – 6 hoa cùng lúc và là những hao mập để khử nhị , cắt tỉa bỏ những hoa khác .
- Bao các hoa đã khử nhị bằng bao cách li.
2. Thụ phấn :
- Chọn những hoa đã nở xòe, đầu nhụy to màu xanh thẫm, có dịch nhờn.
- Thu hạt phấn trên cây bố: chọn hoa vừa nở, cánh hoa và bao phấn vàng tươi, khi chín hạt phấn tròn và trắng.
- Dùng kẹp ngắt nhị bỏ vào đĩa đồng hồ.
- Dùng bút lông chà nhẹ lên các bao phấn để lấy các hạt phấn bung ra.
- Dùng bút lông chấm hạt phấn cây bố lên đầu nhụy hoa của cây mẹ đã khử nhị.
- Bao chùm hoa đã thụ phấn bằng túi cách li, buộc nhãn , ghi ngày và công thức lai.
3. Chăm sóc và thu hoạch hạt lai:
- Tưới nước đầy dủ.
- Khi quả lai chinsthif thu hoạch cần cẩn thận tránh nhầm lẫn các công thức lai.
- Bổ từng quả lai trải hạt trên tờ giấy lọc ghi công thức lai và số thứ tự quả lên tờ giấy đó.
- Phơi khô hạt ở chỗ mát. Khi cần gieothif ngâm tờ giấy đó vào nước lã hạt sẽ tách ra.
4. Xử lí kết quả lai:
Nếu nhiều HS hoặc nhóm HS cùng thực hiện thí nghiệm thì kết ủa thí nghiệm được tổng hợp lại và có thể tiến hành xử lí theo phương pháp thống kê.
 2. HS thực hành: (30’) Từng nhóm HS tiến hành thao tác thí nghiệm theo hướng dẫn. 
 3. Viết báo cáo: (1’) HS viết báo cáo về các bước tiến hành thí nghiệm và kết quả nhận được.
 4. Dặn dò: (1’)
-Ôn lại toàn bộ chương trình chương I và II.
- giải các bài tập chương I và II chuẩn bị tiết bài tập sắp tới và kiểm tra một tiết.
V. Rút kinh nghiệm – Bổ sung: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 18 / 10 / 2010
Tiết 15 - Bài 15: 
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài nay, học sinh cần:
- Biết cách ứng dụng xác suất vào giải các bài tập di truyền.
- Nhận biết được các hiện tượng tương tác gen thông qua phân tích kết quả lai.
- Phân biết được các hiện tượng phân li độc lập với liên kết gen và hoán vị gen thông qua phân tích kết quả lai.
- Nhận biết được gen nằm trên NST giới tính, trênNST giới tính, nên NST thường hay ngoài nhân thông qua kết quả lai.
- Rèn luyện các kỹ năng vận dụng kiến thức lý tuyết để giải các bài tập di truyền.
II. Chuẩn bị:
- GV: + Nếu có máy overhead, slide có thể phát cho học sinh giấy trong để các em giải các bài tập trên đó ở nhà rồi đến lớp trình bày.
 + Nếu không có máy overhead, slide thì có thể cung cấp cho học sinh các tờ giấy khổ lớn (giấy rô - ki) để học sinh trình bày cách giải bài tập của mình một cách ngắn gọn lên sau của các tờ lịch lớn rồi treo trên lớp cho mọi người tham khảo.
- HS: làm trước các bài tập ở nhà.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức(1’)
2. kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV nêu mục đích yêu cầu của buổi ôn
- Phân dụng cụ cho từng nhóm . 
	3. Nội dung ôn tập: 
A. LÍ THUYẾT
 	* Phần 1: Cấu trúc của gen, phiên mã, dịch mã
	- Mỗi gen có một mạch (sợi) chứa thông tin gọi là khuôn (mạch có nghĩa ). Mạch bổ sung đôi khi được gọi là mạch không phải khuôn.
- Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục. Ở phần lớn các gen sinh vật nhân thức có vùng mã hóa không liên tục, bên cạnh những đoạn mã hóa axit amin (êxôn) được xen kẽ bởi các đoạn không mã hóa (intron) mà những đoạn này cũng được phiên mã trong mARN sơ khai, nhưng bị cắt bỏ ở mARN trưởng thành trước khi tham gia dịch mã.
- Mã di truyền là mã bộ ba, tức là cứ 3 Nu lê ô tit trong AND xác định một a xít amin trong phân tử Prôtêin (qua trung gian mARN) 
- Bộ ba AUG là mã mở đầu, còn các bộ ba UGA, UAA, UAG là mã kết thúc.
	* Phần 2: Đột biến gen: 
Thay thế nucêôtit bày bằng nuclêôtit khác à biến đổi côđon này thành biến đổi côđon khác nhưng: 
+ Vẫn xác định axít amin cũ (do mã thoái hóa) à đột biến đồng nghĩa.
+ Xác định axit amin khác à đột biến nhầm nghĩa.
+ Tạo ra côđon kết thúc à đột biến vô nghĩa.
+ Thêm hay bớt 1 nuclêôtít à đột biến dịch khung đọc.
	* Phần 3: Đột biến nhiễm sắc thể:
- Sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có thể xảy ra ở một hoặc vài cặp NST tương đồng à lệch bội, hay ở tất cả các cặp NST tương đồng à đa bội.
- Cơ chế hình thành các đột biến số lượng NST: Do sự không phân li một số (lệch bội) hoặc tất cả các cặp (đa bội ) NST trong quá trình phân bào.
- Các thể tự đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh ra giao tử bình thường à thường bất thụ.
- Các thể tự tứ bội chỉ tạo ra các giao tử lưỡng bội có khả năng sống do sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.
B. BÀI TẬP
 Giáo viên nên để từng nhóm học sinh trình bày cách giải lần lượt các bài tập khác nhau sau đó để các em phân tích cách giải nào là tối ưu cũng như tìm ra nguyên lý giải bài tập di truyền. Sau đây là một vài nguyên lý chung để giải các bài tập di truyền:
	Trước hết , đối với bất kỳ loại bài tập nào học sinh cần đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho những thông tin gì và ta cần phải tìm thông tin gì?
 Đối với loại bài tập về các phép lai đã cho biết tỷ lệ phân li kiểu hình và đòi hỏi ta phải tìm kiểu gen và sơ đồ lai thì sau đó phải tiến hành các bước sau:
	- Xác định tính trạng đã cho là do một hay nhiều gen quy định ?
	- Vị trí của gen có quan trọng hay không? Nếu quan trọng thì cần xác định gen quy định tính trạng nằm trong nhân hay trong tế bào chất? Nếu trong nhân thì nằm trên NST thường hay NST X, Y?
	- Nếu một gen quy định một tính trạng thì gen đó là trội hay lặn, nằm trên NST thường hay trên NST giới tính?
	- Nếu bài ra liên quan đến 2 hoặc nhiều gen thì xem các gen phân ly độc lập hay liên kết với nhau? Nếu liên kết với nhau thì tần số hoán vị gen bằng bao nhiêu ?
	- Nếu hai gen cùng quy định một tính trạng thì dấu hiệu nào chứng tỏ điều này? Kiểu tương tác gen đó là gì? 
	Đôi khi những thông tin đưa ra trong bài chưa đủ để chúng ta đưa ngay ra phương án trả lời chính xác thì cần phải đưa ra một vài khả năng (giả thuyết) để rồi tìm cách loại bỏ các giả thuyết sai và kiểm định lại giả thuyết đúng.
* Lưu ý HS: 
- Cách xác định các loại giao tử và tỉ lệ thành phần các loại giao tử của cá thể có KG đa bội. 
	- Cách nhận biết các qui luật di truyền dựa vào tỉ lệ phân li ở đời con.
	4. Dặn dò:
	- Sưu tầm thêm các dạng toán về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào , đặc biệt về phần cơ chế di truyền để rèn luyện kĩ năng làm bài tập.
	- Giaỉ thêm các bài tập về qui luật di truyền để nhận biết các tỉ lệ đặc trưng cho các kiểu tương tác.
	- Ôn lại toàn bộ kiến thức chương I và II chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiêt.
V. Rút kinh nghiệm – Bổ sung: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 22 / 10 / 2010
Tiết 16 
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài nay, học sinh cần:
- Đánh giá được mức độ nhận thức về mảng kiến thức cơ sở vật chất ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào cũng như các qui luật di truyền.
- Rèn luyện các kỹ năng vận dụng kiến thức lý tuyết để giải các bài tập di truyền.
	- Giáo dục thái độ trung thực , nghiêm túc trong quá trình kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
- GV: + chuẩn bị ma trận và đề kiểm tra – đáp án.
- HS: làm trước các bài tập ở nhà, ôn lại toàn bộ kiến thức chương I và II.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức(1’)
2. kiểm tra bài cũ: không
	3. Nội dung tiết kiểm tra: 
- GV phát đề kiểm tra cho từng HS
- Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc 
4. Dặn dò : 
- Cuối giờ GV thu bài kiểm tra, đếm lại số lượng bài kiểm tra.
- Yêu cầu HS nghiên cứu trước phần : “Di truyền học quần thể”.
V. Kết quả thực hiện:
Lớp
điểm 1
điểm 2
điểm 3
điểm 4
điểm 5
điểm 6
điểm 7
điểm 8
điểm 9
điểm 10
12
12
12
VI. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docqui luật dt.doc