CHƯƠNG IV:SINH SẢN
A/ SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
BÀI : 41 SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I: Mục tiêu bài dạy :
Học xong bài này , học sinh cần phải :
- Nêu khái niệm sinh sản vô tính và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
- Nêu cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống sinh dưỡng
- Trình bày vai trò của sinh sản ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính đối với
con người.
II: Phương pháp dạy học :
- Hoạt động nhóm
- Vấn đáp
- Giảng giải
III: Phương tiện dạy học :
- Phiếu học tập
- Hình 41.1 : 41.2 : 43 phóng to
Ngày soạn : 01/ 03 / 2008 Tiết : 44 Ngày dạy : 05 /03 / 2008 (Tuần :25) Chương IV:Sinh sản A/ Sinh sản vô tính ở thực vật Bài : 41 Sinh sản hữu tính ở thực vật I: Mục tiêu bài dạy : Học xong bài này , học sinh cần phải : - Nêu khái niệm sinh sản vô tính và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật - Nêu cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống sinh dưỡng - Trình bày vai trò của sinh sản ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính đối với con người. II: Phương pháp dạy học : - Hoạt động nhóm - Vấn đáp - Giảng giải III: Phương tiện dạy học : - Phiếu học tập - Hình 41.1 : 41.2 : 43 phóng to IV: Tiến trình bài giảng : 1/ ổn định :1 phút 2/ Kiểm tra bài cũ : Bài đầu chương không kiểm tra bài cũ 3/: Nội dung trọng tâm của bài : Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính, ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong đời sống 4/ Giảng bài mới : Thực vật cũng như động vật đều duy trì nòi giống của mình thông qua quá trình sinh sản .Sinh sản ở thực vật diễn ra như thế nào ? Nội dung bài “ Sinh sản vô tính ở thực vật “ sẽ giúp trả lời một phần câu hỏi đó . TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Sinh sản là gì ? Sinh sản có những hình thức sinh sản nào ? GV: Đưa ví dụ : Ví dụ 1: Đoạn mía à Cây mía con Ví dụ 2: Đoạn sắn à Cây sắn con GV : Qua hai ví dụ trên em cho biết : Cây mía con , cây sắn con sinh ra có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái không? Các cây mía con giống nhau hay khác nhau ? Giống cây mẹ hay khác cây mẹ ? HS : Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái * Là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài * Có hai hình thức sinh sản : + Vô tính + Hữu tính I/ Sinh sản vô tính ở thực vật 1/ Sinh sản vô tính là gì ? a/ Ví dụ : Ví dụ 1: Đoạn mía à Cây mía con Ví dụ 2: Đoạn sắn à Cây sắn con TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung Các cây mía con giống nhau và giống mẹ à Vậy sinh sản vô tính là gì ? HS :Không có sự hợp nhất cúa giao tử đực và giao tử cái GV: Vậy sinh sản vô tính có những hình thức sinh sản nào ? à Sang phần “Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật “ Kể tên các hình thức sinh sản vô tính mà em biết ? HS: Sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng GV: Cho HS quan sát hình 41.1 “Sinh sản bào tử “ Phát phiếu học tập số1: Yêu cầu HS đọc thông tin trang 159 phần II.2a và trả lời 4 câu hỏi sau : Câu1 : Hình thức sinh sản này có ở thực vật nào ? Cho ví dụ ? Câu 2: Trình bày tóm tắt quá trình sinh sản bằng bào tử ? Câu 3: Hiệu suất sinh sản bào tử cao hay thấp ? Vì sao ? Câu 4: Nêu các con đường phát tán bào tử ? GV:Do hiệu suất sinh sản thấp mà thực vật bào tử phân bố trên tráI đất ít GV: Vậy những bào tử có đặc điểm như thế nào thì phát tán theo các con đường trên? HS: Nước thì bào tử nhẹ , nổi Gío thì bào tử có cánh , nhẹ Động vật thì bào tử có chất dính b/Khái niệm: Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con giống nhau và giống mẹ 2/ Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật a/ Sinh sản bào tử : +Hình thức sinh sản này có ở thực vật bào tử +Ví dụ :Tảo, Rêu , Dương xỉ GP + Cơ thể mẹ (2n) -à Túi bào tử (2n) -à Bào tử(n) (Thể giao tử ) ( Thể giao tử ) Gặp điều kiện thuận lợi à Cơ thể mới (Thể giao tử) + Hiệu suất sinh sản bào tử thấp vì các bào tử sau khi được phóng thích ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi (nhiều nước ) à phát triển thành cơ thể mới + Con đường phát tán : Nước ,gió , động vật TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Cho HS quan sát hình 41.2 và yêu cầu HS : trả lời câu hỏi sau : Nêu các hình thức sinh sản sinh dưỡng? Cho ví dụ? HS: Thân củ , thân rễ GV: Các hình thức sinh sản sinh dưỡng trên gọi là gì? HS: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên GV: Lợi dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên con người đã tiến hành phương pháp đem lại giá trị kinh tế trong cuộc sống à phương pháp nhân giống vô tính (sinh sản sinh dưỡng nhân tạo hay nhân giống sinh dưỡng) Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật ? HS: Giâm, chiết ,ghép và nuôi cấy mô GV: Quan sát hình 43 và trả lời câu hỏi Nêu các phương pháp nhân giống vô tính có và không có ? HS: Có : Ghép mắt (ghép chồi) và ghép cành Không có : Giâm cành , chiết cành , trồng hom , trồng củ GV:Vì sao phải bỏ hết lá ở cành ghép ? Vì sao phải cột chặt cành ghép và chồi ghép vào gốc ghép? HS: Giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước để nuôi các tế bào cành ghép Cột chặt để các mô dẫn dễ nối liền vối nhau à chất dinh dưỡng và nước lưu thông từ gốc ghép đến tế bào cành ghép và chồi ghép được dễ dàng GV: Nêu ưu điểm của chiết cành và giâm cành so với cây mọc từ hạt ? Giâm cành và chiết cành được ứng dụng chủ yếu vào lĩnh vực nào trong nông nghiệp? HS: Giữ tính trạng tốt Nghề làm vườn (cây cảnh ,cây lấy quả) b/ Sinh sản sinh dưỡng Thân củ :Khoai tây Thân rễ : Cỏ tranh, tre , cỏ gấu Thân bò : Dâu tây , rau má Rễ củ : Khoai lang Lá : Thuốc bỏng à Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên 3/ Phương pháp nhân giống vô tính a/ Ghép mắt (ghép chồi) và ghép cành + Bỏ hết lá ở cành ghép:Giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước để nuôi các tế bào cánh ghép b/ Chiết cành và giâm cành Ưu điểm chiết cành và giâm cành so với cây mọc từ hạt : +Gĩư nguyên tính trạng di truyền mà ta mong muốn + Rút ngắn thời gian thu hoạch sản phẩm TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Để thu sản phẩm có giá trị kinh tế cao trong thời gian ngắn ,hạn chế mặt bằng sản xuất à Người ta đã tiến hành phương pháp “ Nuôi cấy mô và tế bào ở thực vật” GV: Phát PHT :Yêu cầu HS đọc thông tin trang 161 mục c và trả lời các câu hỏi sau Câu 1: Nêu cách tiến hành nuôi cấy mô và tế bào thực vật? Câu 2: Trong cách tiến hành tại sao sử dụng các tế bào ở lá ,củ, đỉnh sinh trưởng , bao phấn , hạt phấn để nuôi cấy? Câu 3: Môi trường thích hợp để nuôi cấy mô ,tế bào như thế nào ? Câu 4: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôI cấy mô và tế bào thực vật? Câu 5: ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nuôi cấy mô, tế bào thực vật HS: sử dụng các tế bào ở lá ,củ, đỉnh sinh trưởng , bao phấn , hạt phấn để nuôi cấy Vì các bộ phận này có khả năng nguyên phân (Mô phân sinh) Tách mô phân sinh cho vào môi trường thích hợp: có đủ nguyên tố đa lượng ,vi lượng ,glucôzơ , saccarôzơ , có thêm chất điều hoà sinh trưởng :Auxin, Xytôkinin Các thao tác làm trong điều kiện vô trùng GV:Bằng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào thực vật con người đã : +Sản xuất giống cây sạch bệnh (Khoai tây sạch bệnh) + Phục chế các giống quí (Lan Hồ điệp) + Hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất Thành tựu nuôI cấy mô đã áp dụng trên nhiều đối tượng : Chuối , Dứa ,Phong lan GV: Nêu vai trò sinh sản vô tính đối vối đồi sống thực vật ? c/ Nuôi cấy mô và tế bào thực vật + Cách tiến hành : Đó là sự nuôI cấy các tế bào lấy từ các bộ phận khác nhau của cơ thể thực vật : củ , lá ..vào môI trường dinh dưỡng thích hợp trong các dụng cụ thuỷ tinh à Cây con +Cơ sở khoa học :Tính toàn năng của tế bào (Là khả năng của tế bào đơn lẻ phát triển thành cây nguyên vẹn ra hoa và kết hạt bình thường ) +ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Đảm bảo tính trạng di truyền mong muốn Có giá trị kinh tế cao 4/ Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người a/ Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung HS: Làm cho thực vật ngày càng nhiều GV:Trình bày vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp ?Cho ví dụ minh hoạ? HS:Quan trọng VD:Tạo giống sạch bệnh, giống quí b/ Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người Quan trọng Ví dụ Duy trì tính trạng tốt có lợi cho con người , nhân nhanh những giống cây trồng cần thiết trong thời gian ngắn , tạo được giống cây sạch bệnh ,phục chế các giống cây trồng quý đang thoái hoá à giá thành thấp , hiệu quả kinh tế cao 5/Củng cố : Chọn đáp án đúng nhất ở các câu sau : Câu 1: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản : a/ Chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ b/ Bằng giao tử cái c/ Không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái d/ Có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái Câu 2: Hình thức sinh sản của Tảo là : a/ Thân bò b/ Bào tử c/ Thân rễ d/ Thân củ Câu 3:Câu Dâu tây sinh sản bằng a/ Thân bò b/ Thân rễ c/ Thân củ d/ Rễ củ Câu 4: Cho một tế bào đơn lẻ sống trong môI trường dinh dưỡng và tương quan hoocmôn thích hợp .S au một thời gian phát triển thành cây nguyên vẹn .Đây là hình thức sinh sản gì? a/Ghép b/Chiết c/ Giâm d/ Nuôi cấy mô 6/ dặn dò : *Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa * Ghi nhớ phần in nghiêng trong sách giáo khoa * Làm bài tập :Nêu ưu điểm và nhược điểm của hình thức sinh sản vô tính ? * Soạn bài mới “Bài sinh sản hưũ tính ở thực vật”
Tài liệu đính kèm: