I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-Mô tả được đặc điểm hình thái và cấu tạo chung của vi rút.
-Nêu được 3 đặc điểm của virut.
-Nắm được đặc điểm mỗi giai đoạn nhân lên của virut.
-Hiểu được do virut HIV làm suy giảm miễn dịch mà xuất hiện các bệnh cơ hội.
2. Kĩ năng:
-Quan sát tranh hình, phát hiện kiến thức.
-Phân tích tổng hợp khái quát kiến thức.
-Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
3.Thái độ:
-Giáo dục quan điểm thực tiễn và quan điểm duy vật biện chứng.
-Giáo dục quan điểm thực tiễn và quan điểm duy vật biện chứng, giáo dục ý thức phòng chống AIDS.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1.Chuẩn bị của thầy:
-Tranh phóng to hình theo SGK.
-Phiếu học tập.
-Tranh quá trình xâm nhập của virut vào tế bào bạch cầu.
-Tờ rơi tuyên truyền về đại dịch AIDS.
2. Chuẩn bị của trò:
Đọc trước bài mới: Bài 29 +30.
Ngày soạn: 24-03-2009 Tiết dạy: 30 CHƯƠNG III: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM BÀI 29+30: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRÚT. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRÚT TRONG TẾ BÀO CHỦ I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: -Mô tả được đặc điểm hình thái và cấu tạo chung của vi rút. -Nêu được 3 đặc điểm của virut. -Nắm được đặc điểm mỗi giai đoạn nhân lên của virut. -Hiểu được do virut HIV làm suy giảm miễn dịch mà xuất hiện các bệnh cơ hội. 2. Kĩ năng: -Quan sát tranh hình, phát hiện kiến thức. -Phân tích tổng hợp khái quát kiến thức. -Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế. 3.Thái độ: -Giáo dục quan điểm thực tiễn và quan điểm duy vật biện chứng. -Giáo dục quan điểm thực tiễn và quan điểm duy vật biện chứng, giáo dục ý thức phòng chống AIDS. II. Chuẩn bị của thầy và trò: 1.Chuẩn bị của thầy: -Tranh phóng to hình theo SGK. -Phiếu học tập. -Tranh quá trình xâm nhập của virut vào tế bào bạch cầu. -Tờ rơi tuyên truyền về đại dịch AIDS. 2. Chuẩn bị của trò: Đọc trước bài mới: Bài 29 +30. III. Tiến trình tiết dạy: Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) Kiểm tra bài cũ : Không. 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài:(1’) GV cho HS kể tên virut và bệnh do vi rút gây ra --> từ đó đưa vấn đề Virut là gì? Virut có cấu tạo tế bào, không có quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, chúng phụ thuộc hoàn toàn vào tế bào, nên ở virut quá trình sinh sản được gọi là nhân lên. Tìm hiểu cấu trúc và sự nhân lên của virut trong bài hôm nay. b. Phát triển bài: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 10’ HĐ1: Mục tiêu: Tìm hiểu về hình thái, cấu tạo và tính chất cơ bản của virut. -GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Trả lời các câu hỏi sau: ´Virut là gì? -GV: cho HS quan sát tranh về cấu tạo virut. Trả lời câu hỏi: ´Virut có cấu tạo như thế nào? ´Virut có vỏ ngoài khác với virut trần ở đặc điểm nào? Sơ đồ hóa cấu tạo của virut? ´Vai trò từng thành phần tham gia cấu tạo? -GV: cho HS quan sát tranh hình thái của virut và hỏi: ´Virut có những loại hình thái nào ? Cho ví dụ? -GV: nhận xét, mở rộng thêm kiến thức về kích thước. -GV: yêu cầu HS giải đáp các câu hỏi lệnh 6 SGK. ´Giải thích tại sao virut phân lập được kg phải là chủng B? ´Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virut là thể vô sinh? ´Theo em có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn được không? ´So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn bằng cách điền chữ “có” hoặc “không” vào bảng dưới đây: -GV nhận xét bổ sung câu trả lời của HS. -GV tiểu kết. HĐ1: -HS chia thành nhóm tự nghiên cứu thông tin SGK. EVirut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ.Virut nhân lên nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào và kí sinh bắt buộc. -HS quan sát tranh vẽ kết hợp thông tin SGK.Thảo luận nhóm trả lời: ECấu tạo gồm 2 thành phần: *Lõi axit nuclêic (Bộ gen). *Vỏ prôtêin (Capsit). +Giống:có c/trúc phức hệ nuclêôcapsit +Khác: Virut vỏ ngoài có lớp vỏ kép. * VR trần --> Lõi (a.nu) -->ADN và ARN (đơn hoặc kép). Vỏ capsit (pro) --> nhiều đơn vị capsome. phức hợp Nuclêôcapsit. * VR vỏ ngoài -->Vỏ ngoài lớp kép pro +lipit +gai glicôprôtêin. Nuclêocapsit. EVai trò: +Vỏ capsit: bao bọc axit nuclêic. +Lõi axit nuclêic: hệ gen --> đặc tính di truyền. +Vỏ ngoài: kháng nguyên, giúp virut bám trên bề mặt tế bào, bảo vệ --> gai glicô prôtêin. -HS quan sát tranh vẽ. -Một số HS trình bày trên tranh về 3 dạng phổ biến của virut. Yêu cầu: Nêu từng loại hình thái với tên của virut và ví dụ cụ thể. +Cấu trúc xoắn: Capsome sắp xếp theo chiều xoắn axit nuclêic: virut khảm thuốc lá, dại, cúm, sởi. +Cấu trúc khối: Capsome sắp xếp theo hình khối đa diện : virut bại liệt. +Cấu trúc hỗn hợp: : đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn. -HS thảo luận nhanh nội dung các lệnh 6 trong SGK . Cử đại diện trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung. EVì virut lai mang hệ gen của chủng A EKhi ở ngoài vật chủ thì virut là thể vô sinh, còn khi nhiễm virut vào cơ thể sống nó biểu hiện như thể sống. EKhông thể nuôi cấy virut trên môi trường nhân tạo như vi khuẩn vì virut là kí sinh nội bào bắt buộc. Tính chất Virut Vi khuẩn Có cấu tạo tế bào Không Có Chỉ chứa ADN hoặc ARN Có Không Chứa cả ADN và ARN Không Có Chứa ribôxôm Không Có Sinh sản độc lập Không Có I.Cấu tạo: -Cấu tạo chung: Gồm 2 phần: +Lõilà axit nuclêic (hệ gen) có thể là ADN hoặc ARN ( chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) +Vỏ prôtêin (capsit) được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme. +Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi nuclêôcapsit. -Một số virut có vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin, mặt ngoài vỏ có gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. II.Hinh thái: Mỗi virut được gọi là hạt, có 3 loại cấu trúc. +Cấu trúc xoắn: +Cấu trúc khối: +Cấu trúc hỗn hợp *Các đặc điểm virut khác cơ thể khác: +Kí sinh nội bào bắt buộc. Trong tế bào vật chủ virut hoạt động như là một thể sống; ngoài tế bào chúng như một thể vô sinh. +Kích thước vô cùng nhỏ, chỉ thấy được dưới kính hiển vi điện tử. +Hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic: ADN và ARN. 5’ HĐ2: Mục tiêu: HS chỉ ra được tiêu chuẩn để phân loại virut. -GV nêu câu hỏi: ´Phân loại virut dựa trên tiêu chí nào? -GV: nhận xét, bổ sung: Phân loại virut căn cứ vào cấu trúc và mục đích nghiên cứu. -GV tiểu kết. HĐ2: -HS tự nghiên cứu thông tin SGK. -HS phát biểu trả lời, lớp nhận xét bổ sung. Yêu cầu: +Cấu trúc: vVirut ADN: đậu mùa, viêm gan B, hecpet vVirut ARN: cúm, bại liệt, viêm não ... +Mục đích nghiên cứu vVirut kí sinh động vật: cúm ... vVirut kí sinh thực vật: xoăn lá cà chua, đốm thuốc lá ... vVirut kí sinh vi khuẩn: phage +Hình thái: vVirut xoắn: đốm thuốc lá, sởi, dại, cúm ... vVirut khối: bại liệt, mụn cơm .... vVirut hỗn hợp: đậu mùa, phage ... III.Phân loại: *Căn cứ vào cấu tạo chia thành 2 nhóm lớn: +Virut ADN +Virut ARN *Căn cứ vào mục đích nghiên cứu dựa vào vật chủ virut nhiễm chia thành 3 nhóm: +Virut động vật +Virut thực vật +Virut vi sinh vật 13 HĐ3: Mục tiêu: Nắm rõ từng giai đoạn trong chu trình nhân lên. Liên hệ giải thích. -GV: treo tranh câm: Chu trình nhân lên của virut. -Yêu cầu HS tự nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm các câu hỏi: -GV nêu câu hỏi: ´Chọn tên gọi từng giai đoạn và nội dung ghép với nhau cho phù hợp với từng giai đoạn trong tranh câm (Các nội dung này GV viết sẵn trong các phiếu nhỏ) (GV lưu ý: chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bên của tranh câm để đối chiếu). -GV: nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh . Sự hấp phụ: Tất cả các virut đều gắn các gai glicoprôtêin của mình vào các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt TB mở đầu cho sự xâm nhập của virut vào TB. Xâm nhập: Phage bơm a.nu vào trong TB chất, còn vỏ capsit rỗng nằm lại bên ngòai. Đối với virut kí sinh ĐV thì đưa cả vỏ capsit vào, sau đó enzim “cởi vỏ” để giải phóng a.nu vào tế bào chất. Sinh tổng hợp: Virut tiến hành tổng hợp a.nu cho virut mới và tổng hợp prôtêin. Có 2 loại prôtêin chính: +Prôtêin enzim:dùng cho sao chép và phiên mã thì được tổng hợp sớm với số lượng ít. +Prôtêin vỏ capsit và prôtêin vỏ ngoài được tổng hợp muộn với số lượng nhiều. Lắp ráp: sau khi tổng hợp, các thành phần (a.nu và prôtêin) được lắp ráp với nhau một cách ngẫu nhiên để tạo virut mới. Cũng do cách lắp ráp này mà xuất hiện các virut khuyết tật, nghĩa là thiếu thành phần (có thể có vỏ mà không có lõi hoặc có lõi mà không có vỏ). Một virut hoàn chỉnh còn được gọi là virion. Phóng thích: có hai cách +Virut phá vỡ tế bào để chui ra ồ ạt: tế bào chết ngay. +Virut chui ra từ từ theo lối nảy chồi: tế bào vẫn tồn tại một thời gian nữa. -GV: nêu vấn đề: ´Bằng cách nào virut phá vỡ tế bào để chui ra ồ ạt? ´Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định? -GV: nêu ví dụ: HIV chỉ nhiễm vào tế bào của hệ miễn dịch (tế bào T-CD4 và đại thực bào) mà không nhiễm vào đựơc tế bào gan, còn virut gây viêm gan B thì ngược lại. -GV: liên hệ: ´Tại sao một số động vật như: trâu, bò, gà bị nhiễm virut thì bệnh tiến triển nhanh và dẫn đến tử vong? -GV tiểu kết. HĐ3: -HS quan sát tranh câm, đối chiếu tranhvẽ SGK. -Tự nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận các nội dung theo SGK. -Cử đại diện nhóm lên bảng thực hiện. -Lớp nhận xét bổ sung hoàn chỉnh các giai đoạn. -Yêu cầu: +Hấp thụ: Bám bề mặt tế bào chủ đặc hiệu nhờ thụ thể ở bề mặt tế bào. +Xâm nhập: -Tiết Enzim phá vỡ thành tế bào. -Axit nuclêic xâm nhập vào tế bào chất của tế bào chủ. Virut kí sinh VK : axit nuclêic Virut kí sinh ĐV: Nucleocapsit --> axit nuclêic (cởi vỏ). +Sinh tổng hợp: -Virut tổng hợp vật chất (prôtêin và a.nu) cho mình --> cấu tạo virut mới. -Sử dụng nguyên liệu và enzim trong tế bào chủ. +Lắp ráp: lắp a.nu vào prôtêin vỏ để tạo virut hòan chỉnh. +Phóng thích: Tế bào virut tan ra, virut giải phóng ra ngoài --> chu trình tan. -HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi: EVirut có hệ gen mã hóa lizôzim để làm tan thành tế bào. EMỗi loại tế bào chủ trên bề mặt có thụ thể dành riêng cho mỗi loại virut nhờ mối liên kết hóa học đặc hiệu --> tính đặc hiệu. -HS có thể trả lời: Virut nhân lên rất nhanh trong thời gian ngắn sau đó tiếp tục xâm nhập vào các tế bào mới cùng loại, sử dụng chất dinh dưỡng và thải độc vào tế bào làm cho tế bào ngừng hoạt động. III.Chu trình nhân lên của virut: 1 Sự hấp phụ: Virut bám bề mặt tế bào chủ đặc hiệu nhờ thụ thể ở bề mặt tế bào. 2.Xâm nhập: -Với phagơ: Enzim lizôzim phá hủy thành tế bào bơm axit nuclêic vào tế bào chất, vỏ nằm ngoài. -Với virut ĐV: Đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic. 3. Sinh tổng hợp: -Virut tổng hợp prôtêin và a.nu cho mình nhờ enzim và nguyên liệu của tế bào . 4.Lắp ráp: Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hòan chỉnh. 5.Phóng thích có 2 cách: +Virut phá vỡ TB để chui ra ồ ạt --> làm TB chết ngay (gọi là quá trình sinh tan). +Virut chui ra từ từ theo lối nảy chồi --> TB sinh trưởng bình thường (gọi là quá trình tiềm tan). 10 HĐ4: Mục tiêu: Hiểu được HIV là virut gây nên suy giảm miễn dịch từ đó xuất hiện các bệnh cơ hội. Liên hệ thực tế về biện pháp phòng ngừa AIDS. -GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi: ´HIV là gì? ´HIV và AIDS khác nhau như thế nào? ´Bệnh cơ hội là gì ? Vi sinh vật cơ hội là gì? ´Nếu nói: AIDS gây ra cái chết cho người bệnh là đúng hay sai? Tại sao? ´Tại sao nói HIV gây suy giảm miễn dịch ở người? ´Hội chứng suy giảm miễn dịch này dẫn đến hậu quả gì? -GV: sử dụng tranh nhân lên của HIV, hỏi: Virut HIV nhân lên theo phương thức nào? Hậu quả của quá trình này? -GV thông báo: Virut HIV xâm nhập vào cơ thể, nhân lên phá hủy hệ thống miễn dịch, sau quá trình ử bệnh thì chuyển sang AIDS. ´HIV lây truyền theo con đường nào? Các giai đoạn phát triển của bệnh? ´Tại sao nói AIDS là căn bệnh của thế kỷ? Là đại dịch đặc biệt nghiêm trọng? -GV liên hệ: ´Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao? ´Giải thích sơ đồ: Ma túy --> HIV/AIDS --> Chết? ´Làm thế nào để phòng tránh HIV? -GV tiểu kết. HĐ3: -HS tự nghiên cứu thông tin SGK. -Thảo luận nhanh trong nhóm . -Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung. Yêu cầu: EHIV là virut gây ra suy giảm miễn dịch ở người. EKhác +HIV: virut, mầm bệnh --> bệnh suy giảm miễn dịch ở người. +AIDS: bệnh do virut HIV gây ra (hội chứng). E* Bệnh cơ hội: bệnh do VSV cơ hội gây ra khi người bệnh đang bị AIDS: cúm, lao, viêm phổi... * VSV cơ hội: lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công. ESai, bệnh người chết do bệnh cơ hội vì khả năng miễn dịch giảm (do số lượng TB bạch cầu, limphô giảm) EVì gây nhiễm và phá hủy một số TB limphô T4, đại thực bào --> giảm hệ thống miễn dịch. EHậu quả: miễn dịch giảm, dễ bị VSV cơ hội tấn công. +HIV--> ARN: tế bào chủ --> phiên mã ngược --> nối với ADN của tế bào chủ --> nhiều HIV --> Tế bào T4 bị vỡ ra, giảm số lượng --> chu trình sinh tan. ECác con đường lây nhiễm +Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích ma túy ... +Qua đường sinh dục. +Do mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con qua nhau thai hoặc qua sữa mẹ. *Các giai đoạn phát triển của bệnh +Giai đoạn sơ nhiễm +Giai đoạn không triệu chứng +Giai đoạn biểu hiện điển hình. EAIDS: đại dịch: thời gian ủ bệnh quá dài, không biểu hiện triệu chứng --> dễ lây lan rộng , chắc chắn dẫn đến cái chết. EGái mại dâm, người tiêm chích ma túy ... ENgười dùng ma túy lúc đầu là hút sau đó nặng hơn thì tiêm chích và dùng chung xơ lanh tiêm nên bị nhiễm HIV và sẽ dẫn đến bệnh AIDS rồi chết. EHS tìm hiểu thực tế thông qua sách báo và tình hình cụ thể về công việc phòng tránh AIDS ở địa phương, ở Việt Nam và trên thế giới. IV.HIV/AIDS: 1.Khái niệm về HIV: -HIV là virut gây ra suy giảm miễn dịch ở người. -HIV có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào lim phô T4 ) làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. 2.Ba con đường lây nhiễm HIV: +Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích ma túy ... đã bị nhiễm HIV. +Qua đường sinh dục. +Do mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con qua nhau thai hoặc qua sữa mẹ. 3.Ba giai đoạn phát triển của bệnh AIDS: *Giai đoạn sơ nhiễm (2 tuần - 3 tháng): không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ. *Giai đoạn không triệu chứng ( kéo dài 1 năm – 10 năm): số lượng tế bào limphô T-CD4 giảm dần. *Giai đoạn biểu hiện triệu chứng của AIDS. Các bệnh cơ hội xuất hiện : tiêu chảy, viêm da, sốt kéo dài, sút cân, , lao, mất trí ... rồi chết. 4.Biện pháp phòng tránh: -Sống lành mạnh chung thủy một vợ một chồng -Loại trừ tệ nạn xã hội -Vệ sinh y tế theo quy trình nghiêm ngặt. 4’ HĐ5: Củng cố: -GV sử dụng tranh hình câm yêu cầu HS tự giải thích hình, so sánh virut trần và virut vỏ ngoài. -Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 118. -Gợi ý câu 3: Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B sẽ được virut mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau). Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định. -GV nêu câu hỏi: Tại sao nói virut là dạng kí sinh nội bào bắt buộc? Ở ngoài cơ thể sống , virut có tồn tại được không? ( Vì virut chưa có cấu tạo , nên muốn nhân lên chúng phải dựa hoàn toàn vào tế bào chủ. Không tồn tại được lâu vì virut không có khả năng TĐC và năng lượng) -Trên da luôn có các tế bào chết, HIV bám trên da có lây nhiễm được không (không lây nhiễm được). Trường hợp nào dễ bị lây nhiễm (khi da bị tổn thương). -Trình bày quá trình nhân lên của virut trong tế bào. -Câu 5: Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV? +Có nếp sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn( dùng bao cao su) không dùng chung kim tiêm. +Người bị nhiễm HIV cũng là bệnh nhân nên họ cũng có quyền được chăm sóc và chữa trị như những bệnh khác. Không phân biệt đối xử, trái lại cần động viên họ vượt qua mặc cảm. 4. Dặn dò:(1’) -Học bài, trả lời các câu hỏi SGK trang 118 và 121.. -Tìm hiểu về bệnh do virut gây nên ở động vật và thực vật. -Đọc mục “Em có biết”. IV. Rút kinh nghiệm: .... ....
Tài liệu đính kèm: