Giáo án Sinh học 12 bài 1 đến 20

Giáo án Sinh học 12 bài 1 đến 20

Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

1.Mục tiêu bài dạy:

- Học sinh phải nắm được khái niệm gen, cấu trúc của gen.Thấy được thông tin di truyền chính là trình tự các nuclêôtit trên gen.

- Hiểu và nắm được khái niệm, đặc điểm của mã di truyền.

- Mô tả được các bước trong quá trình nhân đôi ADN.

2.Phương tiện dạy học:

- Máy chiếu projecto và phim nhân đôi ADN.

-Tranh vẽ phóng hình 1.2 hoặc mô hình lắp ghép nhân đôi ADN.

3.Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị sách, vở học của học sinh.

- Giới thiệu về chương trình môn học- Phương pháp học tập bộ môn.

- Yêu cầu của bộ môn.

 

doc 44 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1387Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 12 bài 1 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn:
 	 Tiết 1 	 Ngày giảng:
Phần năm: DI TRUYềN HọC
Chương I: 
cơ chế di truyền và biến dị 
Bài 1: gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi adn
1.Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải nắm được khái niệm gen, cấu trúc của gen.Thấy được thông tin di truyền chính là trình tự các nuclêôtit trên gen.
- Hiểu và nắm được khái niệm, đặc điểm của mã di truyền. 
- Mô tả được các bước trong quá trình nhân đôi ADN.
2.Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu projecto và phim nhân đôi ADN... 
-Tranh vẽ phóng hình 1.2 hoặc mô hình lắp ghép nhân đôi ADN.
3.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị sách, vở học của học sinh.
- Giới thiệu về chương trình môn học- Phương pháp học tập bộ môn.
- Yêu cầu của bộ môn.
4. Kiểm tra bài cũ:
5. Giảng bài mới:
Bài 1: gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi adn
*Em hãy nêu khái niệm gen?
*Theo em 1 phân tử ADN chứa 1 hay nhiều gen?Gt 
*Quan sát hình 1.1 và nội dung phần I.2 SGK em hãy nêu cấu trúc chung của gen cấu trúc?
(số vùng, vị trí và chức năng của mỗi vùng)
+ ở sinh vật nhân sơ gen cấu trúc có vùng mã hoá liên tục còn sinh vật nhân thực thường xen kẽ đoạn mã hoá (êxôn) là đoạn không mã hoá (intron)đ gen phân mảnh
* Có 4 loại Nu cấu tạo nên ADN và khoảng 20 loại axit amin cấu tạo nên prôtêin. Vậy từ ADN đ prôtêin ??? 
* Với 4 loại Nu mà 3Nu tạo thành 1 bộ bađ có bao nhiêu bộ ba( triplet) ?
+ Trong 64 bộ ba( triplet) có 3 bộ ba không mã hoá aađ 61 bộ ba mã hoá aa( codon)
* Các bộ ba trong sinh giới có giống nhau không?
* Mỗi 1 bộ ba chỉ mã hoá 1 axit amin(đặc hiệu) khoảng 20 loại axit amin mà có 61 bộ ba đ ???(tính thoái hoá)
* Quan sát hình 1.2 và nội dung phần III SGK( Hoặc xem phim) em hãy nêu thời điểm và diễn biến quá trình nhân đôi ADN.
+ ở SV nhân thực thường tạo nhiều chạc sao chépđ rút ngắn thời gian nhân đôi ADN 
+ Các đoạn Okazaki có chiều tổng hợp ngược với mạch kia và có sự tham gia của ARN mồi, enzim nối ligaza
* Em có nhận xét gì về 2 phân tử ADN mới và với phân tử ADN mẹ?
I.Gen:
1. Khái niệm:
- Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN.
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc:
a) Vùng điều hoà:
-Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen.
-Trình tự các Nu của vùng tham gia vào quá trình phiên mã và điều hoà phiên mã.
b)Vùng mã hoá:
-Mang thông tin mã hoá các axit amin.
-ở sinh vật nhân sơ gen không phân mảnh còn sinh vật nhân thực gen thường phân mảnh.
c)Vùng kết thúc:
-Nằm ở đầu 5' cuả mạch mã gốc gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
II. Mã di truyền:
1. Khái niệm:
-Trên gen cấu trúc cứ 3 Nu đứng liền nhau mã hoá cho 1 axit amin- Bộ ba mã hoá( triplet).
- Với 4 loại Nuđ 64 bộ ba mã hoá trong đó có 3 bộ ba kết thúc( UAA, UAG, UGA) không mã hoá axit amin và 1 bộ ba mở đầu( AUG) mã hoá a.amin Met( SV nhân sơ là foocmin Met) 
2. Đặc điểm:
-Mã di truyền được dọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba Nu không gối lên nhau.
-Mã di truyền có tính phổ biến( hầu hết các loài đều có chung 1 bộ ba di truyền).
-Mã di truyền có tính đặc hiệu.
-Mã di truyền mang tính thoái hoá.
III. Quá trình nhân đôi ADN:
1.Bước 1:(Tháo xoắn phân tử ADN)
-Nhờ các enzim tháo xoắn 2 mạch phân tử ADN tách nhau dần lộ ra 2 mạch khuôn và tạo ra chạc hình chữ Y ( chạc sao chép).
2. Bước 2:(Tổng hợp các mạch ADN mới)
-2 mạch ADN tháo xoắn được dùng làm mạch khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung( A liên kết với T, G liên kết với X).
-Mạch khuôn có chiều 3’đ 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch khuôn có chiều 5’đ 3’ thì mạch mới được tổng hợp từng đoạn( Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau.
3. Bước 3:( 2 phân tử ADN được tạo thành)
- Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của phân tử ADN ban đầu( bán bảo toàn) và 1 mạch mới được tổng hợp. 
6. Củng cố:
-Nêu nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn và ý nghĩa quá trình nhân đôi ADN?
-Giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch được tổng hợp từng đoạn( Các Nu liên kết với nhau theo chiều 5’đ 3’ nên mạch khuôn có chiều 5’đ 3’ các Nu không liên kết được với nhau liên tục do đó cần ARN mồi tạo điểm liên kết hình thành đoạn Okazaki ) 
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
	 Ngày soạn:
 	 Tiết 2 	 Ngày giảng:
Bài 2: phiên mã và dịch mã
1.Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải hiểu được khái niệm phiên mã, dịch mã
- Trình bày được cơ chế phiên mã( tổng hợp phân tử mARN ).
- Mô tả được quá trình dịch mã ( tổng hợp chuỗi pôlipeptit ).
2.Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu projecto và phim phiên mã, dịch mã.
- Tranh vẽ phóng hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK
3.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày quá trình nhân đôi ADN. Tại sao 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch được tổng hợp từng đoạn? 
5. Giảng bài mới:
Bài 2: phiên mã và dịch mã 
Mạch khuôn ADN ( mã gốc)
 ¯ NTBS
Tổng hợp mARN ( phiên mã)
+ mARN là bản phiên mã từ mã gốc( mạch khuôn ADN) và thường bị các enzim phân huỷ sau khi tổng hợp xong P.
* Quan sát hình 2.1 em hãy nêu cấu trúc của p.tử tARN? 
* Dựa vào bộ ba đối mã theo em có bao nhiêu loại phân tử tARN ?( 61 loại ằ 61 bộ ba mã hoá axit amin ) 
+ Ribôxôm ( SV nhân thực) có đ.vị lớn = 45 pt P+3 pt rARN
đ.vị bé = 33 pt P +1 pt rARN 
* Tranh hình 2.2(xem phim)
+ Mã gốc trên mạch khuôn ADN theo nguyên tắc bổ sung tổng hợp nên p.tử mARN nên trình tự Nu trên mARN là bản phiên mã. 
* Tại sao enzim lại trượt theo chiều 3’đ 5’ mà không trượt theo chiều 5’đ3’?(P.tử mARN được tổng hợp liên tục và chiều liên kết giữa các Nu là chiều 5’đ 3’) . 
* Tranh hình 2.4 (xem phim)
+ Mỗi loại tARN chỉ liên kết với 1 loại axit amin tương ứng với anticodon nhưng 1 loại axit amin có thể liên kết với 1 số loại tARN(thoái hoá)
+ Mã mở đầu luôn là AUG nhưng ở sv nhân thực mã hoá axit amin là Met ở sv nhân sơ là foocmin Met 
* Em có nhận xét gì về số lượng codon trên mARN và số lượng axit amin trên chuỗi pôlipeptit được tổng hợp và số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tham gia cấu trúc nên phân tử prôtêin?
 * Trên 1 phân tử mARN có nhiều ribôxôm cùng trượt có tác dụng gì? 
I.Phiên mã: (Tổng hợp ARN )
1.Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:
a) ARN thông tin( mARN):
- Có cấu tạo mạch thẳng
- Dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
b) ARN vận chuyển( tARN)
- Có nhiều loại tARN, mỗi phân tử tARN đều có 1 bộ ba đối mã(anticôdon) và 1 đầu để liên kết với axit amin tương ứng.
- Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
c) ARN ribôxôm( rARN)
- Gồm 2 tiểu đơn vị kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm.
- Là nơi diễn ra tổng hợp chuỗi pôlipeptit. 
2.Cơ chế phiên mã: (Tổng hợp ARN )
- Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’đ 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu( khởi đầu phiên mã).
- Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc chiều 3’đ 5’ và các Nu trong môi trường nội bào liên kết với các Nu trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung.
- Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại. 
II. Dịch mã: ( Tổng hợp prôtêin)
1.Hoạt hoá axit amin:
- Nhờ các enzim đặc hiệu và ATP mỗi axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN tương ứng tạo axit amin- tARN( aa- tARN). 
2.Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: 
- Ribôxôm gắn với mã mở đầu AUG và Met-tARN( anticôdon UAX) bổ sung chính xác với côdon mở đầu.
- Các aa-tARN vận chuyển axit amin tới. Nếu anticôdon của tARN bổ sung với côdon trên mARN thì sẽ tạo liên kết giữa 2 axit amin.
- Ribôxôm dịch chuyển đến côdon tiếp và cứ tiếp tục như vậy cho đến cuối mARN và tiếp xúc với mã kết thúc thì quá trình dịch mã hoàn tất( kết thúc tổng hợp chuỗi pôlipeptit).
- Nhờ 1 loại enzim đặc hiệu axit amin đầu tiên (Met) được cắt khỏi chuỗi và chuỗi pôlipeptit cấu trúc bậc cao hơn thành prôtêin.
- Một nhóm ribôxôm( pôlixôm) gắn với mỗi mARN giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. 
Phiên mã
Dịch mã
Nhân đôi 
ADN 
6. Củng cố:
 mARN Prôtêin Tính trạng
Chú ý: ở sv nhân sơ sau khi tổng hợp xong phân tử mARN tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit còn ở sv nhân thực là tiền mARN (mARN sơ khai) sau đó cắt bỏ các đoạn không mã hoá axit amin ( intron) và nối các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) lại thành mARN trưởng thành rồi mới tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
	 Ngày soạn:
 	 Tiết 3 	 Ngày giảng:
Bài 3: điều hoà hoạt động gen
1.Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải hiểu được khái quát về điều hoà hoạt động gen.
- Hiểu được cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ (opêron Lac)
2.Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu projecto và phim điều hoà hoạt động gen.
- Tranh vẽ phóng hình 3.2, 3.2a, 3.2b SGK
3.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã.
- Quá trình dịch mã tại ribôxôm và vai trò của pôlixôm. 
5. Giảng bài mới:
Bài 3: điều hoà hoạt động gen
+ Trong 1 tế bào ở các thời điểm khác nhau các loại gen và số lượng gen hoạt động khác nhau.
+ Các loại tế bào khác nhau số lượng các nhóm, loại gen hoạt động cũng khác nhau.
+ Cơ chế điều hoà hoạt động gen đặc biệt ở sinh vật nhân thực càng tiến hoá càng phức tạp.
*Tranh mô hình cấu trúc của opêron Lac.(Hình 3.1 SGK)
*Quan sát tranh và nghiên cứu nội dung II.1 SGK em hãy nêu cấu trúc của opêron Lac?
( Số vùng, thành phần và chức năng của các gen trong mỗi vùng)
*Tranh hình 3.2a( xem phim)
*Em hãy nêu cơ chế điều hoà hoạt động opêron Lac trong môi trường không có lactôzơ? Vai trò của gen điều hoà?
*Tranh hình 3.2b( xem phim)
* Em hãy nêu cơ chế điều hoà hoạt động opêron Lac trong môi trường có lactôzơ?
* Lactôzơ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của opêron Lac?
* Theo em thực chất của quá trình điều hoà hoạt động của gen( ở sinh vật nhân sơ) là gì?
I. Khái quát về điều hoà hoạt động gen:
1. Đặc điểm hoạt động của gen:
- Số lượng gen trong mỗi tế bào rất lớn nhưng thường chỉ có 1 số ít gen hoạt động còn phần lớn các gen ở trạng thái không hoạt động hoặc hoạt động rất yếu.
2. Cơ chế điều hoà:
- ở sinh vật nhân sơ điều hoà hoạt động gen chủ yếu ở mức độ phiên mã.
II. Điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ:
1. Mô hìnhcấu trúc của opêron Lac:
- Vùng khởi động P(Promoter): nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
- Vùng vận hành O(operator): có trình tự Nu đặc biệt để prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
- Vùng chứa các gen cấu trúc quy định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ.
*Chú ý: Trước mỗi opêron( nằm ngoài opêron) có gen điều hoà hoạt động các gen của opêron.
2. Sự điều hoà hoạt động gen opêron Lac:
a) Khi môi trường không có lactôzơ:
- Gen điều hoà hoạt động tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin ức chế liên kết vào vùng vận hành của opêron ngăn cản quá trình phiên mã làm các gen cấu trúc không hoạt động.
b) Khi môi trường có lactôzơ:
- Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm nó không liên kết vào vùng vận hành của opêron và ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
- Các phân tử mARN của gen cấu trúc được dịch mã tạo ra các enzim phân giải lactôzơ.
- Khi lactôzơ bị phân giải hết thì prôtêin ức chế lại liên kết được vào vùng vận hành và qu ... thế lai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam:
-Giống ngô lai LVN10 có thời gian sinh trưởng 125 ngày, chịu hạn, chống đổ, kháng sâu bệnh tốt có thể đạt năng suất 8-12 tấn/ha là kết quả của lai giữa 2 dòng thuần(lai đơn).
- Lợn lai kinh tế là kết quả của lai lợn cái nội (ỉ, móng cái) với lợn đực ngoại(Đại bạch...)
6. Củng cố:
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
	*Tư liệu bổ sung:
- Giống ngô lai LVN4 có khả năng thích ứng rộng có thể đạt 8-10 tấn/ha là giống lai kép.
- Giống lúa VX-83 do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam tạo ra là kết quả lai giữa giống lúa X1 (NN75-10) với giống lúa CN2( IR 197446-11-33) có đặc tính tốt như ngắn ngày, năng suất cao, kháng rầy, chống được bệnh bạc lá và gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Lai giữa bò vàng Thanh hoá và bò Hônsten Hà Lang bò F1 chịu được khí hậu nóng, cho 1000kg sữa/con/năm, tỷ lệ bơ 4-5%.
- Một số phép lai gia cầm như gà Ri- Tam Hoàng, Rốt-Ri, Plaimao-Ri, Vịt Bầu – Cỏ... 
- Cá Chép trắng VN(đực) với cá Chép Hung ga rigF1 lai với các Chép vàng In đô nê xiag Cá chép lai 3 giốngg chọn lọc được cá chép V1 cho thịt ngon, lớn nhanh, khả năng kháng bệnh tốt và có thể cho đẻ nhân tạo.
7. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Ngày soạn: 
 Tiết Ngày giảng: 
Bài 19: tạo giống bằng phương pháp
 gây đột biến và công nghệ tế bào 
1.Mục tiêu bài học:
	- Giải thích được quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến.
	- Nêu được một số thành tựu tạo giống thực vật bằng công nghệ tế bào
	- Trình bày được kỹ thuật nhân bản vô tính ở động vật.
2. Phương tiện dạy học:
	- Máy chiếu prôjectơ và phim về gây đột biến và công nghệ tế bào(nếu có) 
	- Tranh về thành tựu chọn giống động vật, thực vật.
3: ổn định tổ chức:
	- Kiểm tra sỹ số - Đồng phục học sinh - Học bài, chuẩn bị bài
4: Kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là ưu thế lai? Tại sao ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau?
5. Giảng bài mới:
Bài 19: tạo giống bằng phương pháp
 gây đột biến và công nghệ tế bào 
* Theo em quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước nào?
+Với từng loại cây trồng, từng loại tác nhân đột biến cường độ, liều lượng và hiệu quả gây đột biến khác nhau.
+1 số ít đột biến có lợigchọn lọc
* Với cây trồng thu hoạch lá thân...người ta thường dùng phương pháp gây đột biến nào?
*Trả lời câu lệnh trang 79:
các cơ quan sinh dưỡng(thân, lá) có kích thước lớn hơn các cây lưỡng bội cùng loài
*Thế nào là tế bào trần thực vật? ( tế bào thực vật loại bỏ lớp màng xenlulôzơ)
+Khi nuôi cấy hạt phấn, noãn ...khi gây lưỡng bội thành công cây sẽ có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
* Em hiểu như thế nào là nhân bản vô tính?
Tranh hình 19(phim)
*Quan sát tranh em hãy nêu các bước trong nhân bản vô tính cừu Đôly.
* Phương pháp này có lợi như thế nào trong chăn nuôi?
+Trong 1 thời gian ngắn tạo ra được nhiều con vật nuôi có kiểu gen giống nhau (có năng suất, phẩm chất tốt...)
I. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến:
1.Quy trình:
- Xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.
- Chọn lọc cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
- Tạo dòng thuần chủng.
2. Một số thành tựu tạo giống ở Việt Nam:
- Sử dụng cônsixin tạo ra giống cây dâu tằm tứ bội sau đó đem lai với cây dâu tằm lưỡng bội được giống cây dâu tằm tam bội.
- Xử lý đột biến bằng tia gama trên giống lúa Mộc tuyền đã tạo được giống lúa MT1.
II. Tạo giống bằng công nghệ tế bào:
1. Công nghệ tế bào thực vật:
- Nuôi cấy các mẩu mô của thực vật, thậm chí từng tế bào trong ống nghiệm rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây.
- Lai tế bào sinh dưỡng ( Xôma) hay dung hợp tế bào trần thực vật rồi dùng hooc môn kích thích thành cơ thể lai.
- Nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội sau đó dùng cônsixin gây lưỡng bội.
2. Công nghệ tế bào động vật:
a)Nhân bản vô tính động vật:
- Lấy trứng của cừu cho trứng và loại bỏ nhân.
- Lấy nhân của tế bào tuyến vú cừu cho nhân đưa vào trứng đã loại nhân trên.
- Nuôi trứng cho phát triển thành phôi rồi cấy vào tử cung con cừu khác( nhờ chửa, đẻ hộ).
- Được cừu con giống hệt cừu cho nhân.
b) Cấy truyền phôi:
- Bằng kỹ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi đem cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.
6. Củng cố:
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài. 
* Tư liệu tham khảo:
a) Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò:
- Trước hết phải chọn bò cho phôi ( có năng suất và phẩm chất tốt) và chọn bò nhận phôi ( cần có sức khoẻ tốt).
- Gây động dục đồng loạt tất cả các con bò trên nhằm mục đích: Bò cho phôi rụng nhiều trứng còn bò nhận phôi để tạo môi trường thuận lợi chuẩn bị nhận phôi.
- Phối giống bò cho phôi với con đực giống tốt.
- Thu hoach phôi rồi đem cấy vào tử cung bò nhận phôi.
- Chăm sóc bò nhận phôi có chửa và đẻ.
b) Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới:
- ở lúa bằng phương pháp chọn lọc cá thể với các đột biến ưu tú, người ta đã tạo ra các giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, nếp thơm TK106, gạo cho cơm dẻo và ngon như KLM39, DT33, VLD95-19...
- Xử lý bằng NMU đã tạo được giống lúa MT4. Xử lý đột biến giống lúa C4- 63 rồi chọn lọc đã tạo ra giống lúa DT10. 
- ở đậu tương Giống đậu tương DT 55 ( năm 2000) được tạo ra bằng xử lý đột biến giống đậu tương DT 74 có thời gian sinh trưởng rất ngắn ( Xuân:96 ngày Hè: 87 ngày) chống đổ và chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng.
- ở lạc: Giống lạc V79 được tạo ra bằng chiéu xạ tia X vào hạt giống lạc bạch sa sinh trưởng khoẻ, hạt to trung bình và đều, vỏ qủ dễ bóc, tỷ lệ nhân/quả đạt 74%, hàm lượng prôtêin cao (24% ) và tỷ lệ dầu đạt 24%.
- ở cà chua: Giống cà chua Hồng lan được tạo ra từ thể đột biến tự nhiên của giống cà chua Ba Lan trắng.
c) Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lý đột biến:
- Giống lúa A 20 ( năm 1994) được tạo ra bằng lai giữa 2 dòng đột biến H 20 với H 30.
- Giống lúa DT 16 ( năm 2000) được tạo ra bằng lai giữa giống DT 10 với giống lúa đột biến A20.
- Giống lúa DT 21 ( năm 2000) được tạo ra bằng lai giữa giống lúa nếp 415 với giống lúa đột biến ĐV 2 ( từ giống lúa nếp cái hoa vàng).
d) Chọn giống bằng dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma:
- Giống lúa DR 2 ( năm 2000) được tạo ra từ dòng tế bào xôma biến dị của giống lúa CR 203, dòng này được tách và tái sinh thành cây. Giống lúa DR 2 có độ đồng đều rất cao, chịu khô hạn tốt, năng suất trung bình đạt 45 – 50 tạ/ha.
- Giống táo đào vàng năm 1998 được tạo ra bằng xử lý đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc. Cho quả to ( 30 - 35 quả/kg), mã quả đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt và có vị thơm đặc trưng, năng suất đạt 40 – 50 tấn/ha ở năm thứ 3.
e) Lai tế bào sinh dưỡng( xôma):
- Nuôi 2 dòng tế bào sinh dưỡng thực vật trần khác loài trong cùng 1 môi trường người ta thường thả vào virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính để tăng tỷ lệ kết thành tế bào lai (người ta còn dùng 1 loại keo hữu cơ gọi là pôliêtilen glycol hay xung điện cao áp).
- Khi có được tế bào lai người ta dùng hooc môn kích thích thành cơ thể lai.Từ 1 cây lai khác loài bằng phương pháp nuôi cấy xôma có thể nhân thành nhiều cây.Bằng phương pháp này mà người ta có thể tạo ra nhiều cây lai khác loài mà bằng phương pháp lai hữu tính không thực hiện được.
7. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Ngày soạn: 
 Tiết Ngày giảng: 
Bài 20: tạo giống nhờ công nghệ gen
1.Mục tiêu bài học:
	- Giải thích được các khái niệm cơ bản như: công nghệ gen, ADN tái tổ hợp, thể truyền, plasmit.
	- Trình bày được các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen.
	- Nêu được các ứng dụng của công nghệ gen trong việc tạo ra các giống sinh vật biến đổi gen.
2. Phương tiện dạy học:
	- Máy chiếu prôjectơ và phim về công nghệ gen ( nếu có) 
	- Tranh vẽ phóng hình 20.1 SGK.
3: ổn định tổ chức:
	- Kiểm tra sỹ số - Đồng phục học sinh - Học bài, chuẩn bị bài
4: Kiểm tra bài cũ:
	- Giải thích quy trình nhân bản vô tính ở động vật và nêu ý nghĩa thực tiễn của phương pháp này.
5. Giảng bài mới:
Bài 20: tạo giống nhờ công nghệ gen
*Em hiểu như thế nào là sinh vật biến đổi gen? 
* Con người đã tác động như thế nào làm cho sinh vật bị biến đổi gen?
+Một trong các công nghệ gen là kỹ thuật chuyển gen gồm các bước sau:
-Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
-Nhờ enzim restrictaza cắt thể truyền và nối gen cần chuyển vào nhờ enzim ligaza được ADN tái tổ hợp.
+Thể truyền là plasmit nằm ngoài hệ gen của tế bào còn thể truyền là ADN virut thì gen cần chuyển thường được cài xen vào hệ gen của tế bào.
*Tại sao tế bào nhận người ta thường dùng là VK E.coli?
+Vi khuẩn E.coli có khả năng sinh sản rất nhanh nên trong 1 thời gian ngắn tạo ra được nhiều E.coli chứa ADN tái tổ hợp đồng thời hoạt động tổng hợp diễn ra mạnh nên tạo được nhiều sản phẩm.
* Em hãy kể tên vật nuôi cây trồng biến đổi gen mà em biết?
+ Người ta có 3 cách làm biến đổi hệ gen của sinh vật.
Tranh hình 20.1(phim)
* Quan sát tranh em hãy nêu các bước tạo cừu biến đổi gen sản sinh prôtêin người trong sữa?
+ Nhờ vào công nghệ gen người ta tạo ra được rất nhiều dạng các sinh vật biến đổi gen nhằm phục vụ cho lợi ích, nhu cầu con người.
I. Công nghệ gen:
1. Khái niệm công nghệ gen:
- Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới. 
2. Các bước tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen:
a) Tạo ADN tái tổ hợp:
- ADN tái tổ hợp là thể truyền có gắn đoạn gen cần chuyển.
- Thể truyền thực chất là 1 p.tử ADN nhỏ có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào cũng như có thể gắn vào hệ gen của tế bào. - Thể truyền thường dùng là plasmit của vi khuẩn, ADN virút đã được biến đổi.
b) Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận:
- Có thể dùng muối CaCl2 hoặc xung điện để làm dãn màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng. 
c) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp:
- Thường phải dùng gen đánh dấu để nhận biết tế bào có chứa ADN tái tổ hợp để phân lập các tế bào đó rồi nhân lên.
- Tế bào nhận thường là vi khuẩn E.coli
II. ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen:
1. Khái niệm sinh vật biến đổi gen:
- Là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình.
- Một số cách làm sinh vật biến đổi gen là: Đưa thêm 1 gen lạ vào, làm biển đổi gen đã có sẵn, loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen nào đó.
2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen:
a) Tạo động vật chuyển gen:
- Lấy trứng ra khỏi con vật rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm.
- Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và nuôi hợp tử phát triển thành phôi.
- Cấy phôi vào tử cung con cái khác để nó mang thai và đẻ bình thường g con vật biến đổi gen. 
b) Tạo giống cây trồng biến đổi gen:
- Chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông tạo được giống bông kháng sâu hại.
c) Tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen:
- Chuyển gen tổng hợp hooc môn insulin của người vào vi khuẩn g Vi khuẩn sản xuất hooc môn insulin làm thuốc chữa bệnh tiểu đường.
6. Củng cố:
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài( câu 5): Trong tế bào người không có plasmit tồn tại mà chỉ có 1 số loại virut. Virut có đặc điểm là có thể gắn hệ gen ( ADN ) của nó vào hệ gen của người.
7. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • doc12.doc