Giáo án Sinh học 10 - Tiết 31, Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn - Trần Thị Hồng Sen

Giáo án Sinh học 10 - Tiết 31, Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn - Trần Thị Hồng Sen

 I.Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 -HS hiểu thế nào là virut gây bệnh cho vi sinh vật, thực vật và côn trùng để qua đó thấy được mối nguy hiểm của chúng., không những đối với sức khỏe con người mà còn gây hại cho nền kinh tế quốc dân.

 -Nắm được nguyên lí của kĩ thuật di truyền có sử dụng phage, từ đó hiểu được nguyên tắc sản xuất một số sản phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp.

 2. Kĩ năng:

 -Nghiên cứu thông tin, tranh hình phát hiện kiến thức.

 -Khái quát kiến thức.

 -Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế.

 3.Thái độ:

 -Giáo dục quan điểm thực tiễn , bảo vệ tránh khỏi tác hại của virut gây bệnh.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

 1.Chuẩn bị của thầy:

 -Tranh phóng to hình theo SGK.

 -Phiếu học tập

 2. Chuẩn bị của trò:

 Đọc trước bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng dung15 Lượt xem 2642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Tiết 31, Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn - Trần Thị Hồng Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30-03-2009
Tiết dạy: 31
Bài 31: VIRUT GÂY BỆNH. ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
 I.Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
-HS hiểu thế nào là virut gây bệnh cho vi sinh vật, thực vật và côn trùng để qua đó thấy được mối nguy hiểm của chúng., không những đối với sức khỏe con người mà còn gây hại cho nền kinh tế quốc dân.
-Nắm được nguyên lí của kĩ thuật di truyền có sử dụng phage, từ đó hiểu được nguyên tắc sản xuất một số sản phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp.
	2. Kĩ năng: 
-Nghiên cứu thông tin, tranh hình phát hiện kiến thức.
-Khái quát kiến thức.
-Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế.
	3.Thái độ:
-Giáo dục quan điểm thực tiễn , bảo vệ tránh khỏi tác hại của virut gây bệnh.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1.Chuẩn bị của thầy: 
-Tranh phóng to hình theo SGK.
-Phiếu học tập
	2. Chuẩn bị của trò: 
Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số.(1’)
Kiểm tra bài cũ : Không.
3.Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài:(1’) 
 b. Phát triển bài:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
HĐ1: 
HĐ1:
-
I. 
HĐ2:
-
HĐ2:
II. 
HĐ3:Tổng kết
HĐ3:
 4. Dặn dò:(1’)
 IV. Rút kinh nghiệm:
-Thảo luận nhóm.
IV.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số của học sinh 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’ 
-Trình bày 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào? (HS dựa vào mục I bài cũ trả lời).
-HIV lây nhiễm qua những con đường nào? Tại sao lại nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch?
*Các con đường lây nhiễm
+Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích ma túy ...
+Qua đường sinh dục
+Do mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con qua nhau thai hoặc qua sữa mẹ.
*Vì gây nhiễm và phá hủy một số TB limphô T4, đại thực bào --> giảm hệ thống miễn dịch.
3.Giảng bài mới: 39’
	Vào bài: 1’
	GV nêu câu hỏi: Hãy kể một số virut gây bệnh ở người?
Từ nội dung HS trả lời GV dẫn dắt: Virut không chỉ gây hại ở người mà còn gây bệnh cho các đối tượng khác tức là gián tiếp ảnh hưởng tới đời sống của con người. Tuy nhiên con người lợi dụng một số đặc tính của virut để mang lại lợi ích cho cuộc sống.
Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VI RÚT GÂY BỆNH
Mục tiêu: -Chỉ ra được virut gây bệnh cho VSV, thực vật và côn trùng.
 -Đưa ra các biện pháp phònh chống virut gây bệnh.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
18’
GV: -Yêu cầu HS tự nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm các câu hỏi:
GV nêu câu hỏi: 
´Con người lợi dụng vi sinh vật để sản xuất những sản phẩm nào phục vụ đời sống? 
´Điều gì sẽ xảy ra nếu vi sinh vật bị virut tấn công?
GV yêu cầu HS khái quát kiến thức về virut kí sinh trên VSV.
GV: mở rộng:
´Nguyên nhân nào khiến bình nuôi vi khuẩn đang đục bỗng nhiên trở nên trong?
´Tránh nhiễm phage trong công nghiệp vi sinh cần phải làm gì?
GV: nêu vấn đề:
´Tại sao virut gây bệnh cho thực vật không tự xâm nhập vào được trong tế bào?
´Virut xâm nhập vào tế bào như thế nào?
´Cây bị nhiễm virut có biểu hiện như thế nào?
´Liên hệ biện pháp kĩ thuật?
GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
GV tiếp tục nêu vấn đề:
´Virut gây bệnh cho côn trùng có những dạng nào? Và cách gây bệnh như thế nào?
´Ba bệnh sốt phổ biến ở Việt Nam: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản? Bệnh nào do virut gây ra? Biện pháp phòng chống như thế nào?
GV nêu câu hỏi liên hệ:
´Có một thời gian ở vùng trồng vải thiều, trẻ em hay bị viêm não và người ta đổ cho vải thiều. Em có ý kiến gì về điều này?
GV tiểu kết
-HS tự nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận các nội dung theo SGK.
-Cử đại diện nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi bổ sung.
-Yêu cầu nêu được:
+Con người sản xuất kháng sinh, mì chính...
+Virut tấn công thì các quá trình sản xuất bị ngừng, ảnh hưởng đến đời sống.
-HS tham khảo thông tin, đưa ra đáp án. Yêu cầu nêu được:
+Virut kí sinh ở --> xạ khuẩn, vi khuẩn.
 nấm men, nấm sợi.
gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh: sản xuất kháng sinh, thuốc trừ sâu sinh học, mì chính.
-HS trao đổi nhanh vấn đề đặt ra. 
+Bình nuôi vi khuẩn đang đục --> trong vì bình nuôi bị nhiễm virut và virut nhân lên làm chết hàng loạt vi khuẩn.
+Tránh nhiễm phage phải tuân theo qui trình vô trùng nghiêm ngặt trong sản xuất và kiểm tra vi khuẩn trước khi đưa vào sản xuất.
-Học sinh nghiên cứu thông tin kết hợp kiến thức đã học về tế bào thực vật, họat động nhóm.
-Yêu cầu đạt được:
+Thành tế bào thực vật dày và không có thụ thể đặc hiệu để virut bám.
+Virut xâm nhập vào nhờ vết xây sát, nhờ côn trùng, phấn hoa ...Sau khi nhân lên trong tế bào, virut lan sang tế bào khác theo cầu sinh chất.
+Lá bị đốm vàng, nâu, xoăn lá cà chua ,héo, úng
+Phòng bệnh: chọn giống sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt vật trung gian ...
-HS thực hiện theo yêu cầu.
+Virut kí sinh côn trùng (côn trùng là vật chủ).
+Virut kí sinh ở côn trùng sau đó nhiễm vào người và động vật.
-HS vận dụng kiến thức.
+Sốt rét: do kí sinh trùng.
+Sốt xuất huyết và viêm não do virut kí sinh gây ra. 
+Phòng bệnh: Tiêu diệt muỗi, vệ sinh môi trường.
-HS vận dụng kiến thức trả lời.
+Vải thiều không phải là ổ chứa virut gây bệnh.
+Vải thiều chín có một số loài chim và côn trùng ăn, những loài này mang virut. 
+Phải do muỗi hút máu của những loài này rồi đốt vào người mới gây bệnh.
I.VIRUT GÂY BỆNH
1.Virut kí sinh ở vi sinh vật phage)
-Virut kí sinh ở hầu hết VSV nhân sơ (vi khuẩn, xạ khuẩn hoặc VSV nhân chuẩn (nấm men, nấm sợi).
-Virut gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh như sản xuất kháng sinh, thuốc trừ sâu sinh học, mì chính.
2.Virut kí sinh ở thực vật
*Quá trình xâm nhập của virut vào thực vật
Virut không tự xâm nhập được vào thực vật. Phần lớn gây nhiễm nhờ côn trùng : hút nhựa cây bị bệnh rồi truyền sang cây lành. Một số khác xâm nhập qua vết xây sát do nông cụ bị nhiễm gây ra.
*Đặc điểm cây bị nhiễm virut:
Lá bị đốm vàng, nâu, xoăn lá cà chua ,héo, úng
*Cách phòng bệnh do virut: chọn giống sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt vật trung gian 
3.Virut kí sinh ở côn trùng
+Virut kí sinh côn trùng (côn trùng là vật chủ).
VD: Virut Baculo sống kí sinh ở sâu bọ ăn lá cây.
+Virut kí sinh ở côn trùng sau đó nhiễm vào người và động vật (côn trùng là ổ chứa hay vật trung gian truyền bệnh).
-150 loại VR kí sinh trên côn trùng gây bệnh cho người và động vật (muỗi, bọ chét ...).
-VR thường sinh ra độc tố, khi muỗi đốt người và động vật thò VR xâm nhiễm và gây bệnh.
VD: Virut HBV gây viêm gan B.
Hoạt động 2: ỨNG DỤNG CỦA VI RÚT TRONG THỰC TIỄN
Mục tiêu: -Chỉ ra nguyên lí kĩ thuật di truyền có sử dụng phage.
 -Nêu nguyên tắc sản xuất một số sản phẩm mới dùng trong y học và nông nghiệp.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
15’
GV: giới thiệu 2 ứng dụng mới của virut trong thực tế là sản xuất chế phẩm sinh học Inteferol và thuốc trừ sâu.
GV yêu cầu đọc nội dung SGK trả lời câu hỏi. 
´IFN (Inteferol) là gì?
´Sản xuất chế phẩm sinh học dựa trên cơ sở khoa học nào? 
´Các bước trong qui trình?
´Vai trò của IFN??
GV nhận xét bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
GV: tiếp tục nêu vấn đề:
´Tại sao trong sản xuất nông nghiệp cần sử dụng thuốc trừ sâu từ virut?
´Thuốc trừ sâu từ virut có ưu điểm như thế nào?
´Sản phẩm thuốc trừ sâu từ virut có thể sản xuất theo qui trình như thế nào?
GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
GV tiểu kết
-HS lắng nghe kiến thức.
-HS tự nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận các nội dung theo SGK.
-Cử đại diện nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi bổ sung.
-Yêu cầu nêu được:
+ Inteferol là prôtêin có khả năng miễn dịch với virut , chống ung thư, có trong bạch cầu người.
+Phage có đoạn gen không cần--> cắt bỏ.
Tách đoạn gen qui định Inteferol trong bạch cầu người.
Nối đoạn gen cần thiết --> phage bằng thể truyền.
+Qui trình:
vTách gen IFN ở người nhờ enzim.
vGắn gen IFN vào ADN (phage) --> phage tổ hợp.
vNhiễm phage tổ hợp --> E.coli
vNuôi E.coli có phage tổ hợp trong nồi lên men để tổng hợp IFN
+IFN có khả năng chống virut, tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
-HS thảo luận nhóm đưa ra đáp án.Yêu cầu nêu được:
+Giảm thiểu tác hại của thuốc hóa học đối với sinh học và môi trường sống.
+Ưu điểm: 
vMang tính đặc hiệu cao.
vKhông gây độc cho người, động vật, côn trùng có ích ...
vKhông ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.
vTăng cường hiệu quả của đấu tranh sinh học (pp sinh học).
vDễ sản xuất , hiệu quả tiêu diệt cao, sinh khối sản xuất lớn, giá thành hạ.
+Qui trình:
Gây nhiễm VR --> sâu non (nuôi dưỡng số lượng lớn)
Gây chết sâu non
Dịch, chiết virut
tinh chế, sấy khô
 Sản phẩm
II.ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
1.Trong sản xuất các chế phẩm sinh học
*Cơ sở khoa học
-Phage có chứa đoạn gen không quan trọng có thể cắt bỏ không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên.
-Cắt bỏ gen của phage thay bằng gen mong muốn.
-Dùng phage làm vật chuyển gen.
*Quy trình:
vTách gen IFN ở người nhờ enzim.
vGắn gen IFN vào ADN (phage) --> phage tổ hợp.
vNhiễm phage tổ hợp --> E.coli
vNuôi E.coli có phage tổ hợp trong nồi lên men để tổng hợp IFN
*Vai trò
IFN có khả năng chống virut, tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
2.Trong nông nghiệ: thuốc trừ sâu từ virut
*Tính ưu việt của thuốc trừ sâu từ virut
-Virut có tính đặc hiệu cao, không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.
-Dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ.
4. Củng cố: 4’
-GV nêu câu hỏi: Tác hại của phage đối với công nghiệp vi sinh vật?
	Virut gây hại ở thực vật, côn trùng, động vật và người như thế nào?
	Vai trò của virut trong thực tiễn.
-Học sinh đọc kết luận cuối bài SGK .
	5.Dặn dò: 1’
-Học bài, trả lời các câu hỏi SGK.
-Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
-Đọc mục “Em có biết”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 31.doc