Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 17: Đọc văn Lẽ ghét thương (trích “Lục Vân Tiên”) - Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 17: Đọc văn Lẽ ghét thương (trích “Lục Vân Tiên”) - Nguyễn Đình Chiểu

TIẾT 17, ĐỌC VĂN LỚP 11D2

LẼ GHÉT THƯƠNG

(Trích “Lục Vân Tiên”)

 - Nguyễn Đình Chiểu -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. Từ đó rút ra những bài học yêu, ghét chân chính.

- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: cảm xúc trữ tình - đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm trữ tình qua đoạn trích.

2. Giáo dục TTTC: có tình cảm chân thành, trong sáng.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 17: Đọc văn Lẽ ghét thương (trích “Lục Vân Tiên”) - Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/10/2007 	Ngày dạy: 05/10/2007
Tiết 17, ĐọC Văn	Lớp 11D2
Lẽ ghét thương
(Trích “Lục Vân Tiên”)
	- Nguyễn Đình Chiểu -
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. Từ đó rút ra những bài học yêu, ghét chân chính.
- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: cảm xúc trữ tình - đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm trữ tình qua đoạn trích.
2. Giáo dục TTTC: có tình cảm chân thành, trong sáng.
II. phương tiện thực hiện 
- Giáo viên: đọc SGK + SGV + TLTK; Thiết kế bài dạy.
- Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. Cách thức tiến hành 
GV hướng dẫn HS đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’) 	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: Không
II. bài mới
* Lời vào bài (1’) 
T
ác phẩm Lục Vân Tiên thể hiện những quan niệm đạo đức truyền thống và khát vọng của những người bình dân về lẽ công bằng trong khuôn khổ xã hội phong kiến. Một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện nội dung đó, là đoạn trích Lẽ ghét thương
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Học sinh đọc SGK)
(?) Em hãy cho biết, phần tiểu dẫn trình bày bằng nội dung gì?
(?) Văn bản nên đọc với giọng như thế nào? 
Học sinh đọc SGK 
(?) Tác phẩm được viết theo thể loại và thể thơ gì?
(?) Tìm bố cục và nêu nội dung của mỗi đoạn?
(?) Nêu cảm nhận chung về đoạn trích?
(HS đọc đoạn 1 của văn bản) 
(?) Bốn câu thơ đầu cho ta biết điều gì về ông Quán và quan niệm của ông về tình cảm thương ghét?
(?) Tại sao phải giải thích: Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương?
(?) Em hiểu việc tầm phào là như thế nào? Đó là việc nào trong truyện? Tại sao việc tầm phào mà ông Quán ghét ghê gớm đến thế?
(?) Ông Quán đã trình bày quan niệm của mình về lẽ ghét thương như thế nào?
(?) Em hãy cho biết có điều gì chung giữa các triều đại mà ông Quán ghét? (Ông Quán ghét cái gì, ghét ai? Vì sao mà ghét?
(?) Đoạn thơ sử dụng thủ nghệ thuật gì? Có hiệu quả nghệ thuật ra sao?
(?) Tác giả đứng về phía nào để lên án những triều đại vua bạo ngược?
(?) Tại sao tất cả các dẫn chứng đều được rút từ lịch sử cổ – trung đại Trung Quốc?
(?) Hãy giải thích tại sao người dân Nam Bộ rất thích đoạn trích này?
I. Tìm hiểu chung (18’)
1. Vài nét về tác giả và truyện Lục Vân Tiên (8’)
- Tác gải (1822 – 1888): nhà thơ mù xứ Đồng Nai đã vượt qua những bất hạnh riêng để trở thành nhà giáo, thầy thuốc, nhà thơ kính yêu
trong lòng nhân dân Miền Nam. Ông là ngọn cờ đầu của văn học yêu nước Việt Nam thế kỉ XIX, là tấm gương yêu nước, thương dân, dùng ngòi bút để đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Ông như vì sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn lâu càng thấy sáng (Phạm Văn Đồng).
- Giới thiệu vài nét về truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên 
+ Sáng tác khi Nguyễn Đình Chiểu bị mù cả hai mắt, về bốc thuốc chữa bệnh cho dân ở Gia Định.
+ Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa cái thiện - cái ác.
+ Đề cao tinh thần nhân nghĩa truyền thống, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và nhân dân về một xã hội tốt đẹp mà quan hệ con người với con người đều đằm thắm một tình cảm yêu thương nhân ái. 
+ Tác phẩm thuộc loại truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian, được nhân dân Nam Bộ đón nhận nồng nhiệt và lưu truyền rộng rãi. 
- Ông Quán chỉ là nhân vật phụ. Nhưng đó là biểu tượng cho yêu, ghét phân minh trong sáng của quần chúng. Đoạn trích này là lời của ông Quán nói với bốn chàng Nho sinh Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm khi họ cùng uống rượu và làm thơ trong quán của ông trước khi vào trường thi.
2. Đọc (5’)
- Giọng đọc hăm hở, nồng nhiệt; Phân bịêt giọng ghét và giọng thương; Nhấn mạnh các điệp từ: thương, ghét.
3. Bố cục (5’)
- Thể loại: truyện thơ Nôm; thể thơ: lục bát, kết hợp kể chuyện và bộc lộ cảm xúc, tình cảm qua hành động lời nói của nhân vật.
- Đoạn trích chia làm hai phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “... lằng nhằng dối dân” Nội dung ghét vua chúa bạo ngược, vô đạo.
+ Phần 2: Còn lại: Thương những bậc hiền tài chịu số phận lận đận, chí lớn không thành, không được đời trọng dụng.
- Đoạn trích thể hiện rõ thái độ ghét thương của ông Quán. Đây cũng là quan điểm thái độ của nhân dân đối với vua chúa bạo ngược vô đạo, với những người hiền tài chịu số phận rủi ro.
II. Đọc - hiểu
1. Nội dung ghét vua chúa bạo ngược, vô đạo (18’)
- Ông Quán có dáng dấp nhà nho ở ẩn, làu thông kinh sử, trải mọi việc đời nhưng tính tình lại bộc trực, yêu ghét phân minh rõ ràng. Như ông Tiều, ông Ngư sau này, ông Quán chỉ thích giúp người bất ha hạnh, ghét kẻ tiểu nhân.
- Ông Quán tiêu biểu cho trí tụê, tư tưởng và tình cảm của nhân dân miễn Nam và của chính nhà thơ. Ông Quán là một trong những hoá thân của cụ Đồ Chiểu. Câu Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương nói quan hệ giữa thương và ghét. Thương là gốc. Chình vì thương mà ghét.
- Việc tầm phào là việc chẳng đâu vào đâu, chẳng có nghĩa lí gì, chẳng đáng nói. Ông Quán muốn chỉ cái việc đố kị nhỏ nhen của Bùi Kiệm, Trịnh Hâm khi thấy thơ của Vân Tiên và Tử Trực làm nhanh và hay lại ngờ rằng viết tùng cổ thi!
- Nhưng mơí chỉ việc tầm phào nhỏ nhặt ấy thì làm sao đến mức ông phải ghét tới mức ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm? Thì ra, đó chỉ là cái cớ để ông Quán trình bày quan niệm của mình về lẽ ghét thương.
- Điểm chung của các triều đại đáng ghét đó là:chính sự suy tàn, vua chúa đắm say tửu sắc, tàn bào, bất nhân, ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo đến đời sống của dân.
+ Gây lắm chuyện phiền hà, nhũng nhiễu dân.
+ Chia lìa, đổ nát (chia rẽ bè phái thôn tính lẫn nhau).
- Hậu quả, dân “sa hầm sẩy hang”. Chịu nhiều lầm than cực khổ. Cuộc đấu đá chinh phạt của các tập đoàn phong kiến chỉ gây bao hậu quả cho người dân phải gánh chịu. Nguyễn Du đã từng lên án các cuộc chiến tranh phong kiến: “Lấy thây trăm họ làm công một người”.
- Điệp từ ghét đời và kể liên tiếp, mỗi cặp câu nói về cuộc đời – triều đại – chính quyền – xã hội: Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ bá, thúc quý  chứ không phải chỉ ghét những tê chúa cụ thể. Mặt khác điệp từ dân còn cho ta thấy ông ghét những gì và vì sao mà ghét? Tất cả tình cảm của ông đều hướng về dân, xuất phát từ dân. Những ai làm hại cho dân, chế độ, triều đại nào tàn ngược với dân, làm cho dân khổ, dân đói, dân chết đều đáng ghét, đáng lên án cả.
- Vua Kiệt, vua Trụ hai ông vua (Kiệt đời nhà Hạ, Trụ, đời nhà Thương) cả hai đều bạo ngược, vô đạo, hoang dâm bị nhân dân oán ghét, lật đổ ngôi báu. 
+ Tên nhân vật: Ông Quán (người bán hàng). Ngay cái tên cũng mang lập trường của nhân dân. Người ấy không là ai nhưng lại là tất cả. Người phát ngôn cho đạo lí, hành động của nhân dân, cũng như anh hề trong các vở chèo (sân khấu dân gian).
+ Tuy nói về các đời vua Trung Quốc như Kiệt Trụ, U Vương và Lệ Vương (U Lệ) nhưng thực chất liên tưởng tới vua Việt Nam thời Nguyễn cuối thế kỉ XIX thối nát.
- Dân bị sách nhiễu, khốn khổ trăm đường: sa hầm sẩy hang, lầm than muôn phần, nhọc nhằn bị lừa dối Như vậy, chính từ lòng thương dân sâu sắc mà ông Quán ghét bọn hại dân cay đắng, ghét vào tận tâm. Nghĩa là yêu ghét đều hết sức mãnh liệt. Chính vì yêu mới ghét. Yêu là cơ sở để ghét.
- Nhân chuyện tầm phảo của Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, ông Quán trình bày một mạch, một hơi quan niệm tình cảm – lẽ ghét của mình, cũng là của Nguyễn Đình Chiểu. Người đọc có thể quên đi Kiệt Trụ hay U Vương hay Ngũ bá, thúc quý. Cái mà chúng ta nhớ mãi là tình cảm nồng nàn vì dân, ghét tất kẻ nào xâm hại đến dân của cụ đồ Chiểu. 
Tóm lại: Đoạn thơ mang tính triết luận - đạo đức: bàn về lẽ ghét thương trong đời sống tình cảm con người. Tất cả các dẫn chứng đều được rút ra trong lịch sử cổ – trung đại trung Quốc. Điều này nói lên thói quen của các nhà nho hay lấy tấm gương Trung Quốc để liên hệ, so sánh trên nhiều phương diện.
* Luyện tập (6’)
Người dân thường ít học lại có thể thuộc và yêu thích đoạn thơ đầy điển cố này.
+ Vì lời thơ mộc mạc, dễ hiểu từ đó làm rung động lòng người. 
+ Ghét, thương mang quan điểm của nhân dân, thái độ rõ ràng dứt khoát. Tác giả đã đứng về phía nhân dân để bảo vệ chính nghĩa và dũng cảm chiến đấu cho đạo lí.
+ Đối tượng ghét, thương lấy trong sử sách Trung Quốc. Song cuộc sống hiện tại của người dân dưới triều Nguyễn ở Việt Nam giúp họ liên tưởng.
C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’)
Bài cũ: Học và làm bài theo hướng dẫn
Luyện đọc diễn cảm đoạn trích.
Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Lục Vân Tiên và tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
2. Bài mới: Chuẩn bị tiết 2 của bài Lẽ ghét thương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 17 - CB 11.doc