Giáo án Sinh học 12 bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Giáo án Sinh học 12 bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái

35: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

(Environment and ecological factors)

I.Mục tiêu:

 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:

THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU

1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, các loại môi trường sống.

-Phân tích được ảnh hưởng của một số NTST vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật.

-Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, ổ sinh thái và ví dụ.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2163Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
07/01/2008
Tiết thứ: 38
Bài 35: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
(Environment and ecological factors)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, các loại môi trường sống.
-Phân tích được ảnh hưởng của một số NTST vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật.
-Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, ổ sinh thái và ví dụ.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường. 
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Môi trường và các NTST.
-Khái niệm khó, mới: Sinh thái học, môi trường, NTST, ổ sinh thái, giới hạn sinh thái.
-Bản đồ khái niệm:
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
-Tranh vẽ phóng to các hình 35.1 và 35.2 SGK.
-Một số tranh ảnh khác.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 (Không – Vì giờ trước kiểm tra giữa học kỳ II)
 2.Đặt vấn đề:
Chúng ta đã nghiên cứu những biểu hiện bên trong - các quá trình sinh lý, các phản ứng hoá sinh, sự vận động của vật chất di truyền. Vậy biểu hiện bên ngoài - sự tương tác với môi trường của cơ thể sinh vật xảy ra như thế nào ?
Sinh vật và môi trường có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Yếu tố nào quyết định yếu tố nào ?
Nêu các cấp độ tổ chức sống trên cá thể ?
Đó chính là đối tượng, nhiệm vụ của sinh thái học. 
Phần 7: SINH THÁI HỌC
(Ecology)
Vậy sinh thái học là gì ?
Sinh thái học: Là môn khoa học nghiên cứu điều kiện sống của sinh vật, những mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật cũng như giữa sinh vật với môi trường.
Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường ở từng cấp độ. Thứ nhất cấp độ:
Chương 1: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
GV: Hoàn thành phiếu học tập sau:
SƠ ĐỒ: Mối quan hệ giữa các NTST
GV: Môi trường và NTST có mối quan hệ với nhau như thế nào ? VD ?
GV: Các NTST ảnh hưởng như thế nào tới sinh vật ? Tăng cường hay hạn chế ? VD ?
GV: Thế nào là giới hạn sinh thái ?
GV: Mỗi NTST ảnh hưởng như thế nào tới sinh vật ?
GV: Em có nhận xét gì về các NTST xung quanh chúng ta ? Từ đó cho biết ổ sinh thái là gì ?
GV: Giới hạn sinh thái của một NTST (nhiệt độ) ở các loài (cá) khác nhau có giống nhau không ?
GV: N/c hình 35.2. Nhận xét về ổ sinh thái của các loài khác nhau ? Từ đó hãy đề xuất một ứng dụng ? 
GV: Để thích nghi với sự phân bố ánh sáng, sinh vật đã thích nghi bằng cách như thế nào ?
GV: (Cho học sinh quan sát một số tranh ảnh về động vật ở vùng nóng, lạnh) Em có nhận xét gì về kích thước cơ thể của các loài này ở hai vùng?
GV: (Phân tích ví dụ ở voi, gấu) 
GV: (Phân tích ví dụ ở thỏ Hymalaya)
GV: Vậy sự biến đổi về hình thái như vậy có ý nghĩa gì cho sự tồn tại của sinh vật ?
I.KHÁI NIỆM
Đặc điểm	Môi trường sống	NTST
VD	-Đất, nước, không khí, sinh vật.
	(Hình bên)
Định nghĩa	Là tất cả những gì bao quanh sinh vật, các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh sống, sự phát triển và sinh sản của sinh vật
	Là những nhân tố có mối quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
Phân loại	-Môi trường trên cạn: Mặt đất và lớp khí quyển.
-Môi trường nước: Vùng nước lợ, nước ngọt, nước mặn.
-Môi trường đất: Ở các độ sâu khác nhau.
-Môi trường sinh vật: Cộng sinh, kí sinh.	-Nhóm nhân tố vô sinh.
-Nhóm nhân tố hữu sinh.
-Nhóm nhân tố con người.
Môi trường tác động lên tổ chức sinh vật thông qua các NTST.
VD: 
II.GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI
1.Giới hạn sinh thái
a.Ví dụ:
Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái 5,6oC đến 42oC
-5,6oC: Giới hạn dưới.
-42oC: Giới hạn trên.
-20oC-35oC: Giới hạn thuận lợi.
b.Định nghĩa:
 Là khoảng giá trị xác định của một NTST mà tại đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
c.Bản chất:
-Khoảng thuận lợi: sinh vật sinh trưởng, phát triển nhanh nhất.
-Khoảng chống chịu: Gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật.
2.Ổ sinh thái
a.VD
b.Định nghĩa:
 Là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các NTST của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
c.Đặc điểm:
-Mỗi loài có một ổ sinh thái khác nhau.
-Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.
III. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG
1.Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng
a.Thực vật:
-Cây ưa sáng: Cây chò nâu, bạch đàn
-Cây ưa bóng: Cây rong, cây ráy, trầu không
b.Động vật:
-Nhóm ưa hoạt động ban ngày: 
-Nhóm ưa hoạt động ban đêm: Cú, chuột
→ Định hướng trong không gian.
2.Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ
a.Quy tắc Bec men: Quy tắc kích thước cơ thể.
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay có mối quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp.
VD: Voi, gấu
b.Quy tắc Anlen: Quy tắc về kích thước các bộ phận thò ra (tai, đuôi, chi, ) của cơ thể.
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi  thường bé hơn tai, đuôi, chi .. của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.
VD: Thỏ Hymalaya
Kết luận: Động vật hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ thấp S/V giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. 
 4.Củng cố
-Cơ thể và môi trường có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
 5.Kiểm tra đánh giá:
-Hoàn thành câu 1 trang 154 SGK.
 6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.
 7.Từ khoá tra cứu:
-Sinh thái học: Ecology ; Môi trường: Environment ; Nhân tố sinh thái: Ecological factor ; Ổ sinh thái: Ecological niche 
V.Kiến thức nâng cao, bổ sung:
Trắm cỏ ăn thực vật, phân bố chủ yếu ở tầng nước mặt. Cá mè trắng chủ yếu chủ yếu ăn thực vật nổi. Cá mè hoa ăn động vật nổi là chủ yếu. Cá trắm đen ăn thân mềm và phân bố chủ yếu ở đáy ao. Cá trôi ăn chất hữu cơ vụn nát ở đáy ao. Cá chép ăn tạp.
VI.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
Ngày 09 tháng 01 năm 2008
Tổ trưởng:
Lê Thị Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-38-Lesson 35-Enviroments and ecological factors.doc