Đề cương Sinh 12 - Chương 5 (kèm đáp án)

Đề cương Sinh 12 - Chương 5 (kèm đáp án)

1/ Trong các phương pháp sau đây:

I. Chọc dò dịch ối. II.Liệu pháp gen. III.Sinh thiết tua nhau. IV.Di truyền phả hệ.

Phương pháp nào được sử dụng để phát hiện thai nhi có bệnh hay không?

 a III, IV. b II, IV. c I, IV. d I, III.

 2/ Để giảm bớt các đột biến phát sinh, con người cần thực hiện biện pháp nào?

 a Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.

 b Sử dụng liệu pháp gen, tư vấn di truyền y học.

 c Tạo môi trường trong sạch, tránh các đột biến phát sinh.

 d Tất cả các biện pháp trên.

 3/ Quy trình kỹ thuật liệu pháp gen gồm các bước:

I. Chọn dòng tế bào có gen lắp đúng và đưa trở lại người bệnh.

II.Tách tế bào đột biến ra từ bệnh nhân.

III.Các bản sao bình thường của gen đột biến qua virut tái tổ hợp được đi vào tế bào đột biến.

Việc áp dụng quy trình kỹ thuật liệu pháp gen để điều trị các bệnh di truyền gồm các bước theo trình tự:

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1756Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Sinh 12 - Chương 5 (kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI CHƯƠNG V: DI TRUYỀN NGƯỜI
1/ Trong các phương pháp sau đây:
I. Chọc dò dịch ối.	II.Liệu pháp gen.	III.Sinh thiết tua nhau.	IV.Di truyền phả hệ.
Phương pháp nào được sử dụng để phát hiện thai nhi có bệnh hay không?
	a	III, IV.	b	II, IV.	c	I, IV.	d	I, III.
 2/ Để giảm bớt các đột biến phát sinh, con người cần thực hiện biện pháp nào?
	a	Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.
	b	Sử dụng liệu pháp gen, tư vấn di truyền y học.
	c	Tạo môi trường trong sạch, tránh các đột biến phát sinh.
	d	Tất cả các biện pháp trên.	
 3/ Quy trình kỹ thuật liệu pháp gen gồm các bước:
I. Chọn dòng tế bào có gen lắp đúng và đưa trở lại người bệnh.
II.Tách tế bào đột biến ra từ bệnh nhân.
III.Các bản sao bình thường của gen đột biến qua virut tái tổ hợp được đi vào tế bào đột biến.
Việc áp dụng quy trình kỹ thuật liệu pháp gen để điều trị các bệnh di truyền gồm các bước theo trình tự:
	a	II --> III --> I.	b	I --> II --> III.	c	III --> II --> I.	d	II --> I --> III.
 4/ Nhiệm vụ nào sau đây không đúng với di truyền y học tư vấn khi tư vấn cho các cặp vợ chồng mà bản thân họ hoặc những người trong dòng học mắc bệnh?
	a	Cung cấp thông tin về khả năng mắc một bệnh di truyền nào đó ở đời con.
	b	Cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh con để phòng, hạn chế hậu quả xấu.
	c	Chẩn đoán đúng các bệnh di truyền.
	d	Đưa các biện pháp chữa trị thích hợp với các bệnh di truyền.
 5/ Để tổng hợp mạch ADN trên khuôn ARN, virut HIV sử dụng enzim nào?
	a	Enzim phiên mã ngược.	b	Enzim restrictaza. cEnzim ADN pôlimeraza.	 d	Enzim lipaza.
 6/ Ttrong các biện pháp dưới đây:
I.Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước khi sinh. II.Tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến.
III.Lập bản đồ gen.	IV.Nghiên cứu di truyền phân tử.
Các biện pháp tiến hành để bảo vệ vốn gen của loài người là:
	a	II, III, V.	b	I, II, III.	c	I, II, IV.	d	II, III, IV.
 7/ Điều nào sau đây là đúng khi nói về ung thư?
	a	Nguyên nhân chính là do sự biến đổi trong cấu trúc ADN
	b	Để phòng ngừa cần hạn chế các tác nhân gây ưng thư, bảo vệ môi trường trong sạch
	c	Hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u ác tính.
	d	Cả a, b và c.
 8/ Điều nào sau đây không đúng với HIV?
	a	Sử dụng enzim phiên mã ngược để tổng hợp mạch ARN từ ADN.
	b	Trong đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, virut sinh sản chậm nhưng đều làm rối loạn chức năng tế bào.
	c	Hạt virut gồm 2 phân tử ARN.
	d	Là nguyên nhân gây nên bệnh AIDS.
 9/ Phát biểu nào sau đây là đúng với chỉ số ADN?
	a	Được dùng trong y học để chẩn đoán, phân tích các bệnh di truyền.
	b	Là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit trên ADN không chứa mã di truyền.
	c	Thay đổi theo từng cá thể.
	d	Cả a, b và c.
 10/ Điều nào dưới đây không đúng với bệnh AIDS?
	a	Để chỉ giâia đoạn cuối của bệnh. 	b	Đã có thuốc chữa trị hết hẵn bệnh.
	c	Do virut HIV gây nên. 	d	Còn gọi là hoọi chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
 11/ Để xác định chính xác cá thể trong trường hợp bị tai nạn mà không còn nguyên xác, xác định mối quan hệ huyết thống, truy tìm thủ phạm trong các vụ án, người ta thường dùng phương pháp nào?
	a	Tiến hành thử máu để xác định nhóm máu. 	b	Sử dụng chỉ số ADN.
	c	Quan sát các tiêu bản NST. 	d	Nghiên cứu tính trạng của những người có quan hệ huyết thống
 12/ Liệu pháp gen được sử dụng để làm gì?	
	a	Đưa gen lành vào cơ thể người bệnh thay thế cho gen bệnh. 	b	Điều trị các bệnh di truyền
	c	nhằm phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô. 	d	Cả a, b và c.	
 13/ Việc cấy ghép gen ở người có khó khăn là do:
	a	việc chuyển gen vào các tế bào sinh dục --> nguy hiểm cho các đời sau.
	b	rất phức tạp và người không thể làm vật thí nghiệm.
	c	chỉ mới thực hiện ở tế bào xôma.
	d	a và b.
 14/ Để tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến, con người cần phải:
	a	có dụng cụ phòng hộ thích hợp khi làm việc trong môi trường độc hại. 	b	sử dụng liệu pháp gen.
	c	tránh tiếp xúc với tia phóng xạ, hoá chất độc hại. 	d	Cả a và c.:
 15/ Điều nào sau đây là không đúng với HIV?
	a	Lây lan qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ truyền sang con. 	bLà nguyên nhân gây ra bệnh AIDS.
	c	Vật chất di truyền chỉ chứa 2 chuỗi ADN. 	d	Là một loại virut gây hội chứng suy giảm miễn dich mắc phải ở người.
 16/ Việc tư vấn di truyền được coi là đạt kết quả khi:
	a	cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh con để giảm bớt các bệnh di truyền cho gí đình, xã hội
	b	xây dựng được phả hệ củ người bệnh.
	c	chẩn đoán đúng bệnh ( là bệnh di truyền hay không di truyền). 	d	Cả 3 ý a, b và c.
 17/ Một đứa trẻ 7 tuổi trả lời được các câu hỏi dành cho trẻ 10 tuổi thì chỉ số IQ của nó bằng
	a	170.	b	115.	c	143.	d	175.
 18/ Điều nào sau đây là đúng với gánh nặng di truyền?
	a	Phát hiện hơn 6000 bệnh do đột biến gen và hơn 100 bệnh do sai lệch NST và hiện nay ngày càng tăng.
	b	Các đột biến chuyển sang trạng thái đồng hợp sẽ làm giảm sức sống , gây chết cá thể.
	c	Là sự tồn tại trong vốn gen của quần thể các đột biến gây chết, nữa gây chết. 	d	Cả 3 ý a, b, c.
 19/ Quan sát một bệnh di truyền được quy định bởi một cặp alen được ghi nhận trên sơ đồ phả hệ sau đây:
 	 Nam bệnh 
 Nam bình thường 
	Nữ bình thường
I
 1 2
II
 3 4 5 6
III 7 8 9
Cho biết bệnh do một cặp alen quy định. Bệnh là tính trạng trội hay lặn? Có di truyền liên kết với giới tính không ?
	a	Tính trạng trội - không di truyền liên kết với giới tính. 	bTính trạng lặn - không di truyền liên kết với giới tính.
	c	Tính trạng lặn - có di truyền liên kết với giới tính. 	d	Tính trạng trội - có di truyền liên kết với giới tính.
 20/ Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X gây ra, không có alen tương ứng trên Y.Nếu bố bị mù msù, mẹ bình thường thì con trai của họ bị mù màu là do đã nhận Xm từ:
	a	bố.	b	ông nội.	c	mẹ.	d	bà nội.
 21/ Các bệnh do đột biến gen gây ra là:
	a	loạn dưỡng cơ Đuxen, hội chứng Edward, hội chứng Đao, hội chứng Tớcnơ.
	b	thiếu máu hồng cầu hình liềm, ung thư máu, hoá xơ nang, hội chứng Patau.
	c	thiếu máu hồng cầu hình liềm, hoá sơ nang, loãn dưỡng cơ Đuxen, phêninkêtô niệu.
	d	ung thư máu, hội chứng Patau, loạn dưỡng cơ Đuxen, hội chứng Edward.
 22/ Người ta nói bệnh mù màu và máu khó đông là bệnh của nam giới vì:
	a	bệnh do đột biến gen trội trên NST giới tính Y.	b	bệnh do đột biến gen trội trên NST giới tính X.
	c	bệnh do đột biến gen lặn trên NST giới tính X.	d	bệnh do đột biến gen lặn trên NST giới tính Y.
 23/ Điều nào sau đây là không đúng với bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen ở người?
	a	Do đột biến gen lặn liên kết với NST thường. 	b	Cơ thoái hoá --> tổn thương chức năng vận động.
	c	Bệnh biểu hiện ở 2 - 5 tuổi, nặng dần đến tàn phế. 	dDo đột biến gen mã hoá prôtêin bề mặt tế bào cơ.
 24/ Điểm khác nhau cơ bản của trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng là:
	a	lứa tuổi. bcác tính trạng di truyền từ bố mẹ. 	c	giới tính.	d	kiểu gen.
 25/ Bộ NST của một người có 47 NST, trong đó có 3 NST 18. Đay là bộ NSt của người bị:
	a	bệnh Edward	b	bệnh Tớcnơ.	c	bệnh Đao.	d	bệnh Patau.
 26/ Điều nào sau đây là không đúng với bệnh phêninkêtô niệu ở người?
	a	Gen mã hoá cho enzim chuyển hoá phêninalanin thành alanin bị đột biến. 
	bLàm cho bệnh nhân thiểu năng trí tuệ, mất trí.
	c	Phêninalanin kkhông được chuyển hoá đầu độc tế bào thần kinh ở não. 	dLà bệnh do đột biến gen gây ra.
 27/ Phát biểu nào sau đây là đúng?
	a	Trong bộ NST của người bị bệnh Jacôp, số lượng NST là 47, NST giới tính là XXY.
	b	Trong bộ NST của người bị bệnh Jacôp, số lượng NST là 47, NST giới tính là XYY.
	c	Trong bộ NST của người bị bệnh Jacôp, số lượng NST là 45, NST giới tính là XO.
d	Trong bộ NST của người bị bệnh Jacôp, số lượng NST là 48, NST giới tính là XXXY.
 28/ Ở một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiếc dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lý nhất?
	a	Đột biến dị bội thể ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc thứ 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ.
	b	Hội chứng Đao phát sinh do căpk NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó dần bị tiêu biến.
	c	Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn ở NST 14. 
 	d	Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.
 29/ Gen quy đinh tính trạng di truyền theo dòng mẹ là:
	a	gen trong tế bào chất. b gen nằm trong nhân. c gen nằm trên NST thường.	dgen nằm trên NST GT X.
 30/ Điều nào sau đây là đúng với việc nghiên cứu trẻ đồng sinh?	
	a	Môi trường khác nhau ảnh hưởng đến sự hình thành tính trạng số lượng và chất lượng
	b	Các tính trạng hình thành chịu sự tác động của kiểu gen và môi trường
	c	Xác định mối liên quan giữa các tính trạng có liên quan đến giới tính hay không. 	d	Cả 2 ý a và b	
 31/ Phương pháp nghiên cứu phả hệ lầ phương pháp:
	a	nghiên cứu sự DT của một gen nhất định trên những người cùng một dòng họ qua một thế hệ để xác định tính trạng đó.
	b	nghiên cứu bộ NST của những người cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định tính trạng đó.
	c	theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.
	d	theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người của nhiều dòng họ qua một thế hệ.
 32/ Để xác định sự di truyền các tính trạng trong phương pháp di truyền phả hệ, số thế hệ cần thiết phả theo dõi ít nhất là:
	a	3 thế hệ.	b	1 thế hệ.	c	2 thế hệ.	d	4 thế hệ.
 33/ Di truyền y học là:
	a	khoa học nghiên cứu các bệnh di truyền phân tử. 	
	b khoa học nghiên cứu và ngăn ngừa hậu quả các bệnh di truyền.
	c	khoa học nghiên cứu và chữa trị các bệnh di truyền. 	d	nghành học về các tật bệnh di truyền ở ngưòi.
 34/ Các bệnh nào dưới đây ở người không liên quan đến đột biến NST?
	a	Claiphentơ.	b	Đao. c	Hồng cầu hình liềm. 	d	Tớcnơ.
 35/ Cơ chế hình thành đột biến NST: XXX ( hội chứng 3 X ) ở người diễn ra như thế nào?:
	a	Cặp NST XY không phân ly trong giảm phân. 	b	Cặp NST XX không phân ly trong nguyên phân.
	c	Có hiện tượng không phân ly của cặp NST XY trong nguyên phân. 
	 d	Cặp NST XX không phân li trong giảm phân.
 36/ Để xác định một tính trạng nào đó là trội hay lặn, người ta thường sử dụng phăơng pháp nghiên cứu:
	a	di truyền phân tử.	b	di truyền tế bào.	c	phả hệ.	d	trẻ đồng sinh.
 37/ Hội chứng "tiếng mèo kêu" ở người xảy ra là do:
	a	thêm một NST số 21	b	thêm một NST giới tính X (XXY)
	c	mất một phần NST số 5.	d	mất một NST giới tính X ( XO).
 38/ Khi nghiên cứu tiêu bản ở một tế bào động vật có bộ NST rất giống bộ NST ở người, người ta đếm được 48 NST, trong đó có 2 NST không tìm được NST tương đồng với nó. Tế bào đó là
	a	tế bào sinh tinh ở tinh tinh.	b	tế bào đột biến dị bội ở người.
	c	tế bào giao tử đột biến ở người.	d	tế bào sinh trứng ở tinh tinh.
 39/ Trong điều trị bệnh ung thư, để diệt các tế bào khối u, người ta thường dùng:
	a	cônxixin. b EMS. c chất 5 - brôm uraxin ( 5- BU).	 d	tia phóng xạ hoặc hoá chất.
 40/ Hội chứng "Patau" ở người xảy ra là do:
	a	mất 1 phần NST số 5. b	thêm 1 NST số 21. c thêm 1 NST số 13. dmất 1 NST giới tính (XO).
 41/ Phương pháp nghiên cứu di truyền được dùng để phát hiên hội chứng Tớcnơ ở người là:
	a	trẻ đồng sinh.	b	di truyền tế bào.	c	phả hệ.	d	di truyền phân tử.
 42/ Bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen là một bệnh di truyền hiếm gặp, Quan sát sơ đồ phả hệ về chứng loạn dưỡng cơ Đuxen ở một gia đình sau. Hãy cho biết cơ chế di truyền của gen gây bệnh?
	Nam bình thường	Nam bệnh 
	Nữ bình thường 
a	Gen trội, trên NST thường.	b	Gen trội, trên NST giới tính X.
	c	Gen lặn, trên NST giới tính X.	d	Gen lặn, trên NST thường.
 43/ Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn liên kết với NST giới tính X. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, khả năng con của họ bị bệnh máu khó đông là:
	a	50%	b	25%	c	75%.	d	12,5%
 44/ Ở người, da bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường gây ra, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X gây ra không có alen trên Y. Trong một gia đình, bố và mẹ đều bình thường về cả 2 tính trạng trên nhưng con trai của họ bị cả 2 bệnh trên. Vậy kiểu gen của bố, mẹ lần lượt là:
	a	AAXMY x AaXMXm.	b	AaXMY x AaXMXm. c AaXMY x AAXMXM. d	AaXMY x AaXMXM.
 45/ Đặc điểm: "má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày thè ra" là của người bị bệnh:
	a	Đao	b	Claiphentơ.	c	Tớcnơ.	d	Patau.
 46/ Cơ chế của các bệnh di truyền phân tử ở người là do:
	a	cấu trúc NST bị đứt dẫn đến prôtêin bị thay đổi.
	b	đột biến gen làm ảnh hưởng đến các prôtêin mà chúng mã hoá.
	c	tác động của các chất phóng xạ, hoá chất độc hại.
	d	cả 2 ý b và c.
 47/ Quan sát sơ đồ phả hệ và cho biết quy luật di truyền nào chi phối sự di truyền tính trạng bệnh?
Nam bình thường Nam bệnh Nữ bình thường Nữ bệnh
a	Di truyền theo gen trên nST giới tính X	b	Di truyền liên kết với giới tính.
	c	Di truyền theo gen trên nST giới tính X	d	Di truyền theo dòng mẹ.
 48/ Các bệnh do biến đổi số lượng và cấu trúc NST là:
	a	thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng Patau, hội chứng Edward, hội chứng Tớcnơ
	b	ung thư máu, hội chứng Patau, hội chứng Edward, hội chứng Đao, hội chứng Tớcnơ.
	c	ung thư máu, hoá xơ nang, hội chứng Patau, loạn dưỡng cơ Đuxen, 
	d	ung thư máu, hội chứng Patau, hội chứng Edward, hội chứng Tớcnơ.
 49/ Phát biểu nào sau đây là đúng về bệnh ung thư?
	a	Bệnh ung thư làm cho tế bào phân chia liên tục và di chuyển vị trí tạo thành khối u.
	b	Bệnh ung thư được gây nên bởi nguyên nhân duy nhất là đột biến gen.
	c	Bệnh ung thư làm cho enzim tích tụ trong cơ thể gây tổn thương tế bào thần kinh, tạo khối u.
	d	Bệnh ung thư làm tăng số lượng prôtêin làm rối loạn chuyển hoá nên tế bào tạo khối u.
¤ Đáp án :
	 1[ 1]d...	 2[ 1]d...	 3[ 1]a...	 4[ 1]d...	 5[ 1]a...	 6[ 1]c...	 7[ 1]d...	 8[ 1]a...
	 9[ 1]d...	 10[ 1]b...	 11[ 1]b...	 12[ 1]d...	 13[ 1]d...	 14[ 1]d...	 15[ 1]c...	 16[ 1]d...
	 17[ 1]c...	 18[ 1]d...	 19[ 1]c...	 20[ 1]c...	 21[ 1]c...	 22[ 1]c...	 23[ 1]a...	 24[ 1]d...
	 25[ 1]a...	 26[ 1]a...	 27[ 1]b...	 28[ 1]a...	 29[ 1]a...	 30[ 1]d...	 31[ 1]c...	 32[ 1]a...
	 33[ 1]b...	 34[ 1]c...	 35[ 1]d...	 36[ 1]c...	 37[ 1]c...	 38[ 1]a...	 39[ 1]d...	 40[ 1]c...
	 41[ 1]b...	 42[ 1]c...	 43[ 1]d...	 44[ 1]b...	 45[ 1]a...	 46[ 1]b...	 47[ 1]d...	 48[ 1]b...
	 49[ 1]a...

Tài liệu đính kèm:

  • docCÂU HỎI CHƯƠNG V.doc