Giáo án Sinh học 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hoá

Giáo án Sinh học 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hoá

Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ

(The Evidence of evolution)

I.Mục tiêu:

 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:

THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU

1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

-Giải thích được bằng chứng phôi sinh học.

-Giải thích được bằng chứng địa lý sinh vật học.

-Nêu được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
05/11/2008
Tiết thứ: 26
Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
(The Evidence of evolution)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
-Giải thích được bằng chứng phôi sinh học.
-Giải thích được bằng chứng địa lý sinh vật học.
-Nêu được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Có niềm tin vào khoa học.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
-Khái niệm khó, mới: Cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hoá, cơ quan tương tự.
-Bản đồ khái niệm:
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
-Hình 24.1 và 24.2 SGK trang 105.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ: Không
 2.Đặt vấn đề:
Thế giới vật chất, thế giới sinh vật bao quanh con người là bất biến hay thay đổi theo thời gian ?
Phần sáu: TIẾN HOÁ – Evolution
 Các nhà khoa học có căn cứ gì để khẳng định sự tiến hoá của sinh vật ? Từ đó họ đã đề xuất các giả thuyết về quá trình hình thành, phát triển và tiến hoá của sinh vật như thế nào ?
Chương I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
Các bằng chứng đó là gì ?
Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
GV: Quan sát hình 24.1 SGK, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự giống và khác nhau về cấu trúc của chi trước ở các loài động vật có vú ?
GV: Để có sự khác biệt đó đã mất bao nhiêu thời gian ?
GV: Hoàn thành phiếu học tập sau:
GV: Các bằng chứng này có ý nghĩa gì ?
GV: Quan sát, nghiên cứu hình 24.2/105 SGK, em có nhận xét gì về sự phát triển phôi của các nhóm loài sinh vật ?
GV: Sự giống và khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho biết điều gì ?
GV: Có phải đặc điểm giống nhau của các loài sinh vật có mối quan hệ gần gũi chỉ có trong quá trình phát triển phôi hay không ?
GV: Em có nhận xét gì về sự phát triển mỗi loài sinh vật ?
GV: Tại sao có sự giống và khác nhau giữa hệ động vật của 2 vùng ?
GV: Vậy đặc điểm của hệ động, thực vật mỗi vùng phụ thuộc vào yếu tố nào ?
GV: Đơn vị cấu tạo chung của hầu hết các loài sinh vật là gì ?
GV: Cơ chế virus gây hại trên cơ thể vật chủ là gì ? Từ đó có nhận xét gì ?
GV: Nguyên nhân nào các loài sinh vật giống nhau về acid nucleic và protein ?
I.BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU SO SÁNH
Cơ quan
Tương đồng
Thoái hoá
Tương tự
VD
Hình thái
Khác nhau
Chỉ còn là vết tích
Giống nhau
Nguồn gốc
Cùng nguồn
Cùng nguồn
Khác nguồn
Nguyên nhân
Cùng nguồn
Mất chức năng
Chức phận giống nhau
Ý nghĩa
Tiến hoá phân ly
Thoái hoá
Tiến hoá đồng quy
]Là bằng chứng rõ ràng, quan trọng nhất chứng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
II.BẰNG CHỨNG PHÔI SINH HỌC
1.VD:
-Giai đoạn đầu: có khe mang, đuôi (18-20 ngày tuổi ở phôi người giống như mang cá sụn).
-Sau đó: 
+Biến thành mang: ở cá, ấu trùng lượng cư.
+Tiêu biến: ĐVCXS ở cạn: Dây sống → Cột sống sụn → Cột xương sống.
-Xuất hiện đuôi, đuôi tiêu biến ở phôi người.
-Tim 2 ngăn (cá) → Tim 3 ngăn (lưỡng cư, bò sát) → Tim bốn ngăn (chim, thú)
-Cây trắc bách diệp khi mới mọc lá hình kim giống như lá thông, cây trưởng thành lá gồm các vảy xếp chồng lên nhau → tổ tiên của trắc bắt diệp gần với thông.
2.Nhận xét:
a.Sự giống nhau trong phát triển phôi.
Là bằng chứng về nguồn gốc chung giữa các nhóm phân loại khác nhau.
b.Sự khác nhau trong phát triển phôi:
Cho biết trong quá trình phát triển, các loài sinh vật đã tiến hoá theo các hướng khác nhau.
3.Định luât phát sinh sinh vật:
Sự phát triển cá thể lặp lại một cách rút gọn sự phát triển của loài.
III.BẰNG CHỨNG ĐỊA LÝ SINH VẬT HỌC
1.Sự giống nhau giữa các loài ở các vùng khác nhau, do:
-Do sự phát tán: Các vùng càng gần nhau thì càng có hệ động, thực vật giống nhau.
-Do sự phân tách lục địa.
-Do sự tiến hoá đồng quy.
2.Sự khác nhau giữa các loài ở các vùng khác nhau, do:
-Qua thời gian ở các khu vực địa lý khác nhau, CLTN đã tiến hành theo các hướng khác nhau tạo nên các loài đặc hữu cho từng vùng.
Nhận xét: 
Đặc điểm hệ động, thực vật của từng vùng không những phụ thuộc vào điều kiện sinh lý, sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vào vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lý khác vào thời kỳ nào trong quá trình tiến hoá của sinh giới.
IV.BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ
1.Bằng chứng tế bào học:
Tổ chức cấu tạo nên hầu hết các cơ thể sinh vật là tế bào (trừ virus).
2.Bằng chứng sinh học phân tử:
a.VD:
Người và tinh tinh:
-ADN giống nhau 92% (giống vượn: 76%).
-Chuỗi Hb giống nhau 100%.
b.Nhận xét:
-Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều dùng chung, 4 loại nucleotide để cấu tạo nên acid nucleic, 20 loại aa cấu tạo nên protein và đều sử dụng chung một loại mã di truyền.
-Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các aa, nucleotide càng giống nhau và ngược lại.
c.Nguyên nhân: Do chưa đủ thời gian để CLTN có thể phân hoá tạo nên sự sai khác lớn.
 4.Củng cố
-Với 4 loại bằng chứng trên, em hãy cho biết mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong sinh giới ? Tại sao giữa các loài không giống nhau 100% về KG và KH ?
 5.Kiểm tra đánh giá:
-
 6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.
 7.Từ khoá tra cứu:
V.Kiến thức nâng cao, bổ sung:
1.Bằng chứng giải phẫu học so sánh:
Cơ quan tương đồng
Cơ quan tương tự
Cơ quan thoái hoá
-Tuyến nọc độc của rắn: tương đồng với tuyến nước bọt.
-Vòi hút của bướm: tương đồng với đôi hàm dưới của các sâu bọ khác.
-Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan là tương đồng với lá.
-Cánh hoa hồng là tương đồng với nhị.
-Cánh sâu bọ, cánh dơi.
-Vây cá và vây cá voi.
-Mang cá và mang tôm.
-Chân chuột chũi và chân dế chũi.
-Ngà voi phát triển từ răng cửa hoặc răng nanh.
-Gai hoa hồng và gai cây hoàng liên.
-Loài trăn: Hai bên lỗ huyệt còn có hai mẩu xương hình vuốt nối với xương chậu bò sát không chân đã xuất phát từ bò sát có chân.
-Tiêu giảm các ngón chân:
+Ở chó: Thoái hoá ngón 1.
+Ở bò, lợn: Thoái hoá ngón 2 và 5.
+Ở ngựa: Thoái hoá ngón 2, 4 và năm.
-Tuyến vú ở con đực, trên hoa đực còn di tích của nhuỵ và ngược lại.
2.Bằng chứng phôi sinh học.
-Ở giai đoạn hậu phôi: Sư tử con, báo con có những vệt lông vằn đặc trưng cho họ nhà mèo. Đến trưởng thành thì không còn nữa.
-
3.Bằng chứng địa lý sinh vật học:
a.Vùng Cổ bắc(Châu Á và Châu Âu) và Tân bắc (Bắc Mỹ).
-Giống nhau: Gấu trắng, cáo trắng, chồn trắng, thỏ trắng, tuần lộc, gấu xám, chó sói, bò rừng.
-Khác nhau:
+Cổ bắc: Lạc đà 2 bướu, ngựa hoang, gà lôi.
+Tân bắc: Gấu chuột, gà lôi đồng cỏ.
Nguyên nhân: Kỷ thứ 3, 2 vùng này còn nối liền với nhau. Đến kỷ thứ 4, đại lục Châu Mỹ tách khỏi đại lục Châu Á theo eo biển Bering.
b.Lục địa Úc:
Hệ động vật khác biệt rõ rệt so với các vùng lân cận, đặc trưng bởi những loài thú bậc thấp: Thú mỏ vịt, nhím mỏ vịt. Thú có túi có tới hơn 200 loài, phân bố rộng rãi. (Chuột túi, sóc túi, Kanguru)
Nguyên nhân: Cuối đại trung sinh tách khỏi lục địa Châu Á. Đến kỷ thứ 3 thì tách khỏi lục địa Nam Mỹ. Khi đó lục địa Úc chưa có thú có nhau thai.
c.New Zealand:
 Tách khỏi lục địa châu Úc vào thời chưa có động vật có vú, ở đó không có các loài thú gốc của địa phương → một số loài chim đàng hoàng kiếm ăn trên mặt đất nên cánh của chúng tiêu giảm (Kiwi, Casoar) . Vì vậy được coi là nơi có hệ động vật cổ nhất thế giới.
VI.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
Ngày 07 tháng 11 năm 2008
Tổ trưởng:
Lê Thị Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-26-Lesson 24-The Evidence of evolution.doc