Giáo án Sinh học 12 CB tiết 26: Các bằng chứng tiến hoá

Giáo án Sinh học 12 CB tiết 26: Các bằng chứng tiến hoá

CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

TIẾT 26. BÀI 24. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

 - Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các sinh vật.

 - Giải thích được bằng chứng phôi sinh học và bằng chứng địa lí sinh vật học.

 - Nêu được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử về nguồn gốc thống nhất của sinh giới.

2. Kỹ năng

 - Rèn luyện các kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để thu nhận thông tin.

 - Phát triển năng lực tư duy lí thuyết phân tích , tổng hợp, so sánh, khái quát.

3. Tư tưởng: Hình thành quan điểm duy vật biện chứng về quá trình tiến hóa và tin tưởng vào học thuyết tiến hóa.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 CB tiết 26: Các bằng chứng tiến hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/12/2008
Phần Sáu: Tiến Hóa
Chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hoá
Tiết 26. Bài 24. Các bằng chứng tiến hoá
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
	- Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các sinh vật.
	- Giải thích được bằng chứng phôi sinh học và bằng chứng địa lí sinh vật học.
	- Nêu được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử về nguồn gốc thống nhất của sinh giới.
2. Kỹ năng
	- Rèn luyện các kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để thu nhận thông tin.
	- Phát triển năng lực tư duy lí thuyết phân tích , tổng hợp, so sánh, khái quát.
3. Tư tưởng: Hình thành quan điểm duy vật biện chứng về quá trình tiến hóa và tin tưởng vào học thuyết tiến hóa.
II. Chuẩn bị phương tiện
1. Giáo viên: Hình vẽ 24 SGK.
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút lông.
III. Trọng tâm - Phương pháp
1. Trọng tâm: Khái niện và ý nghĩa của các loại bắng chứng
2. Phương pháp: Tìm tòi bộ phận kết hợp sử dụng phương tiện trực quan và SGK.
IV. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút
(Giới thiệu phần mới: Phần sáu – Tiến Hóa)
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Treo tranh vẽ H24.1 – sách giáo khoa lên bảng.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát và thực hiện lệnh ở sách giáo khoa.
GV: Yêu cầu học sinh nêu khái niệm cơ quan tương đồng?
- Học sinh phân nhóm và đại diện mỗi nhóm trình bày à Học sinh khác nhận xét à Giáo viên chốt ý.
GV: Đặc điểm tương đồng giữa các loài khác nhau có ý nghĩa như thế nào?
GV: Giải thích khái niệm phân li tính trạng.
GV: Nêu một số ví dụ. (Có tranh ảnh kèm theo)
VD1: Vây cá mập (lớp cá) và vây cá voi (lớp thú).
VD2: Cánh dơi (lớp thú) và cánh chim (lớp chim).
GV: Cho quan sát tranh vẽ hình 24.2 – SGK .
GV: Quan sát các giai đoạn phát triển phôi thai của những loài động vật có xương sống khác nhau, em hãy cho biết chúng có điểm nào giống nhau? Sự giống nhau đó có ý nghĩa gì?
- Học sinh phân nhóm và đại diện mỗi nhóm trình bày à Giáo viên nhận xét bổ sung.
GV: Giáo viên giới thiệu cho học sinh hiểu thế nào là địa lí sinh vật học?
GV: Cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa.
GV: Yêu cầu học sinh nêu nhận định của Đacuyn về sự phân bố của sinh vật trên trái đất?
GV: Cho học sinh nghiên cứu bảng 24-sách giáo khoa.
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét về mức độ giống nhau về các axitamin trong chuỗi hêmôglôbin giữa các loài?
GV: Học sinh vận dụng kiến thức đã học ở các lứop dưới để nêu thêm bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh nguồn gốc chung của sinh vật.
GV: Cho học sinh thảo luận tìm các bằng chứng tế bào chứng minh nguồn gốc chung của sinh vật?
- Học sinh vận dụng trả lời câu hỏi
- Học sinh khác nhận xét à Giáo viên nhận xét bổ sung à chốt ý
I. Bằng chứng giải phẫu so sánh
1. Cơ quan tương đồng
- Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là những cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở một loài tổ tiên, mặc dù hiện tại có thể thực hiện những chức năng khác nhau.
Ví dụ: Chi trước của mèo, cá voi, dơi và xương tay của người.
- Chú ý: Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng.
Ví dụ: Ruột thừa, xương cùng ở người.
 => Đặc điểm giải phẫu giống nhau của các cơ quan tương đồng giữa các loài phản ảnh nguồn gốc chung của chúng.
- Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li.
2. Cơ quan tương tự
- Là những cơ quan thực hiện chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc chung.
Ví dụ: Vây cá mập và vây cá voi.
- Cơ quan tương tự phản ảnh sự tiến hóa đồng quy.
II. Bằng chứng phôi sinh học
- Phôi của các lớp động vật có xương sống khác nhau nhưng có các giai đoạn phát triển rất giống nhau, hình dạng phôi ở giai đoạn đầu rất giống nhau.
=> Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài là bằng chứng về nguồn gốc chung của sinh vật.
- Dựa vào mức độ giống nhau có thể xác định quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau. 
III. Bằng chứng địa lí sinh vật học
Đacuyn là người đầu tiên nhận ra rằng: 
- Các loài có họ hàng thân thuộc thường phân bố ở các khu địa lí gần nhau. Sự gần gũi về địa lí giúp các loài dễ phát tán con cháu của mình. 
- Những khu địa lí xa nhau nhưng có điều kiện tự nhiên tương tự nhau thường có các loài khác biệt nhau.
 => Điều kiện tự nhiên tương tự nhau không phải là yếu tố quyết định đến sự giống nhau giữa các loài . Sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung.
IV. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
1. Bằng chứng sinh học phân tử
- Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin của cùng một loại prôtêin càng giống nhau.
- Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì sự sai khác về trình tự các nuclêôtit càng ít.
* Nguyên nhân: Các loài vừa mới tách nhau ra từ một tổ tiên chung nên chưa đủ thời gian để chọn lọc tự nhiên có thể phân hóa làm nên sự sai khác lớn về cấu trúc phân tử.
2. Bằng chứng tế bào
- Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào đều có thành phần hóa học và nhiều đặc điểm cấu trúc giống nhau.các tế bào của tất cả sinh vật hiện nay đều dùng chung một loại mã di truyền, đều dùng 20 loại axit amin để cấu tạo prôtêin.
=> Chứng tỏ sinh vật tiến hóa từ một nguồn gốc chung. 
4. Củng cố
Học sinh trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
5. Dặn dò
Chuẩn bị bài “ Học thuyết Lamac và học thuyết ĐácUyn”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 26 sinh hoc 12 CB.doc