Giáo án Sinh học 12 CB tiết 31: Quá trình hình thành loài

Giáo án Sinh học 12 CB tiết 31: Quá trình hình thành loài

TIẾT 31. BÀI 29. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

- Giải thích được sự cách ly địa lý dẫn đến sự phân hoá vốn gen giữa các quần thể.

- Giải thích tại sao các quần đảo lại là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới. Tại sao ở các đảo giữa đại dương lại hay có những loài đặc hữu.

- Trình bày thí nghiệm của Đốtđơ chứng minh cách ly địa lý dẫn đến sự cách ly sinh sản.

2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh, khái quát tổng hợp.

3. Tư tưởng: Loài mới không tự có mà phải được hình thành từ những quần thể của loài ban đầu.

II. Chuẩn bị phương tiện

1. Giáo viên: Hình một số động vật sống trên đảo, phiếu học tập.

2. Học sinh: Bảng nhóm, bút lông.

III. Trọng tâm - Phương pháp

1. Trọng tâm: Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài

2. Phương pháp: Tìm tòi bộ phận kết hợp sử dụng phương tiện trực quan và SGK.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 CB tiết 31: Quá trình hình thành loài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/01/2008
Tiết 31. Bài 29. Quá trình hình thành loài
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Giải thích được sự cách ly địa lý dẫn đến sự phân hoá vốn gen giữa các quần thể.
- Giải thích tại sao các quần đảo lại là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới. Tại sao ở các đảo giữa đại dương lại hay có những loài đặc hữu.
- Trình bày thí nghiệm của Đốtđơ chứng minh cách ly địa lý dẫn đến sự cách ly sinh sản.
2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh, khái quát tổng hợp.
3. Tư tưởng: Loài mới không tự có mà phải được hình thành từ những quần thể của loài ban đầu.
II. Chuẩn bị phương tiện
1. Giáo viên: Hình một số động vật sống trên đảo, phiếu học tập.
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút lông.
III. Trọng tâm - Phương pháp
1. Trọng tâm: Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài
2. Phương pháp: Tìm tòi bộ phận kết hợp sử dụng phương tiện trực quan và SGK.
IV. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút
- Loài sinh học là gì? Chỉ dựa vào đặc điểm hình thái để phân loại loài có chính xác không? Tạo sao?
- Các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn gì để phân biệt 2 loài vi khuẩn? Trình bày các cơ chế cách ly và vai trò của cơ chế trong quá tình tiến hoá?
3. Nội dung bài mới
Đặt vấn đề: Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách ly sinh sản với quần thể gốc. Có một số phương thức hình thành loài mới khác nhau đó là nội dung của bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Từ kiến thức địa lý, hãy cho biết sự khác nhau giữa các vị trí địa lí là gì? Làm thế nào để phân vùng, khu vực địa lí? (theo địa danh, địa hình, khí hậu)
GV: Cách ly địa lý là gì?
VD: Cho hai dãy núi ven biển có một loài cây mọc đều sau đó nước biển dâng cao.
GV: Yêu cầu thảo luận nhóm: Điều gì sảy ra với quần thể thực vật ở 2 dãy núi?
GV: Vậy cách lí địa lí có vai trò gì trong quá trình hình thành loài mới?
GV: Sự cách ly địa lý có nhất thiết hình thành loài mới không?
GV: Quần đảo là gì?
GV: Tạo sao nói “Quần đảo là phòng thí nghiệm sống cho nghiên cứu hình thành loài”. Tại sao ở các đảo lại hay có các loài đặc hữu?
GV: Hình thành loài bằng con đường địa lý thường xảy ra vỡi những loài có đặc điểm như thế nào? Thời gian diễn ra? 
GV: Cho học sinh đọc to ví dụ SGK về 13 loài chim sẻ ở quần đảo Galapagos.
GV: Phát phiếu học tập.
GV: Yêu cầu Học sinh nghiên cứu SGK thảo luận. Nghiên cứu nội dung SGK mục 2 trang 131 hoàn thành nội dung bảng sau:
Đối tượng
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Kết quả
Nhận xét và giải thích
GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
GV: Thống nhất nội dung.
I. Hình thành loài khác khu vực địa lý
1. Vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới
- Địa lí khác nhau à điều kiện sống khác nhau. Các vùng địa lí được phân biệt bởi các chướng ngại địa lí (sông, núi, biển, đảo, dải đất,...).
- Các trở ngại về mặt địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau gọi là cách li địa lí.
- Cách li địa lí là yếu tố quan trọng dẫn đến cách li sinh sản, từ đó hình thành loài mới.
+ Do sống trong các điều kiện địa lý khác nhau nên CLTN làm thay đổi tần số alen của các quần thể cách ly theo những cách khác nhau.
+ Các yếu tố ngẫu nhiên trong các quần thể khác nhau cũng góp phần đáng kể tạo nên sự sai khác về tần số alen giữa các quần thể.
+ Sự sai khác về tần số alen giữa các quần thể cách ly được duy trì. Các quần thể cách ly không trao đổi vốn gen với nhau. Sự sai khác dẫn đến cách ly tập tính, mùa vụ rồi cách ly sinh sản làm xuất hiện loài mới.
- Đặc điểm: Con đường này xảy ra với những loài phát tán mạnh, phân bố rộng. Xảy ra chậm chạp qua nhiều dạng trung gian.
2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng cách ly địa lý
- Đối tượng thí nghiêm: Ruồi giấm.
- Chuẩn bị: Nuôi một số quần thể trong những lọ thủy tinh chứa tinh bột, một số khác được nuôi trong môi trường có chứa đường mantozơ.
- Tiến hành: Cho 2 loại ruồi nói trên sống chung với nhau.
- Kết quả: Các loại ruồi khác nhau ít giao phối với nhau (dấu hiệu của cách li sinh sản).
- Nhận xét: sự khác biệt về điều kiện môi trường sống (tinh bột và đường mantoz) đã làm xuất hiện sự cách li tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản giữa 2 quần thể ruồi.
- Giải thích: CLTN đã làm phân hóa 2 quần thể ruồi thích nghi với việc tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau à tích lũy các thành phần hóa học khác nhau trong vỏ kitin, làm xuất hiện mùi khác nhau à sự giao phối có chọn lọc và hình thành cách li sinh sản
4. Củng cố
Vai trò của sự cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới:
A. Không có cách ly địa lý thì không thể hình thành loài mới.
B. Cách ly địa lý có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.
C. Cách ly địa lý luôn luôn dẫn đến cách ly sinh sản.
D. Môi trường địa lý khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể cách ly.
5. Dặn dò
Học bài, làm bài tập SGK, đọc trước bài 30.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 31 sinh hoc 12 CB.doc