I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Tại sao Menđen lại suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.
- Biết vận dụng các quy luật xác suất để dự đoán kết quả lai.
- Biết cách suy luận ra kiểu gen của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai.
- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ phân li giao tử, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng suy luận lôgic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết vấn đề của sinh học.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có niềm tin vào khoa học và yêu thích bộ môn.
TUẦN 5. Ngày soạn: 12/09/2009 Bài 9: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP Tiết 9. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: - Tại sao Menđen lại suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử. - Biết vận dụng các quy luật xác suất để dự đoán kết quả lai. - Biết cách suy luận ra kiểu gen của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai. - Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ phân li giao tử, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng. - Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng suy luận lôgic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết vấn đề của sinh học. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có niềm tin vào khoa học và yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: * Thầy: Tranh vẽ phóng to: H6.1, 6.2, 6.3 SGK * Trò: Tìm hiểu bài III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 1’ Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ * Câu hỏi: u Menđen kiểm định giả thuyết của mình như thế nào? Trình bày nội dung quy luật phân li của Menđen? v Viết sơ đồ lai từ P à F2 theo thí nghiệm của Menđen. * Đáp án: u * Menđen kiểm định giả thuyết của mình bằng cách lấy cây F1, F2 lai với cây hoa trắng thuần chủng (phép lai phân tích). * Nội dung quy luật phân li: Mỗi tính trạng do một ặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia. v - Quy ước: alen A: hoa đỏ; alen a: hoa trắng. Ptc: Hoa đỏ AA x Hoa trắng aa G: A a F1: 100% Aa. Cây hoa đỏ. F1 x F1: Aa x Aa G: 0,5A; 0,5a 0,5A; 0,5a F2: Giao tử F1 ♂ 0,5 A ♂ 0,5 a ♀ 0,5 A 0,25 AA 0,25 Aa ♀ 0,5 a 0,25 Aa 0,25 aa TLKG: 1AA : 2Aa: 1aa TLKH: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. 3. Giảng bài mới: 1’ Vào bài: Sau khi thành công về lai một tính trạng, tìm ra quy luật phân li. Menđen đã tiến hành lai hai tính trạng và đã đưa ra quy luật phân li độc lập. TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 20’ Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen: I. THÍ NGHIỆM LAI HAI TÍNH TRẠNG: - Yêu cầu HS trình bày thí nghiệm của Menđen về lai hai tính trạng. - HS nêu, GV ghi tóm tắt TN lên bảng. ? Qua kết quả thí nghiệm, em có nhận xét gì về tỉ lệ kiểu hình ở F2? ▼Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử? ? Nếu xét từng cặp tính trạng riêng rẽ thì có tỉ lệ như thế nào? ? Qua nhận xét này, em rút ra được kết luận gì? - Quy ước gen. Gọi 1 HS lên bảng viết sơ đồ lai kiểm chứng từ P đến F1, xác định giao tử của F1. - Treo bảng phụ: Khung Pennet. ? Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen ở F2? - Nhận xét, hoàn thiện kiến thức. - Hướng dẫn HS cách xác định hệ số trước mỗi kiểu gen. - Đọc thông tin SGK, nêu thí nghiệm của Menđen về lai hai tính trạng. - F2: tỉ lệ xấp xỉ: 9 : 3 : 3 : 1. - Phân tích riêng từng cặp tính trạng. - Tỉ lệ xấp xỉ: 3 trội : 1 lặn. (3 vàng:1 xanh; 3 trơn:1 nhăn). - Nêu kết luận trong SGK. - Dựa vào qui ước gen, 1 HS lên bảng viết sơ đồ lai kiểm chứng. - Tỉ lệ KH: 9 : 3 : 3 : 1. - Tỉ lệ KG: 1AABB: 1aabb: 1AAbb: 1aaBB: 2Aabb: 2aaBb: 2AABb: 2AaBB: 4AaBb. - Chú ý lắng nghe và ghi chép. * Lai 2 cây đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về tính trạng màu hạt và hình dạng hạt: Pt/c: Hạt vàng, trơn X Hạt xanh, nhăn. F1: 100% hạt vàng, trơn. F1 tự thụ phấn. F2: 315 hạt vàng, trơn: 108 hạt vàng, nhăn: 101 hạt xanh, trơn: 32 hạt xanh, nhăn. * Nhận xét: - Tỉ lệ xấp xỉ: 9 : 3 : 3 : 1. - Xét từng cặp tính trạng riêng rẽ có tỉ lệ xấp xỉ: 3 trội : 1 lặn. * Kết luận (Nội dung quy luật phân li độc lập): Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. * Sơ đồ lai kiểm chứng: - Quy ước: A là alen quy định hạt vàng, a là alen quy định hạt xanh, B là alen quy định hạt trơn, b là alen quy định hạt nhăn. - Sơ đồ lai: Pt/c: ♀ AABB X ♂aabb (hạt vàng, trơn) (hạt xanh, nhăn) F1: AaBb (100% hạt vàng, trơn) G F1: AB, Ab, aB, ab. F2: (Lập khung Pennet) ta được: Tỉ lệ phân li kiểu hình: 9/16 vàng, trơn (A-B-): 3/16 vàng, nhăn (A-bb): 3/16 xanh, trơn (aaB-): 1/16 xanh, nhăn (aabb) 7’ Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở tế bào học của quy luật PLĐL. II. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC: - Yêu cầu HS quan sát H9 SGK. ? Tại sao các alen lại phân li độc lập? ? Tại sao lại xuất hiện các kiểu hình mới? - Nhắc lại khái niệm biến dị tổ hợp. - Quan sát H9 SGK. - Gen nằm trên NST, khi NST phân li nên dẫn đến các alen cũng phân li theo. - Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh. - Các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Trong giảm phân các cặp NST phân li độc lập với nhau dẫn đến sự phân li độc lập các alen. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh làm xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau (biến dị tổ hợp). (HS vẽ H 9 vào vở) 5’ Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của các quy luật Menđen. III. Ý NGHĨA CUẢ CÁC QUY LUẬT MENĐEN: ? Tại sao Menđen lại thành công? ? Nêu ý nghĩa của các quy luật Menđen? - Yêu cầu HS thực hiện lệnh (▼) trong SGK. - Hướng dẫn cho HS thấy được quy luật để điền cho đúng. - Nêu điều kiện nghiệm đúng của Menđen. - Đọc thông tin trong SGK để trả lời. - HS vẽ bảng 9 vào vở và điền các số liệu và chỗ có dấu (?). * Điều kiện nghiệm đúng: - Bố mẹ đem lai phải thuần chủng về cặp tính trạng đang xét. - Số lượng đời sau (F2) phải lớn. - Các gen quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST khác nhau. * Ý nghĩa: - Khi biết được tính trạng nào đó di truyền theo quy luật của Menđen chúng ta có thể dự đoán được kết quả lai. - Giải thích được sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. 5’ Hoạt động 4: Củng cố. ? Nêu các điều kiện cần để khi lai các cá thể khác nhau về hai tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1. - Đọc kết luận cuối bài. - Bố mẹ dị hợp tử 2 cặp gen. Có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn; số lượng cá thể con lai phải lớn; các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống ngang nhau. 4. Dặn dò: 1’ - Học bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài. - Nghiên cứu bài tiếp theo “Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen” IV. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 5. Ngày soạn: 14/09/2009 Bài 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN Tiết 10. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Khái niệm tương tác gen. - Biết cách nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình của Menđen trong các phép lai hai tính trạng. - Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu được vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng. - Giải thích được một gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau ra sao thông qua một ví dụ cụ thể. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng suy luận lôgic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết vấn đề của sinh học. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có niềm tin vào khoa học và yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: * Thầy: Tranh vẽ phóng to: H6.1, 6.2, 6.3 SGK * Trò: Tìm hiểu bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 1’ Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ * Câu hỏi: u Trình bày nội dung của quy luật phân li độc lập của Menđen. v Viết sơ đồ lai sau: AaBb X aabb * Đáp án: u Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. v Sơ đồ lai: AaBb X aabb G: ¼ AB: ¼ Ab: ¼ aB: ¼ ab. ab F: ¼ AaBb: ¼ Aabb: ¼ aaBb: ¼ aabb 3. Giảng bài mới: 1’Vào bài: Các quy luật của Menđen, chúng ta chỉ mới biết được 1 gen quy định một tính trạng. Nhưng trong thực tế có những trường hợp khác. TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 26’ Hoạt động 1: Tìm hiểu tương tác gen. I. TƯƠNG TÁC GEN: - Yêu cầu HS nêu khái niệm tương tác gen. Có những kiểu tương tác nào? ▼Hai alen thuộc cùng 1 gen (ví dụ, alen A và a) có thể tương tác với nhau theo những cách nào? - Giới thiệu về sự tương tác: sản phẩm của gen tương tác chứ không phải các gen tương tác trực tiếp. - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và kết quả thí nghiệm trong SGK. ? Qua kết quả, em có nhận xét gì? - Giải thích và hướng dẫn HS viết sơ đồ lai. - Giải thích sự tương tác bổ sung giữa gen A và gen B thông qua sơ đồ chuyển hóa các chất. * Chú ý: Ngoài tỉ lệ 9 : 7, còn có nhiều tỉ lệ khác, GV cho các tỉ lệ tương tác thường gặp. ? Bản chất của tương tác cộng gộp. - Hướng dẫn HS cách nhận biết tương tác gen thông qua thay đổi tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời F2 (biến đổi tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 thành tỉ lệ 1 : 4 : 6 : 4 : 1) ? Nếu số lượng gen quy định một tính trạng tăng lên thì số loại kiểu gen và kiểu hình sẽ thay đổi như thế nào? Khi đó đồ thị sẽ thay đổi như thế nào? - Hướng dẫn HS biết được tính trạng số lượng thường chịu tác động cộng gộp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường - Đọc thông tin trong SGK, nêu khái niệm tương tác gen. - Dựa vào kiến thức đã học để trả lời: Trội – lặn hoàn toàn; trội – lặn không hoàn toàn; đồng trội. - Chú ý lắng nghe. - Đọc thí nghiệm và kết quả thí nghiệm. - Nêu nhận xét của mình về tỉ lệ và màu hoa. - Chú ý lắng nghe. Viết sơ đồ lai. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe và ghi nhớ. - Trả lời câu hỏi. - Chú ý lắng nghe. - Dựa vào công thức ở cuối bài trước để trả lời. - Dựa vào sơ đồ trong SGK, từ đó có thể suy ra đồ thị của kiểu hình. * Khái niệm: Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình. Gồm có: - Tương tác giữa các alen thuộc cùng một gen. - Tương tác giữa các gen không alen. * Các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động với nhau để tạo nên kiểu hình. 1. Tương tác bổ sung: - Quy trình thí nghiệm và kết quả thí nghiệm: SGK. - Nhận xét: + Từ tỉ lệ 9 : 7 à F2 có 16 tổ hợp gen à F1 dị hợp tử 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. + F2 có 2 loại kiểu hình à màu hoa do 2 cặp gen quy định. - Giải thích: + Khi có mặt đồng thời cả 2 alen trội (A và B) thì cây có hoa màu đỏ. + Khi chỉ có 1 trong 2 alen trội (A hoặc B) hoặc không có alen trội nào thì cây có hoa màu trắng. - Sơ đồ lai kiểm chứng: Dòng hoa trắng 1 (AAbb) X Dòng hoa trắng 2 (aaBB) F1: AaBb 100% cây hoa đỏ. F2: 9 A-B- (hoa đỏ) : 3 A-bb (hoa trắng) : 3 aaB- (hoa trắng) : 1 aabb (hoa trắng). 2. Tương tác cộng gộp: * Tương tác cộng gộp: là tương tác khi các alen trội thuộc 2 hoặc nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội (bất kể thuộc lôcut nào) đều làm tăng sự biểu hiện kiểu hình đó lên một chút ít. - Ví dụ: SGK. - Khi số lượng gen cộng gộp tăng lên thì số loại kiểu gen và kiểu hình sẽ tăng, sự sai khác kiểu hình là rất nhỏ. 7’ Hoạt động 2: II. TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN: ? Gen đa hiệu là gì? - Nêu và giải thích ví dụ trong SGK. - Nêu các ví dụ khác nề tính đa hiệu của gen. - Trả lời câu ... động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình. Giữa các gen không alen có những kiểu tương tác là: tương tác bổ sung, tương tác cộng gộp. v Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 9 : 7, vì thế đây là kiểu tương tác bổ sung. Viết sơ đồ lai từ P đến F2. P: AABB X aabb F1: AaBb 100% hoa đỏ. F2: 9 A-B- (hoa đỏ) : 3 A-bb (hoa trắng) : 3 aaB- (hoa trắng) : 1 aabb (hoa trắng). 3. Giảng bài mới: 1’Vào bài: Các cặp gen quy định các cặp tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân tạo giao tử. Vậy các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng thì chúng có phân li độc lập hay không? TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu liên kết gen. I. LIÊN KẾT GEN: - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và thực hiện lệnh trong SGK. ? Tại sao lại có sự khác nhau đó? ▼Hãy giải thích kết quả của phép lai và viết sơ đồ lai từ P đến F2? - Hướng dẫn HS tại sao ở Fa chỉ có 2 loại kiểu hình mà không phải là 4 kiểu hình như ở quy luật phân li độc lập của Menđen. ? Các gen cùng nằm trên 1 NST thì chúng sẽ di truyền như thế nào? * Một loài có bộ NST 2n = 24 có bao nhiêu nhóm liên kết gen? - Giải thích và hướng dẫn cách xác định số nhóm gen liên kết của 1 loài. - Đọc thông tin SGK và thực hiện lệnh trong SGK. - Từ F1 xác định được tính trội – lặn của màu thân và chiều dài cánh. - Chú ý lắng nghe và ghi chép. - Trả lời câu hỏi. - Trả lời câu hỏi. - Trả lời câu hỏi. - Đối tượng: Ruồi giấm. Pt/c: ♀ Thân xám, cánh dài X ♂ Thân đen, cánh cụt. F1: 100% thân xám, cánh dài. ♂ F1 thân xám, cánh dài X ♀ Thân đen, cánh cụt. Fa: 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt. * Giải thích: Số kiểu tổ hợp giảm, số kiểu hình giảm, do các gen trên cùng 1 NST luôn đi cùng nhau trong quá trình sinh giao tử, hạn chế sự tổ hợp tự do của các gen. * Các gen nằm trên cùng một NST tạo thành 1 nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau. 17’ Hoạt động 2: Tìm hiểu hoán vị gen. II. HOÀN VỊ GEN: * Có phải các gen trên 1 NST lúc nào cũng di truyền cùng nhau? – Dẫn dắt sang mục II. - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. ? Cách tiến hành thí nghiệm về hiện tượng LKG và HVG. ? So sánh kết quả TN với kết quả của PKĐL và LKG. ? Moocgan giải thích hiện tượng này như thế nào? - Yêu cầu HS quan sát H11 SGK và thảo luận nhóm: + Sơ đồ mô tả hiện tượng gì? + Diễn ra như thế nào? + Kết quả của hiện tượng? - Giải thích sự trao đổi chéo ở một số crômatit tương đồng trong kì đầu của quá trình giảm phân tạo giao tử. ? Cách tính tần số HVG? ? Tính tần số HVG trong thí nghiệm của Moocgan? - Hướng dẫn HS cách viết sơ đồ lai trong trường hợp LKG và HVG. - Tại sao tần số HVG không vượt quá 50%? - Đọc thông tin SGK. - Trả lời câu hỏi. - Trả lời câu hỏi. - Đọc mục II.2 để trả lời câu hỏi. - Quan sát H11 và thảo luận nhóm, thống nhất ý kiển về những nội dung GV đã đề ra. - Trả lời câu hỏi. - Tính tần số HVG. - Chú ý lắng nghe và ghi chép. - Nghiên cứu và trả lời câu hỏi. 1. Thí nghiệm của Moocgan và hiện tượng hoán vị: - Đối tượng: Ruồi giấm. Pt/c: ♀ Thân xám, cánh dài X ♂ Thân đen, cánh cụt. F1: 100% thân xám, cánh dài. ♀ F1 thân xám, cánh dài X ♂ Thân đen, cánh cụt. Fa: 965 thân xám, cánh dài. 944 thân đen, cánh cụt. 206 thân xám, cánh cụt. 185 thân đen, cánh dài. - Nhận xét: + Khác với phép lai trên là: ruồi cái F1 đem lai phân tích. + Kết quả lai khác với TN phát hiện ra hiện tượng liên kết gen và hiện tượng phân li độc lập của Menđen. 2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen: * Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau dẫn đến hoán vị gen, làm xuất hiện các tổ hợp gen mới. * Tần số HVG: Bằng tỉ lệ % số cá thể có kiểu hình tái tổ hợp trên tổng số cá thể ở đời con. * Tần số hoán vị gen là thước đo khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST. Tần số hoán vị gen dao động từ 0% đến 50% (không vượt quá 50%). 7’ Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen. III. Ý NGHĨA CỦA HIỆN TƯỢNG LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN: ? Em có nhận xét gì về sự tăng, giảm số kiểu tổ hợp ở LKG? ? Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen? Cho ví dụ minh họa. ? Em có nhận xét gì về sự tăng, giảm số kiểu tổ hợp ở HVG? ? Ý nghĩa của hiện tượng hoán vị gen? Cho ví dụ minh họa. ? Khoảng cách giữa các gen nói lên điều gì? - Giới thiệu: Biết tần số HVG có thể suy ra khoảng cách các gen đó trên bản đồ di truyền và ngược lại. - Giảm số kiểu tổ hợp. - Trả lời câu hỏi. - Giảm số kiểu tổ hợp. - Trả lời câu hỏi. 1. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen: - Duy trì sự ổn định của loài. - Nhiều gen tốt được tập hợp và lưu giữ trên một NST. - Đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý có ý nghĩa trong chọn giống. 2. Ý nghĩa của hiện tượng hoán vị gen: - Tạo nguồn BDTH nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. - Các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại trong một nhóm gen. - Thiết lập được khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST (lập bản đồ di truyền). - Biết bản đồ di truyền có thể dự đoán trước tần số các tổ hợp gen mới trong phép lai, có ý nghĩa trong chọn giống và nghiên cứu khoa học. 2’ Hoạt động 4: Củng cố. ? Làm thế nào để biết 2 gen đó liên kết hay phân li độc lập? - Đọc phần ghi nhớ. - Trả lời câu hỏi. 4. Dặn dò: 1’ - Học bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài. - Tìm hiểu bài tiếp theo “Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân” IV. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 6. Ngày soạn: 14/09/2009 Bài 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN Tiết 12. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được cơ chế xác định giới tính bằng NST. - Nêu được đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính. - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của gen trên NST thường và gen trên NST giới tính. - Đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân, phương pháp xác định tính trạng do gen ngoài nhân quy định. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng suy luận lôgic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết vấn đề của sinh học. - Viết được sơ đồ lai gen liên kết với giới tính. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có niềm tin vào khoa học và yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: * Thầy: Tranh vẽ phóng to: H12.1, 12.2 SGK * Trò: Tìm hiểu bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 1’ Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ * Câu hỏi: u Cơ sở tế bào học của HVG? Tần số HVG phụ thuộc vào điều gì? v Điều kiện đối với các gen để có thể xảy ra hiện tượng LKG hay HVG? * Đáp án: u Cơ sở tế bào học của HVG: Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau dẫn đến hoán vị gen. Tần số HVG phụ thuộc vào: khoảng cách giữa các gen trên NST. v Điều kiện đối với các gen để có thể xảy ra hiện tượng LKG hay HVG: Các gen đang xét nằm trên cùng một NST. 3. Giảng bài mới: 1’Vào bài: Có hai loại NST: NST thường và NST giới tính. Các gen trên NST giới tính được di truyền như thế nào? TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về di truyền liên kết với tính. I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH: ? Hãy cho biết đặc điểm của các gen nằm trên vùng tương đồng hoặc trên vùng không tương đồng (có cặp alen không? Sự biểu hiện thành KH của các gen tại vùng đó?). - Bổ sung, hoàn thiện kiến thức. - Giới thiệu một số kiểu cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST. - Cần lưu ý, trước khi làm các bài tập về di truyền LK với giới tính, đặc biệt chú ý đến đối tượng nghiên cứu và kiểu xác định đúng cặp NST giới tính của đối tượng đó. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm kết quả của 2 phép lai thuận nghịch của Moocgan: + Kết quả ở F1, F2. + ▼Kết quả thí nghiệm trên khác gì với kết quả thí nghiệm lai thuận nghịch của Menđen? + Điều khác nhau đó được Moocgan giải thích như thế nào? - Bổ sung kiến thức. - Giải thích kết quả thí nghiệm bằng H12.2 SGK. ? Đặc điểm di truyền của gen nằm trên NST X? ? Đặc điểm di truyền của gen nằm trên NST Y? ? Hãy cho biết ý nghĩa của di truyền LK với giới tính trong đời sống và sản xuất chăn nuôi, trồng trọt? - Quan sát H12.1, trả lời câu hỏi của GV. - Chú ý lắng nghe - Chú ý lắng nghe. - Đọc mục 2a, thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV. - Chú ý quan sát và lắng nghe. - Trả lời câu hỏi. - Về nhà viết sơ đồ lai thuận, nghịch. - Đọc mục 2b, trả lời câu hỏi. - Đọc mục 2c để trả lời câu hỏi. 1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST: a, NST giới tính: - Là loại NST có chứa gen quy định giới tính (có thể chứa gen khác) - Cặp NST XX gồm 2 chiếc tương đồng, cặp XY có vùng tương đồng, có vùng không tương đồng. b, Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST: * Kiểu XX, XY: - Con cái XX, con đực XY: Động vật có vú, ruồi giấm, người - Con đực XX, con cái XY: Chim, bướm, cá, ếch, nhái * Kiểu XX, XO: - Con cái XX, con đực XO: Châu chấu, rệp, bọ xít. - Con đực XX, con cái XO: Bọ nhậy 2. Di truyền liên kết với giới tính: a, Gen trên NST X: * Thí nghiệm: SGK. * Nhận xét: Kết quả 2 phép lai thuận nghịch của Moocgan là khác nhau và khác với kết quả lai thuận nghịch của Menđen (kết quả giống nhau). * Giải thích: Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên Y. Vì vậy cá thể đực (XY) chỉ cần một gen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra kiểu hình. * Đặc điểm di truyền của gen nằm trên NST X: Di truyền chéo. b, Gen trên NST Y: Ví dụ: SGK. * Gen trên Y di truyền thẳng cho những cá thể con mang NST giới tính XY. c, Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính: - Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi, trồng trọt. - Nhận dạng được đực cái từ nhỏ để phân loại tiện cho việc chăn nuôi. - Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính. 17’ Hoạt động 2: Tìm hiểu di truyền ngoài nhân. II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN: ? Hãy nhận xét đặc điểm biểu hiện KH của F1 so với kiểu hình của bố, mẹ trong 2 phép lai thuận và nghịch? ? So sánh kết quả thí nghiệm này với thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết với giới tính và hiện tượng phân li độc lập? - Giới thiệu cách nhận biết từng hiện tượng di truyền: PLĐL, LK với GT, di truyền theo dòng mẹ. ? Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ được giải thích như thế nào? - Đọc mục II để tìm hiểu thí nghiệm à Trả lời câu hỏi. à Khác nhau à Tìm ra được cách nhận biết từng hiện tượng di truyền: PLĐL, LK với GT, di truyền theo dòng mẹ. - Đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. 1. Hiện tượng: - Thí nghiệm của Coren (1909): F1 luôn có kiểu hình giống mẹ. 2. Nguyên nhân: Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng, do vậy các gen nằm trong tế bào chất (ti thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua tế bào chất của trứng. 2’ Hoạt động 3: Củng cố. ? Đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính. - Đọc kết luận cuối bài. - Trả lời câu hỏi. (Khi nằm trên NST X, Y) 4. Dặn dò: 1’ - Học bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài. - Tìm hiểu bài tiếp theo “Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân” IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: