Chuyên đề Di truyền phân tử - 193 câu trắc nghiệm có đáp án

Chuyên đề Di truyền phân tử - 193 câu trắc nghiệm có đáp án

DI TRUYỀN PHÂN TỬ

1. Vị trí các cacbon trong cấu trúc của đường đềôxyribô trong 1 nuclêôtit được thêm dấu phẩy vì:

A. Phân tử axit photphoric không có nguyên tử cacbon.

B. Để đánh dấu chiều của chuỗi pôlynuclêôtit.

C. Để phân biệt với các vị trí của nguyên tử C và N trong cấu trúc dạng vòng của bazơ nitric.

D. Mục đích phân biệt đường đêôxyribô và đường ribô.

E. Mục đích xác định vị trí gắn axit photphoric và bazơ nitric.

2. Trong quá trình hình thành chuỗi pôlypeptit, nhóm photphat của nucleotit sau sẽ gắn vào nuclêôtit trước ở vị trí:

A. Cacbon thứ 3 của đường đềôxyribô.

B. Nhóm photphat.

C. Bazơ nitric.

D. Oxy của đường đềôxyribô.

E. Cacbon thứ nhất của đường đềôxyribô.

 

doc 38 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5536Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Di truyền phân tử - 193 câu trắc nghiệm có đáp án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
193 câu trắc nghiệm có đáp án
Nhóm tham gia: 
Nguyễn Thị Huyền Thương Trần Hương Lam
Trần Anh Lĩnh Lê Huy Hoàng
Hồ Thị Huyền Trang Nguyễn Thuỳ Giang
Lê Thị Thu Hà 
DI TRUYỀN PHÂN TỬ
1. Vị trí các cacbon trong cấu trúc của đường đềôxyribô trong 1 nuclêôtit được thêm dấu phẩy vì:
Phân tử axit photphoric không có nguyên tử cacbon.
Để đánh dấu chiều của chuỗi pôlynuclêôtit.
Để phân biệt với các vị trí của nguyên tử C và N trong cấu trúc dạng vòng của bazơ nitric.
Mục đích phân biệt đường đêôxyribô và đường ribô.
Mục đích xác định vị trí gắn axit photphoric và bazơ nitric.
2. Trong quá trình hình thành chuỗi pôlypeptit, nhóm photphat của nucleotit sau sẽ gắn vào nuclêôtit trước ở vị trí:
Cacbon thứ 3 của đường đềôxyribô.
Nhóm photphat.
Bazơ nitric.
Oxy của đường đềôxyribô.
Cacbon thứ nhất của đường đềôxyribô.
3. Sự đa dạng của phân tử axit đềôxyribônuclêic được quyết định bởi:
Số lượng của các nuclêôtit.
Thành phần của các loại nuclêôtit tham gia.
Trật tự sắp xếp của các nuclêôtit.
Cấu trúc không gian của axit đềôxyribônuclêic.
Tất cả đều đúng.
4. Liên kết photphodieste được hình thành giữa hai nuclêôtit xảy ra giữa các vị trí cacbon:
1’ của nuclêôtit trước và 5’ của nuclêôtit sau.
5’ của nuclêôtit trước và 3’ của nuclêôtit sau.
5’ của nuclêôtit trước và 5’ của nuclêôtit sau.
3’ của nuclêôtit trước và 5’ của nuclêôtit sau.
5. Sự bền vững và đặc thù trong cấu trúc không gian xoắn kép của ADN được đảm bảo bởi:
Các liên kết photphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlynuclêôtit.
Liên kết giữa các bazơ nitric và đường đêôxyribô.
Số lượng các liên kết hyđrô hình thành giữa các bazơ nitric của 2 mạch.
Sự kết hợp của ADN với prôtêin histôn trong cấu trúc của sợi nhiễm sắc.
Sự liên kết giữa các nuclêôtit.
6. Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi:
Tính bền vững của các liên kết photphodieste.
Tính yếu của các liên kết hyđrô trong nguyên tắc bổ sung.
Cấu trúc không gian xoắn kép của ADN.
Sự đóng và tháo xoắn của sợi nhiễm sắc.
Đường kính của phân tử ADN.
7. ADN có cấu trúc không gian xoắn kép dạng vòng khép kín được thấy ở:
Vi khuẩn.
Lạp thể.
Ti thể.
B và C đúng.
A, B và C đều đúng.
8. Sinh vật có ARN đóng vai trò là vật chất di truyền là:
Vi khuẩn.
Virut.
Một số loại vi khuẩn. 
Một số loại virut.
Tất cả các tế bào nhân sơ.
9. Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng:
Trình tự của các axit photphoric quy định trình tự của các nuclêôtit.
Trình tự của các nucleotit trên gen quy định trình tự của các axit amin.
Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc không gian của ADN.
Trình tự của các đềôxyribô quy định trình tự của các bazơ nitric.
10. Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzym ADN pôlymeraza tác động theo cách sau:
Dựa trên phân tử ADN cũ để tạo nên 1 phân tử ADN hoàn toàn mới, theo nguyên tắc bổ sung.
Enzym di chuyển song song ngược chiều trên 2 mạch của phân tử ADN mẹ để hình thành nên các phân tử ADN con bằng cách lắp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung.
Enzym ADN polymeraza chỉ có thể tác động trên mỗi mạch của phân tử ADN theo chiều từ 3’ đến 5’.
Enzym tác động tại nhiều điểm trên phân tử ADN để quá trình nhân đôi diễn ra nhanh chóng hơn.
11. Hai mạch ADN mới được hình thành dưới tác dụng của enzym pôlymeraza dựa trên 2 mạch của phân tử ADN cũ theo cách:
Phát triển theo hướng từ 3’ đến 5’(của mạch mới).
Phát triển theo hướng từ 5’ đến 3’(của mạch mới).
Một mạch mới được tổng hợp theo hướng từ 3’ đến 5’ còn mạch mới kia phát triển theo hướng từ 5’ đến 3’.
Hai mạch mới được tổng hợp theo hướng ngẫu nhiên, tuỳ theo vị trí tác dụng của enzym.
12. Đoạn Okazaki là:
Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên ADN cũ trong quá trình nhân đôi.
Một phân tử ARN thông tin được sao ra từ mạch không phải là mạch gốc của gen.
Các đoạn ADN mới được tổng hợp thành từng đoạn ngắn trên 1 trong 2 mạch của ADN cũ trong quá trình nhân đôi.
Các đoạn ARN ribôxôm được tổng hợp từ các gen của nhân con.
Các đoạn ADN mới được tổng hợp trên cả 2 mạch của phân tử ADN cũ trong quá trình nhân đôi.
13. Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng:
A. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ.
Sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN, duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.
Góp phần tạo nên hiện tượng biến dị tổ hợp.
A và B đúng.
A, B và C đều đúng.
14. Định nghĩa nào sau đây về gen là đúng nhất:
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin quy định tính trạng.
Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại ARN hoặc tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin.
Một đoạn của phân tử ADN tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin như gen điều hoà, gen khởi hành, gen vận hành.
Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại ARN thông tin, vận chuyển và ribôxôm.
Là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền.
15. Chức năng nào dưới đây của ADN là không đúng:
Mang thông tin di truyền quy định sự hình thành các tính trạng của cơ thể.
Trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
Nhân đôi nhằm duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá.
Mang các gen tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin.
16. Phát biểu nào dưới đây không đúng:
Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp sẽ gắn lại với nhau thành một mạch liên tục dưới tác dụng của enzym ADN ligaza.
Sợi dẫn đầu là mạch đơn được tổng hợp liên tục trong quá trình nhân đôi từ một mạch của ADN mẹ trên đó enzym ADN pôlymeraza di chuyển theo chiều tác động của các enzym tháo xoắn và phá vỡ liên kết hyđrô.
Sự nhân đôi có thể diễn ra ở nhiều điểm trên ADN.
Do kết quả của sự nhân đôi, 2 ADN mới được tổng hợp từ ADN mẹ theo nguyên tắc bán bảo toàn.
Sợi đi theo là các đoạn Okazaki được tổng hợp trong quá trình nhân đôi từ một mạch của ADN mẹ, trên đó enzym ADN pôlymeraza di chuyển theo chiều các enzym tháo xoắn và phá vỡ liên kết hyđrô.
17. Hiện tượng hoán vị gen xảy ra do:
Đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa các NST.
Hiện tượng lặp đoạn do trao đổi chéo bất thường giữa 2 NST tương đồng.
Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào 1 của giảm phân.
Hiện tượng phân ly ngẫu nhiên của các NST trong cặp đồng dạng của kì sau lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm.
Đột biến đảo đoạn NST.
18. Phát biểu nào dưới đây là không đúng:
Cơ chế nhân đôi của ADN đặt cơ sở cho sự nhân đôi của NST.
Phân tử ADN đóng xoắn cực đại vào kì đầu 1 trong quá trình phân bào giảm nhiễm.
Các liên kết photphođieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi là các liên kết bền vững do đó tác nhân đột biến phải có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc ADN.
Việc lắp ghép các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung trong quá trình nhân đôi đảm bảo cho thông tin di truyền được sao lại một cách chính xác.
Không phải chỉ có mARN mà tARN và rARN đều được tổng hợp từ các gen trên ADN.
19. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: ATG XAT GGX XGX A Trong quá trình tự nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch khuôn này sẽ có trình tự:
ATG XAT GGX XGX A
TAX GTA XXG GXG T
UAX GUA XXG GXG U
ATG XGT AXX GGXGT
20. Sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc giữa các loại ARN do các yếu tố sau quyết định:
Số lượng, thành phần các loại ribônuclêôtit trong cấu trúc.
Số lượng, thành phần, trật tự của các loại ribônuclêôtit và cấu trúc không gian của ARN.
Thành phần và trật tự các loại ribônuclêôtit.
Cấu trúc không gian của các loại ARN.
Số lượng các loại ribônuclêôtit.
21. Mô tả nào sau đây là đúng nhất về tARN:
tARN là một pôlyribônuclêôtit có số ribônuclêôtit tương ứng với số nuclêôtit trên mỗi mạch của gen cấu trúc.
tARN là một pôlyribônuclêôtit gồm từ 80 đến 100 ribônuclêôtit không tạo xoắn, một đầu tự do còn một đầu mang axit amin.
tARN là một pôlyribônuclêôtit gồm từ 80 đến 100 ribônuclêôtit cuốn xoắn ở một đầu trên cơ sở nguyên tắc bổ sung thực hiện trên tất cả các ribônuclêôtit của tARN, một đầu mang axit amin và một đầu mang bộ ba đối mã.
tARN là một pôlyribônuclêôtit gồm từ 80 đến 100 ribônuclêôtit cuốn xoắn ở một đầu, có đoạn các bazơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung và có những đoạn không bổ sung tạo nên các thuỳ tròn. Một đầu tự do mang axit amin đặc hiệu và một thuỳ tròn mang bộ ba đối mã.
tARN có dạng mạch đơn hay cuộn xoắn một đầu với số ribônuclêôtit từ 160 đến 1300, những tARN này sẽ kết hợp với những prôtêin đặc hiệu để tạo nên các tiểu phần ribôxôm.
22. Cấu trúc không gian của ARN có dạng:
Mạch thẳng.
Xoắn kép tạo bởi 2 mạch pôlyribônuclêôtit.
Xoắn đơn tạo nên 1 mạch pôlyribônuclêôtit.
Có thể có mạch thẳng hay xoắn đơn tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của ARN.
Có thể có mạch thẳng hay xoắn đơn tuỳ theo mỗi loại ARN.
23. Sự hình thành chuỗi pôlyribônuclêotit được thực hiện theo cách sau:
Nhóm HO- ở vị trí 3’ của ribônuclêôtit trước gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5’của ribônuclêôtit sau.
Nhóm HO- ở vị trí 3’ của ribônuclêôtit sau gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5’của ribônuclêôtit trước.
Phát triển chuỗi pôlynuclêôtit từ 5’ đến 3’ hoặc từ 3’ đến 5’ một cách ngẫu nhiên.
Phát triển chuỗi pôlyribônuclêôtit từ đầu 3’đến 5’.
B và D đúng.
24. Sự tổng hợp ARN được thực hiện:
Theo nguyên tắc bổ sung trên 2 mạch của gen.
Theo nguyên tắc bổ sung và chỉ trên một mạch của gen.
Trong nhân đối với mARN còn tARN, rARN được tổng hợp ở ngoài nhân.
Trong hạch nhân đối với rARN, mARN được tổng hợp ở các phần còn lại của nhân và tARN được tổng hợp tại ti thể.
Trong quá trình phân bào nguyên nhiễm.
25. Chọn trình tự thích hợp của các ribônuclêôtit được tổng hợp từ 1 gen có đoạn mạch bổ sung với mạch gốc là: “AGX TTA GXA”
AGX UUA GXA.
UXG AAU XGU.
TXG AAT XGT.
AGX TTA GXA.
TXG AAT XGT.
26. Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở:
Kỳ trung gian.
Kỳ đầu của nguyên phân.
Kỳ sau của nguyên phân.
Kỳ cuối của nguyên phân.
Kỳ giữa của nguyên phân.
27. Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzym ARN pôlymeraza đã di chuyển theo chiều:
Từ 5’ đến 3’.
Từ 3’ đến 5’.
Chiều ngẫu nhiên.
Từ giữa gen tiến ra 2 phía.
Tất cả đều sai.
28. Nội dung nào dưới đây là đúng:
mARN mang thông tin cho việc tổng hợp 1 loại prôtêin, hoạt động của ARN có thể kéo dài qua nhiều thế hệ tế bào.
rARN kết hợp với các prôtêin đặc hiệu để hình thành nên sợi nhiễm sắc.
tARN đóng vai trò vận chuyển axit amin, có thể sử dụng qua nhiều thế hệ tế bào và 1 tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin.
mARN mang thông tin cho việc tổng hợp một loại prôtêin, có thời gian tồn tại trong tế bào tương đối ngắn.
tARN thực hiện vận chuyển các axit amin đặc hiệu, thời gian tồn tại của tARN trong tế bào là rất ngắn.
29. Phân tử mARN được sao ra từ mạch mang mã gốc của gen được gọi là: 
Bộ ba mã sao.
Bản mã gốc.
Bộ ba mã gốc.
Bản mã sao.
Bộ ba đối mã.
30. Các rARN được tổng hợp chủ yếu ở:
Ribôxôm.
Ty thể và lạp thể.
Trung thể.
Hạch nhân.
ADN trong nhân.
31. Sự giống nhau trong cấu trúc của ADN và ARN là:
Trong cấu trúc của các đơn phân có đường rib«.
Cấu trúc không gian xoắn kép.
 ... . Kì giữa của nguyên phân.
	B. Kì sau của nguyên phân.
	C. Kì đầu của giảm phân I.
	D. Kì đầu của giảm phân II.
158. Sự phân li của các NST kép trong cặp NST tương đồng xảy ra trong kì nào của giảm phân?
	A. Kì sau của phân bào I.
	B. Kì cuối của phân bào I.
	C. Kì giữa của lần phân bào II.
	D. Kì sau của lần phân bào II.
	E. Kì cuối của phân bào II.
159. Với Di truyền học sự kiện đáng quan tâm nhất trong quá trình phân bào là:
	A. Sự hình thành trung tử và thoi vô sắc.
	B. Sự tan rã của màng nhân và hoà lẫn nhân vào bào chất.
	C. Sự nhân đôi, sự phân li và tổ hợp của NST.
	D. Sự phân đôi các cơ quan tử và sự phân chia nhân.
	E. Sự thay đổi hình thái của NST.
160. Trên NST, tâm động có vai trò điều khiển quá trình:
	A. Tự nhân đôi của NST.
	B. Vận động NST trong phân bào.
	C. Bắt cặp của các NST tương đồng.
	D. Hình thành trung tử.
	E. Hình thành thoi tơ vô sắc.
161. Trong giảm phân hiện tượng trao đổi chéo xảy ra ở:
	A. Kì sau I.	C. Kì trước II.
	B. Kì trước I. 	D. Kì giữa I.
	E. Kì giữa II.
162. Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST theo chiều dọc là:
	A. Sợi nhiễm sắc.
	B. Crômatit.
	C. Ôctame.
	D. Nuclêôxôm.
	E. Chuỗi 10 nuclêôxôm.
163. Một trong các vai trò của histon trong NST của sinh vật nhân sơ là: 
	A. Bảo vệ ADN khỏi bị phân đoạn bởi enzym phân cắt.
	B. Cung cấp năng lượng để tái bản ADN. 
	C. Liên kết theo nguyên tắc bổ sung. 
	D. Điều hành phiên mã.
	E. Tham gia tích cực vào quá trình truyền thông tin di truyền.
164. Chức năng của các phân tử histon trong NST của sinh vật nhân chuẩn là:
	A. Cuộn xoắn ADN và giữ chặt trong NST. 
	B. Ổn định cấu trúc và điều hoà hoạt động của gen.
	C. Là chất xúc tác cho quá trình phiên mã. 
	D. Cung cấp năng lượng để tái bản ADN trong nhân.
165. Thành phần hoá học chính của NST gồm:
A. ADN và prôtêin dạng histon.
B. ADN và prôtêin dạng phi histon.	
C. ADN và prôtêin dạng histon và phi histon cùng một lượng nhỏ ARN.
D. ADN và prôtêin cùng các enzym tái bản.
E. ADN, ARN và prôtêin dạng histon.
166. Trong tế bào, ADN và prôtêin có những mối quan hệ sau đây:
1. ADN kết hợp với prôtêin theo tỷ lệ tương đương tạo thành sợi cơ bản.
2. Các sợi cơ bản lại kết hợp với prôtêin tạo thành sợi nhiễm sắc.
3. Gen (ADN) mang mã gốc quy định trình tự axit amin trong protein.
4. Prôtêin enzym (ADN pôlimeraza III) có vai trò quan trọng quá trình tổng hợp ADN.
5. Prôtêin đóng vai trò chất ức chế hoặc kích thích gen khởi động.
6. Enzym tham gia quá trình tổng hợp đoạn mồi trong tái bản ADN. 
Hãy chỉ ra đâu là những mối quan hệ giữa prôtêin và ADN trong cơ chế di truyền?
Các câu trả lời đúng là:
	A. 1, 3, 4 và 5.	
	B. 2, 3, 4 và 6.
	C. 1, 4, 5 và 6.
	D. 3, 4, 5 và 6.
	E. 1, 2, 3 và 4.
167. Nghiên cứu NST khổng lồ có thể xác định được:
	A. Các đột biến cấu trúc NST.
	B. Trình tự sắp xếp của gen trên NST.
	C. Trạng thái phiên mã của gen.
	D. Kết quả sự phiên mã của gen.
	E. Cả A, B, C và D.
168. Từ một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu?
	A. 128.	C. 256.
	B. 160.	D. 64.
	E. 72.
169. Khi làm tiêu bản để quan sát NST ở thực vật, người ta thường dùng đối tượng là chóp rễ vì:
	A. Dễ chuẩn bị và xử lý mẫu. 
	B. Bộ NST có kích thước lớn, dễ quan sát.
	C. Để phân biệt vùng đồng nhiễm sắc và vùng dị nhiễm sắc.
	D. Có nhiều tế bào đang ở các thời kỳ phân chia.
170. Để xác định chất nhiễm sắc giới tính ở người, người ta thường lấy mẫu ở tế bào:
	A. Nước ối.	C. Niêm mạc miệng.
	B. Tóc.	D. Hồng cầu.
	E. Bạch cầu.
171. Alen là:
	A. Một trạng thái của một gen.
	B. Một trạng thái của một lôcut
	C. Hai trạng thái của một lôcut.
	D. Hai trạng thái của hai lôcut.
172. Cặp gen alen là:
	A. Hai alen của cùng một gen.
	B. Hai gen tái tổ hợp dễ dàng.
	C. Cặp gen nằm ở hai vị trí khác nhau.
	D. Hai gen không bổ sung cho nhau về chức phận.
	E. Gồm hai alen cấu trúc giống nhau.
173. Khi hai alen trong một cặp gen giống nhau thì cơ thể mang cặp gen đó gọi là:
	A. Thể đồng hợp.
	B. Thể dị hợp.
	C. Cơ thể lai.
	D. Thể tam bội.
174. Tính trạng trung gian là tính trạng xuất hiện ở cơ thể mang kiểu gen dị hợp do:
A. Gen trội gây chết ở trạng thái dị hợp.
B. Gen lặn gây chết ở trạng thái đồng hợp.
C. Gen trội trong cặp gen tương ứng lẫn át không hoàn toàn gen lặn.
D. Mỗi tính tác động không hoàn toàn thuận lợi.
175. Điểm khác nhau cơ bản về bản chất giữa alen trội và alen lặn:
	A. Về trình tự, số lượng, thành phần các nuclêôtit.
	B. Quy định kiểu hình khác nhau.
	C. Alen trội lấn át hoàn toàn hoặc không hoàn toàn alen lặn.
	D. Cả A và B.
176. Kiểu gen là:
	A. Tập hợp các gen trong tế bào cơ thể.
	B. Tập các gen trên NST của tế bào sinh dưỡng.
	C. Tập hợp các gen trên NST giới tính XY.
	D. Tập hợp các gen trên NST giới tính X.
177. Kiểu hình là:
	A. Tập hợp các tính trạng và đặc tính của cơ thể.
	B. Kết quả tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường.
	C. Sự biểu hiện ra ngoài của kiểu gen.
	D. Một vài tính trạng cần quan tâm.
178. Gen là:
A. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin về một phân tử prôtêin.
B. Một đoạn của đại phân tử axit nuclêic mang thông tin cấu trúc về một hoặc một số chuỗi prôtêin.
C. Một đoạn của phân tử ARN thông tin.
D. Một đoạn của vật chất di truyền đảm nhiệm một chức năng sinh hoá.
E. Một đoạn của đại phân tử axit nuclêic mang thông tin cấu trúc hoặc điều hoà di truyền.
179. Cặp gen không alen là cặp gen:
	A. Bổ sung cho nhau về chức phận.
	B. Tái tổ hợp dễ dàng.
	C. Thuộc 2 lôcut khác nhau.
	D. Cùng qui định 1 loại tính trạng.
180. Vốn gen là:
	A. Toàn bộ thông tin di truyền có trong tất cả các gen của một quần thể.
	B. Toàn bộ các gen của kiểu gen.
	C. Tất cả các alen của các gen có ở các cá thể trong quần thể.
	D. Toàn bộ các gen của loài.
181. Tế bào lưỡng bội của 1 loài sinh vật mang 1 cặp NST tương đồng trên đó có 2 cặp gen dị hợp, liên kết gen hoàn toàn, sắp xếp như sau AB/ab. Khi giảm phân bình thường có thể hình thành những loại giao tử:
	A. AB và ab.
	B. AB, ab, Ab và aB.
	C. A, B, a và b.
	D. AA, BB, Aa và Bb.
182. Một tế bào sinh tinh trùng chứa các gen trên 2 cặp NST có kiểu gen: Aa BD. Thực tế khi giảm phân bình thường có thể tạo nên số giao tử là bd
	A. 2 loại.
	B. 4 loại.
	C. 8 loại.
	D. 4 hoặc 8 loại.	
AB DE 
ab de
183. Kiểu gen của một loài Khi giảm phân bình thường tạo được số giao tử là:
	1. 4 loại.
	2. 8 loại.
	3. 16 loại.
	4. 32 loại.
	5. 2 loại.
Trường hợp đúng là:
	A. 1, 2 và 3.	C. 1, 3 và 5.
	B. 3, 4 và 5.	D. 1, 4 và 5.
	E. 2, 4 và 5.
184. Bộ NST của ruồi giấm 2n = 8 NST, các NST trong mỗi cặp tương đồng đều khác nhau về cấu trúc. Nếu trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST tương đồng mà mỗi cặp NST xảy ra trao đổi chéo ở 1 chỗ thì số loại giao tử được tạo ra là:
	A. 210 loại.
	B. 27 loại.
	C. 52 loại.
	D. 25 loại.
185. ë ngô 2n = 20 NST, trong quá trình giảm phân có 5 cặp NST tương đồng, mỗi cặp xảy ra trao đổi chéo 1 chỗ thì số loại giao tử được tạo ra là:
	A. 210 loại.	C. 215 loại.
	B. 212 loại.	D. 213 loại.
186. Cơ chế dẫn đến sự hoán vị gen trong giảm phân là:
A. Sự nhân đôi của NST.
B. Sự phân li NST đơn ở dạng kép trong từng cặp tương đồng kép.
C. Sự tiếp hợp NST và sự tập trung NST ở kỳ giữa.
D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cromatit ở kì đầu I.
187. Đặc điểm nào dưới đây tạo nên tính phân cực của các mạch polinuclêôtit?
	A. Tỷ lệ các bazơ đặc thù.
	B. Bộ khung đường photphat.
	C. Trình tự bazơ đặc thù.
	D. Các liên kết 3' - 5' photphodieste.
188. Hai đặc điểm quan trọng chất của cấu trúc ADN xoắn kép có liên quan với hoạt tính di truyền của nó là:
	A. Đối song song và xoắn phải đặc thù.
	B. Đối song song và tỷ lệ (A + T)/(G + X) đặc thù.
	C. Đối song song và kết cặp bazơ đặc thù.
	D. Đối song song và tỷ số (A + T)/(G + X) = 1.
189. Một sợi của phân tử ADN xoắn kép có tỷ lệ (A +T)/(G + X). Kết luận nào sau đây đúng?
	A. Thường khác 1 và đặc trưng cho loài.	
	C. Luôn bằng 1.
	B. Không ổn định.	
	D. Thay đổi qua các thế hệ.
190. Sự tái bản ADN sợi kép diễn ra một cách không liên tục là do 2 sợi phân cực ngược chiều và ADN-polimeraza:
	A. Chỉ tổng hợp theo 1 chiều 5'- 3'.
	B. Chỉ tổng hợp theo 1 chiều 3'- 5'.
	C. Không thể tự khởi đầu tổng hợp được.
	D. Khi thì dùng sợi này làm khuôn, lúc thì dùng sợi khác làm khuôn.
191. Phát biểu nào dưới đây KHÔNG đúng:
A. Trong quá trình giải mã ribôxom dịch chuyển trên mARN từ đầu 3’ đến 5’ và chuỗi pôlypeptit được hình thành sẽ bắt đầu bằng nhóm amin và kết thúc bằng nhóm cacbôxyl.
B. Trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlypeptit phản ứng đúng trình tự của các mã bộ ba trên mARN.
C. Sự kết hợp giữa bộ ba mã sao và bộ ba đối mã theo nguyên tắc bổ sung giúp axit amin tương ứng gắn chính xác vào chuỗi pôlypeptit.
D. Khi ribôxom tiếp xúc với bộ ba kết thúc quá trình sinh tổng hợp prôtêin sẽ dừng lại, chuỗi pôlypeptit được giải phóng, tARN cuối cùng được giải phóng dưới dạng tự do và ribôxom trở lại bào tương dưới dạng 2 tiểu phần lớn và bé.
192. Nội dung nào dưới đây là không đúng:
A. Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp các prôtêin nhóm formyl ở vị trí axit amin mở đầu do đó hầu hết prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêthyônin.
B. Trong quá trình giải mã ở tế bào có nhân, tARN mang axit amin mở đầu là mêthyônin đến ribôxom để bắt đầu quá trình giải mã.
C. Sau khi hoàn thành quá trình giải mã, ribôxom rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần giải mã khác.
Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêthyônin.
E. Axit amin mở đầu cho quá trình giải mã ở vi khuẩn là formylmêthônin.
193. Hoạt tính của nhiễm sắc thể là khả năng của ADN: 
A. Tự sao. C. Giải mã. 
B. Sao mã. D. A và B. 
ĐÁP ÁN CÂU HỎI
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
01-10
C
A
E
D
 C
B
E
D
B
B
11-20
B
C
D
E
 B
E
C
B
B
B
21-30
D
E
A
B
 A
A
B
D
D
D
31-40
E
D
A
D
 B
E
B
D
D
C
41-50
B
B
E
C
 B
B
E
C
E
D
51-60
C
C
C
B
 C
C
C
D
E
E
61-70
C
B
B
C
 D
E
D
E
B
 D
71-80
 E
 B
 A
 A
 F
 D
 C
 B
 D
 G
81-90
 B
 B
A
A
 B
B
C
C
E
A
91-100
A 
C 
D
C
 D
C
B
E
C
C
101-110
B
E
E
D
 C
D
B
B
B
B
111-120
B
C
C
B
 C
C
A
B
B
A
121-130
B
C
B
 A
 E
D
E
D
D
E
131-140
D
E
B
C
 E
E
C
C
C 
B
141-150
B
D
E
E
 E
C
E
E
A
E
151-160
C
B
E
E
 E
D
B
A
C
B
161-170
B
 D
A
B
 A
D
E
C
D
C
171-180
A
A
A
C
 D
A
A
E
C
A
181-190
A
D
A
B
 C
D
D
C
A
A
191-200
 A
C
D
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Nguồn: thaytro.vn, 24/09/2009.
Nhóm tác giả: 
Nguyễn Thị Huyền Thương, Trần Hương Lam, Trần Anh Lĩnh, Lê Huy Hoàng, Hồ Thị Huyền Trang, Nguyễn Thuỳ Giang, Lê Thị Thu Hà
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
- website đang xây dựng, cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng:
+ Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục;
+ Tin học, công nghệ thông tin;
+ Giáo trình, giáo án; đề thi, kiểm tra;
Và các nội dung khác.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Tài liệu đính kèm:

  • docSi12.Chuyen-de.Di-truyen-phan-tu.193-cau-trac-nghiem&dap-an.NLS.doc