Giáo án Sinh học 12 bài 18, 19, 20

Giáo án Sinh học 12 bài 18, 19, 20

BÀI 18.

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống .

 * Quy trình tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến di tổ hợp. Cơ sở khoa học của ưu thế lai.

 2. Kĩ năng;

- Giải thích được cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp

- Giải thích được thế nào là ưu thế lai và cơ sở khoa học của ưu thế lai cũng như phương pháp tạo ưu thế lai.

 3.Thái độ: - Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập.

 II. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

 - Kiểm diện ghi vắng vào sổ đầu bài

2. Kiểm tra bài cũ

 CH1: Làm bài tập số 2/ sgk

 CH2: Nêu đặc điểm quần thể ngẫu phối , nội dung định luật Hacđi – Van bec.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6087Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 bài 18, 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:10 CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Tiết: 19 BÀI 18. 
CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG 
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP 
Ngày soạn: 11.10.10 
Ngày dạy:13.10.10
Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống .
 * Quy trình tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến di tổ hợp. Cơ sở khoa học của ưu thế lai.
 2. Kĩ năng;
Giải thích được cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp
Giải thích được thế nào là ưu thế lai và cơ sở khoa học của ưu thế lai cũng như phương pháp tạo ưu thế lai.
 3.Thái độ: - Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập.
 II. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
 - Kiểm diện ghi vắng vào sổ đầu bài
Kiểm tra bài cũ
 CH1: Làm bài tập số 2/ sgk
 CH2: Nêu đặc điểm quần thể ngẫu phối , nội dung định luật Hacđi – Van bec.
Nội dung bài mới
- Nguồn vật liệu chọn giống : 
 + Biến dị tổ hợp.
 + Đột biến. 
 + ADN tái tổ hợp.
 I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
-Để tạo ra giống mới người ta đã phải tiến hành như thế nào?
- Làm thế nào tạo ra biến dị di truyền ? 
- Nêu cách tạo giống dựa trên nguồn BDTH?
( có nguồn BDTH phải làm gì?)
- Phương pháp này có ưu điểm, nhược điểm gì?
*Gợi ý: có mất nhiều thời gian không? có dễ chọn được tổ hợp gen mong muốn không? việc duy trì dòng thuần dễ không?
- HS đọc SGK nêu được quy trình tạo giống mới
- Lai giống, bằng gây đột biến, bằng kĩ thuật di truyền....
- HS đọc SGK nêu cách tạo giống từ nguồn BDTH. ( để có nguồn BDTH phải lai giống)
HS trao đổi nêu được : 
+ Không cần kĩ thuật cao.
+ tìm tổ hợp gen tốt mát nhiều thời gian, khó duy trì dòng thuần.
* Quy trình tạo giống mới:
Tạo nguồn nguyên liệu -> chọn lọc -> đáng giá chất lượng giống -> đưa giống tốt sản xuất đại trà.
I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
 - Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp :
+ Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
+ Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau.
+ Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.
+ Những tổ hợp gen mong muốn sẽ cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các dòng thuần.
II. Tạo giống có ưu thế lai cao.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
- Ưu thế lai là gì? Lấy ví dụ?
- Cơ sở di truyền của hiện tưọng ưu thế lai là gì?
P: AABBCCDDEE (100kg) x aabbccddee(60kg)
G : ABCDE abcde
F1 : AaBbCcDdEe (120kg)
( 1 cặp gen trội có giá trị 20kg, 1cặp gen đồng hợp lặn10 kg, 1 cặp gen dị hợp 22.5 kg)
- Để tạo ra cơ thể có ưu thế lai cao phải tạo ra con lai có kiểu gen như thế nào?
- Nêu quy trình tạo ưu thế lai?
- GV nêu đặc điểm của con lai trong ƯTL?
- Tại sao ở các thế hệ sau ưu thế lai giảm dần.
- Nếu lai giống thì ưu thế lai sẽ giảm dần vậy để duy trì ưu thế lai thì dùng biện pháp nào?
- Hãy kể những thành tựu về việc tạo ưu thế lai ở việt nam.
- HS trao đổi nêu KN ưu thế lai.
VD :lai kính tế giữa lợn Móng cái và lợn Landrat tạo con F1.
+ cây thuốc lá : aa chịu lạnh 10oC, AA chịu nóng 35oC, Aa chịu được từ 10 đến 35 oCà Sự tác động giữa 2 gen khác nhau về chức phận của cùng 1 lôcut → hiệu quả bổ trợ mở rộng phạm vi biểu hiện của tính trạng.
à Con lai có KG dị hợp tất cả các gen.
- HS trao đổi nêu quy trình.
- Thể hiện rõ nhất ở F1 à giảm dần.
- Do F1 dị hợp về tất cả các gen làm giống sẽ tăng dần KG đồng hợp.
→ Lai luân chuyển ở ĐV và sinh sản sinh dưỡng ở TV.
HS trao đổi nêu những thành tựu ở VN.
1 Tạo giống có ưu thế lai cao :
+ Ưu thế lai : Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
+ Cơ sở di truyền của ưu thế lai : Có nhiều giả thuyết giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai, trong đó giả thuyết siêu trội được nhiều người thừa nhận.
 Giả thuyết này cho rằng ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.
+ Quy trình tạo giống có ưu thế lai cao : 
Tạo dòng thuần ® lai các dòng thuần khác nhau (lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép) ® chọn lọc các tổ hợp có ưu thế lai cao.
 + Lai khác dòng đơn: A x B à C (ƯTL)
 + Lai khác dòng kép: A x B à C
 D x E à G à C x G à H (ƯTL)
2. Một vài thành tựu ứn dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ởVN
* Trong chăn nuôi: 
 - Tìm được công thức lai ƯTL cao: Vịt cỏ x vịt Anh đào, Vịt cỏ x vịt bầu.
* Trong trồng trọt:
- Tạo giống lúa CH 103 có khả năng chịu han và năng suất cao.
- Giống cà chua lai số 2 = PxHL1 và 16x số 7 năng suất 500 tạ/ha
4. Củng cố
 - Nguồn vật liệu của chọn giống
5. Dặn Dò.
Học bài, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
Soạn bài 19 “Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào”.
Tuần:11 BÀI 19
TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY 
ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO.
Tiết dạy:20 
Ngày soạn: 16.10.10
Ngày dạy:18.10.10
Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nêu được các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống.
 - Có khái niệm sơ lược về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật cùng với các kết quả của chúng
 2. Kĩ năng:
 - Sưu tầm tư liệu về một số thành tựu mới trong chọn giống trên thế giới và ở Việt Nam.
 * Giải thích được quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến
 * Trình bày được kĩ thuật nhân bản vô tính ở động vật.
 3. Thái độ: Chủ động tạo biến dị, nhân nhanh giống động thực vật quý hiếm, góp phần bảo vệ nguồn gen, đảm bảo độ đa dạng sinh học. củng cố niềm tin vào khoa học.
II. Chuẩn bị
 - Tranh phóng to giống vật nuôi, cây trồng được tạo ra công nghệ tế bào, cấy truyền phôi.
 III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
- Kiểm danh ghi vắng vào sổ đầu bài
Kiểm tra b ài cũ
 CH1: Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi cây trồng được tạo ra bằng cách nào?
 CH2: Thế nào là ưu thế lai, nêu phương pháp tạo giống cho ưu thế lai, vì sao không sử dụng ƯTL làm giống?
Nội dung bài mới
 I. Tạo giống băng phương pháp gây đột biến
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
- Ngoài phương pháp lai giống để tạo biến dị tổ hợp ta còn có thể tạo biến dị di truyền từ quá trình nào? 
- Nêu quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
- Phương pháp này được áp dụng cho những đối tượng giống nào?
- Tại sao không gây ĐB với động vật bậc cao?
- Ở Việt Nam phương pháp này thu được thành tựu gì? Kể tên
-Quá trình đột biến
- HS đọc SGK, nêu 3 bước trong quy trình.
- VSV sinh sản vô tính không tạo BDTH, sinh sản nhanh, dễ chọn lọc.
- Động vật bậc cao cơ quan sinh sản nằm sâu bên trong
- HS đọc SGK trả lời và nêu thêm các thành tựu khác: rau muống tứ bội, dưa hấu 3n: to ngọt, không hạt. Lúa mộc tuyền chín sớm năng suất tăng 25%...
- Phương pháp gây đột biến nhân tạo gồm các bước :
+ Xử lí mẫu vật bằng các tác nhân đột biến thích hợp.
+ Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
+ Tạo dòng thuần chủng.
II. Tạo giống bằng công nghệ tế bào.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
-Nghiên cứu mụcII.1 sgk và cho biết công nghệ tế bào thực vật gồm những công nghệ nào? 
+ Thế nào là nuôi cấy mô tế bào? Ý nghĩa?
+ Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật?
- Làm sao có thể tạo được con lai khác loài thực vật? 
- Quy trình dung hợp tế bào trần?
-VD?
- Có thể tạo ra cây mới từ hạt phấn hay noãn không? Quy trình?
- Ở động vật, đã có những công nghệ tế bào nào được áp dụng?
- Nêu quy trình nhân bản vô tính cừu Đôli.
- Phương pháp này có ý nghĩa gì? Triển vọng của phươpng pháp này như thế nào?
- Thế nào là cấy truyền phôi ?
- Dựa trên kiến thức ở SH11, HS thảo luận trả lời.
- Dựa trên tính toàn năng của tế bào.
- Lai khác loài thực vật-> bất thụ à khắc phục = lai tế bào sinh dưỡng.
- HS đọc SGK nêu quy trình.
à Tạo cây lai giữa cà chua và khoai tây.
- Hạt phấn, noãn chưa thụ tinh (n) à cây mới. Nuôi cấy hạt phấn ở luá à tạo cây lưỡng bội hoàn chỉnh
- Công nghệ cấy truyền phôi và công nghệ nhân bản vô tính.
- HS nghiên cứu SGK nêu quy trình
- Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm hoặc tăng năng suất trong chăn nuôi
- Đã thành công nhân bản vô tính bò, lợn
- Tạo ra giống động vật mang gen người, nhằm cung cấp cơ quan nội tạng của người cho việc cấy ghép.
- Từ kiến thức về bào công nghệ cấy truyền phôi bò trong chương trình công nghệ 10 à HS khái quát kiến thức.
1. Công nghệ tế bào thực vật :
 a. Lai tế bào sinh dưỡng : Gồm các bước :
* Loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai.
* Cho các tế bào đã mất thành của 2 loài vào môi trường đặc biệt để dung hợp với nhau" tế bào lai.
* Đưa tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài.
b. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn :
* Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội (n).
* Tế bào đơn bội được nuôi trong ống nghiệm với các hoá chất đặc biệt ® phát triển thành mô đơn bội ® xử lí hoá chất gây lưỡng bội hoá thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh.
2. Công nghệ tế bào động vật :
a. Nhân bản vô tính : 
 * Tách tế bào tuyến vú của cá thể cho nhân và nuôi trong phòng thí nghiệm ; tách tế bào trứng của cá thể khác và loại bỏ nhân của tế bào này.
 * Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại nhân.
 * Nuôi cấy tế bào đã chuyển nhân trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
 * Chuyển phôi vào tử cung của cơ thể mẹ để mang thai và sinh con.
b. Cấy truyền phôi :
 Lấy phôi từ động vật cho ® tách phôi thành hai hay nhiều phần ® phôi riêng biệt ® Cấy các phôi vào động vật nhận (con cái) và sinh con.
4.Củng cố
- Làm thế nào để loại bỏ 1 tính trạng không mong muốn ở một giống cây cho năng suất cao?
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Soạn bài “Tạo giống nhờ công nghệ gen”.
Tuần:11 BÀI 20 
TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
Tiết: 21
Ngày soạn: 18.10.10
Ngày dạy:20.10.10
Mục tiêu
Kiến thức:
Nêu được khái niệm, nguyên tắc và những ứng dụng của kĩ thuật di truyền trong chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật.
 * Nêu được cách tạo DNA tái tổ hợp. Khái niệm sinh vật biến đổi gen.
2. Kĩ năng:
* Giải thích được các khái niệm cơ bản như: công nghệ gen, ADN tái tổ hợp, thể truyền, plasmit.
 - Sưu tầm tư liệu về một số thành tựu mới trong chọn giống trên thế giới và ở Việt Nam.
 3. Thái độ:
 - Chủ động tạo biến dị, nhân nhanh giống động thực vật quý hiếm, góp phần bảo vệ nguồn gen, đảm bảo độ đa dạng sinh học. Củng cố niềm tin vào khoa học.
II. Chuẩn bị
Tranh phóng to hình 20.1sgk hoặc tranh ảnh có liên quan.
Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen trên microsoft PPoint.
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
 - Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài
Kiểm tra bài cũ
 CH1: Nêu quy trình tạo giống đột biến? Đối tượng tạo giống bằng phương pháp này? Tại sao vật nuôi không được sử dụng phương pháp gây đột biếnđể tạo giống?.
 CH2: Trình bày quy trình lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật và nhân bản vô tính cừu đôly.
Nội dung bài mới
 I. Công nghệ gen
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
- Công nghệ gen là gì? - Thế nào là kĩ thuật chuyển gen? 
- GV yếu cầu HS đọc SGK để làm rõ các khái niệm:
+ Thể truyền là gì? đặc điểm và vai trò của thể truyền? đặc điểm của plasmit?
+ Thế nào là AND tái tổ hợp?
+ Thế nào là kĩ thuật tạo AND tái tổ hợp?
- GV cho HS xem quy trình kĩ thuật chuyển gen:
+Trong kĩ thuật chuyển gen tại sao phải dùng thể truyền? 
+ Quy trình tạo ADN tái tổ hợp?
+ Làm thế nào đưa AND TTH và tế bào nhận có hiệu qủa?
+ Mục đích đưa AND TTH vào tế bào nhận?
+ Sau khi đưa AND TTH vào tế bào nhận làm thế nào để biết tế bào nào đã nhận AND TTH? à phân lập?
- HS đọc SGK trả lời.
à đây là khâu trung tâm của công nghệ gen.
- HS thảo luận để nêu được các khái niệm:
àplasmit là phân tử AND nhỏ, dạng vòng, ở TBC của vi khuẩn, có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào.
à Kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền.
- HS xem quy trình cấy gen à trả lời các câu hỏi:
- Do không thể cấy trực tiếp gen từ loài này sang loài khác vì mỗi loài có hệ gen riêng nên cần có hoạt động của thể truyền.
à 3 bước: tách chiết, cắt, gắn nối AND.
+ Dùng muối CaCl2 hoặc dùng xung điện làm giãn màng tế bào.
+ Lợi dụng sự phân chia nhanh của vi khuẩn và virút 
àthể truyền phải có gen đánh dấu hay gen thông báo.( gen khi biểu hiện dễ dàng nhận biết thông qua sản phẩn của chúng)
1. Một số khái niệm :
- Công nghệ gen là một quy trình công nghệ dùng để tạo ra những tế bào và sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.
- Kĩ thuật chuyển gen là kĩ thuật tạo ra ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác.
- Thể truyền (vectơ):
 + Khái niệm: là một phân tử ADN đặc biệt (có thể là các plasmit hoặc virut hoặc NST nhân tạo) 
 + Đặc điểm có khả năng tự nhân đôi một cách độc lập với hệ gen của tế bào cũng như có thể gắn vào hệ gen của tế bào nhận.
 + Vai trò: Để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác.
- AND tái tổ hợp: là phân tử AND nhỏ được lắp ráp từ các đoạn AND lấy từ các tế bào khác nhau
2. Các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen.
- Quy trình : Tạo ADN tái tổ hợp ® Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận ® Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp 
* Tạo ADN tái tổ hợp (Thể truyền và gen cần chuyển)
- Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển khỏi tế bào.
- Dùng enzim giới hạn (restrictaza) caét ñoaïn gen và ADN cuûa plasmit taïi nhöõng vò trí xaùc ñònh tạo ra một loại đầu dính khớp nối các đoạn AND với nhau
- Dùng enzim nối ligaza gắn chúng lại tạo thành ADN tái tổ hợp.
 II. Ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
* Sinh vật ntn được gọi là sinh vật biến đổi gen?
* Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng những cách nào?
- Tạo sinh vật biến đổi gen ở thực vật, và vi sinh vật đã thu được những thành quả gì?
- Quan sát quy trình tạo cừu biến đổi gen sản sinh prôtêin người trong sữa: àĐể tạo ra một động vật biến đổi gen, người ta phải tiến hành như thế nào?
- Làm thế nào để có nguồn giống quý? Ý nghĩa của việc tạo giống?
- HS đọc sách trả lời.
- HS nghiên cứu SGK nêu được 3 cách.
+ Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen (sinh vật chuyển gen)
+ Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen.
+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
- HS đọc SGK trả lời, và tìm thêm những thành tựu mới mà em biết.
- HS quan sát hình nêu được các bước như tạo AND tái tổ hợp à chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen à lấy nhân cấy vào tế bào trứng đã lấy mất nhân à phôi à chuyển vào tử cung cừu .
- Chủ động tạo biến dị, nhân nhanh giống động thực vật quý hiếm, góp phần bảo vệ nguồn gen, đảm bảo độ đa dạng sinh học.
 *1 Khái niệm sinh vật biến đổi gen
 - Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của con người
2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen
a) Tạo động vật biến đổi gen
 - Cừu biến đổi gen sản sinh ra prôtêin trong sữa
 - Chuột nhắt chuyển gen chứa hoôcmon sinh trưởng của chuột cống.
b) Tạo giống nhờ công nghệ biến đổi gen.
- Tạo ra nhiều giống cây trồng quý hiếm
VD: Tạo ra giống bông kháng sâu bệnh
 Tạo ra giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp beta – carooteinoit.
- Tạo ra giống cây trồng có sản phẩm được bảo quản tốt hơn.
c) Tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen.
- Tạo ra dòng vi khuẩn có khả năng sản suất insulin của người, sản suất HGH...
- Tạo ra dòng vi khuẩn có khả năng phân huỷ rác thải, dầu loang.
4. Củng cố:
 - Công nghệ gen được thực hiện theo quy trình như thế nào?
- Trình bày một số ứng dụng và thành tựu của kỹ thuật chuyển gen?
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị câu hỏi 1, 2, 3, 4 sách giao khoa.
- Đọc mục “em có biết” trang 88 sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuongivungdungditruyenhoc.doc