Bài 18: CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh được.
1.Kiến thức:
- Nêu được khái niệm chu kỳ tế bào.
- Biết được quá trình phân bào được điều khiển bởi cơ chế điều hòa chặc chẽ.
- Nêu được quá trình phân bào nguyên nhiễm và đặc điểm của mỗi kỳ.
- Biết được ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
2.Kỷ năng:
- Rèn luyện kỷ năng quan sát, phân tích tranh.
- Quen tốt với làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
-Hiểu được một số hiện tượng tự nhiên.
-Thấy được vai trò của nguyên phân và ứng dụng rộng rãi của nguyên phân
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHONG ĐIỀN TỔ SINH – HÓA GIÁO ÁN Bài 18 Sinh học 11 Ban cơ bản Phong Điền, tháng 11 năm 2007 Bài 18: CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh được. 1.Kiến thức: - Nêu được khái niệm chu kỳ tế bào. - Biết được quá trình phân bào được điều khiển bởi cơ chế điều hòa chặc chẽ. - Nêu được quá trình phân bào nguyên nhiễm và đặc điểm của mỗi kỳ. - Biết được ý nghĩa của quá trình nguyên phân. 2.Kỷ năng: - Rèn luyện kỷ năng quan sát, phân tích tranh. - Quen tốt với làm việc theo nhóm. 3. Thái độ: -Hiểu được một số hiện tượng tự nhiên. -Thấy được vai trò của nguyên phân và ứng dụng rộng rãi của nguyên phân. II.Thiết bị dạy học: -Tranh hình SGK và một số tranh sưu tầm. -Phiếu học tập: Bằng giấy Croky, mỗi nhóm một tờ và tờ đáp án chuẩn bị sẵn. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Giai đoạn trung gian Giai đoạn phân bào Thời gian Đặc điểm PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Diễn biến của các kỳ trong phân bào: Nguyên nhiễm) Kỳ đầu Kỳ giữa Kỳ sau Kỳ cuối Nhiễm sắc thể Nhân tế bào Thoi vô sắc III.Phương pháp: -Dùng phương pháp quan sát, phân tích, nghiên cứu SGK để giải quyết các vấn đề được nêu ra. -Dùng phương pháp hoạt động nhóm để cùng nhau giải quyết và thảo luận nhằm giải quyết các vấn đề. - Thuyết trình, đàm thoại để cùng nhau giải quyết các vấn đề. IV. Tiến trình tổ chức lớp học: 1.Ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trình bày bằng sơ đồ quá trình quang hợp. Cho biết nguyên liệu và sản phẩm được tạo thành từ quá trình này. 7’ 2. Vào bài mới: Giáo viên đặt vấn đề về sự lớn lên của thực vật và vào bài. 3. Tiến trình tổ chức tiết học. Hoạt động 1 Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản 10’ Treo tranh về chu kỳ tế bào sau đó phát phiếu học tập số 1. Giao nhiệm vụ cho các nhóm. Yêu cầu trả lời vào phiếu học tập. Treo kết quả để học sinh theo dõi so sánh, điều chỉnh Yêu cầu học sinh tham khảo sách giáo khoa và nêu về: Điều hòa chu kỳ. Học sinh nêu được khái niệm Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm, tham khảo sách giáo khoa, ghi vào phiếu học tập. Yêu cầu: Ghi rõ đặc: Điểm về thời gian Điều chỉnh và ghi chép. I.Chu kỳ tế bào: 1.Khái niệm chu kỳ tế bào: Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào. 2.Đặc điểm chu kỳ tế bào: Gồm 2 giai đoạn: Kỳ trung gian và phân bào Giai đoạn Trung giian Giai đoạn Phân bào Thời gian Chiếm phần lớn thời gian Ngắn Đặc điểm Gồm 3 pha: +G1: Tổng hợp vật chất cho phân bào +S: Nhân đôi ADN, NST thành dạng kép. +G2: Tổng hợp các phần còn lại. + Phân chia nhân. +Phân chia tế bào chất. Điều hòa chu kỳ tế bào: - Tế bào khác nhau thì phân chia khác nhau. -Tế bào phân chia được điều khiển bằng hệ thống điều hòa rất chặt chẽ. -Tế bào chỉ phân chia khi nhận tín hiệu cho phép. Hoạt động 2 Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản 20’ Treo tranh, hình về phân bào nguyên nhiễm và yêu cầu trả lời theo phiếu học tập. Giáo viên gợi ý về diễn biến của: ADN, Nhiễm sắc thể, màng nhân, nhân con, trung thể, thoi vô sắc, màng tế bào. Hỏi HS: Qua tranh hình hãy cho biết phân chia tế bào chất diễn ra ở kỳ nào, nêu diễn biến. Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm và tră lời vào phiếu học tập Quan sát tranh và trả lời. Yêu cầu: +Nêu được kỳ nào bắt đầu phân chia tế bào chất. + Tế bào động vật như thế nào ?. +Tế bào thực vật như thế nào ?. II.Quá trình Nguyên phân: 1.Phân chia nhân. -Kỳ đầu -Kỳ giữa - Kỳ sau -Kỳ cuối. 2.Phân chia tế bào chất: Đầu kỳ cuối bắt đầu phân chí tế bào chất. Tế bào chất dần dần phân chia tách thành 2 tế bào con: +Ở tế bào động vật màng thắt lại tại vị trí mặt phẳng xích đạo. +Tế bào thực vật hình thành các phiến ở mặt phẳng xích đạo và dần dần lan ra ngăn thành 2 tế bào. Hoạt động 3 Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản 5’ Qua quá trình nguyên phân cho thấy có vai trò gì ?. Gợi ý có định hướng: +Sinh vật đơn bào. +Sinh vật đa bào đơn giản như ruột khoang. +Sinh vật đa bào có mức độ tổ chức phực tạp. Ứng dụng của nguyên phân trong thực tế. Theo dõi và thảo luận để đề xuất vai trò cũng như ứng dụng của nguyên phân. III.Ý nghĩa của quá trình Nguyên phân. -Ở sinh vật nhân thực Nguyên phân là cơ chế sinh sản. -Ở sinh vật đa bào nguyên phân làm tăng số lượng tế bào: + Sinh vật đa bào đơn giản: Là cơ chế sinh trưởng và snh sản vô tính. +Sinh vật đa bào phức tạp: Mhuyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cho quá trình sinh trưởng, phát triển. Trên cơ sở Nguyên phân: -Nuôi cấy mô tế bào - Sinh sản vô tính: Giâm, chiết, ghép.. 4.Củng cố dặn dò: 3’ - HSinh nêu lại các khái niệm. -Nêu đặc điểm, diễn biến quan trọng của các kỳ trong nguyên phân. -Đọc phần tóm tắc ở cuối sách giáo khoa. Dặn dò: -Học bài ở nhà, làm bài tập. -Chuẩn bị cho tiết sau.
Tài liệu đính kèm: