Giáo án Sinh học 10 - Tiết 12, Bài 12: Thực hành Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh - Trần Thị Hồng Sen

Giáo án Sinh học 10 - Tiết 12, Bài 12: Thực hành Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh - Trần Thị Hồng Sen

 I.Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 Biết cách điều khiển sự đóng mở của các tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào.

 Quan sát tranh vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.

 2. Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản hiển vi.

 Rèn cho HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm.

 3.Thái độ:

 Học sinh thấy được tính thống nhất : cấu trúc luôn phù hợp với chức năng.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

 1.Chuẩn bị của thầy:

 Kính hiển vi quang học ( vật kính x10, x 40 và thị kính x10 hoặc x15 ) 7 chiếc .

 Lưỡi dao lam, phiến kính, lá kính.

 Ống hút, nước cất, dung dịch muối hay đường loãng.

 Giấy thấm.

 2. Chuẩn bị của trò:

 Đọc trước bài mới.

 Ôn lại kiến thức về tế bào đặc biệt là vận chuyển các chất qua màng.

 Lá thài lài tía hay lá hoặc 1 số lá cây như dong riềng, chuối hoa. . .có tế bào với kích thước lớn.

 Đọc bài thực hành để nắm được cách tiến hành thí nghiệm, bút chì để vẽ hình quan sát được dưới kính hiển vi.

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Tiết 12, Bài 12: Thực hành Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh - Trần Thị Hồng Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/ 10/ 2009
Tiết dạy: 12
Bài 12: THỰC HÀNH :THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
 I.Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
Biết cách điều khiển sự đóng mở của các tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào.
Quan sát tranh vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.
	2. Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản hiển vi.
Rèn cho HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm.
	3.Thái độ:
Học sinh thấy được tính thống nhất : cấu trúc luôn phù hợp với chức năng.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1.Chuẩn bị của thầy: 
Kính hiển vi quang học ( vật kính x10, x 40 và thị kính x10 hoặc x15 ) 7 chiếc .
Lưỡi dao lam, phiến kính, lá kính.
Ống hút, nước cất, dung dịch muối hay đường loãng.
Giấy thấm.
	2. Chuẩn bị của trò: 
Đọc trước bài mới.
Ôn lại kiến thức về tế bào đặc biệt là vận chuyển các chất qua màng.
Lá thài lài tía hay lá hoặc 1 số lá cây như dong riềng, chuối hoa. . .có tế bào với kích thước lớn.
Đọc bài thực hành để nắm được cách tiến hành thí nghiệm, bút chì để vẽ hình quan sát được dưới kính hiển vi.
III. Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp(1’)
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh theo nhóm.
3.Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài:(1’) Để các em có thể tận mắt quan sát được tế bào ,thấy rõ sự vận chuyển các chất qua màng tế bào chúng ta làm 1 số thí nghiệm.GV nêu mục tiêu bài thực hành.
 b. Phát triển bài:- Chia lớp thành các nhóm theo nhóm học tập.
 -Giao dụng cụ và yêu cầu các nhóm bảo quản gồm: kính hiển vi, phiến kính, lá kính, dung dịch muối 
Hoạt động1: Hiện tượng co nguyên sinh ở tế bào biểu bì.
Mục tiêu: Làm thí nghiệm co nguyên sinh ở tế bào biểu bì.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
25’
*GV yêu cầu HS :
+Trình bày cách thí nghiệm co nguyên sinh.
Lưu ý: 
+Tiến hành thí nghiệm trên tế bào biểu bì lá cây thài lài tía hoặc cà chua chín.(thích hợp nhất vì tế bào chất có màu đỏ nên dễ quan sát tế bào)
+Mẫu tế bào đặt lên phiến kính phải có nước cất và trước khi đưa tiêu bản vào quan sát thấm bớt nước dư ngoài lá kính.
 +Quan sát vẽ được tế bào bình thường và tế bào khí khổng trước khi nhỏ dung dịch.
+Khí khổng lúc này đóng hay mở?
-Lấy tiêu bản ra khỏi kính hiển vi để nhỏ dung dịch muối loãng .(dung dịch muối có nồng độ khác nhau => quan sát được sự khác biệt về mức độ và tốc độ co ).
- Chú y: Sử dụng dung dịch nước muối ưu trương không nên hoà với nồng độ quá cao ® làm hiện tượng co nguyên sinh xảy ra quá nhanh ,HS không quan sát kịp tiến trình co.
-Quan sát vẽ các tế bào sau khi dùng dung dịch muối với các nồng độ khác nhau.
-Bao quát lớp động viên và giúp đỡ các nhóm yếu về thao tác tách lớp tế bào biểu bì và cách điều chỉnh vật kính để quan sát trên kính hiển vi.
-Kiểm tra kết quả ngay trên kính hiển vi của các nhóm.
- Nhận xét và đưa câu hỏi:
 + Tế bào lúc này có gì khác so với trước khi nhỏ nước muối.( tế bào lúc bình thường )?
+ Thay đổi nồng độ dung dịch muối thì tốc độ co nguyên sinh sẽ như thế nào?
-Đại diện các nhóm trình bày rõ các bước tiến hành thí nghiệm như SGK trang 51, 52.
-Các nhóm thực hiện yêu cầu theo GV hướng dẫn.
+Quan sát tế bào (bình thường)
+Vẽ hình tế bào biểu bì và các tế bào khí khổng quan sát được vào vở.
+ Thảo luận nhóm cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi cần nêu được:
+Tế bào ngâm trong nước cất => nước thấm vào tế bào làm tế bào trương lên => khí khổng mở ra.
+ Vẽ các tế bào đang bị co nguyên sinh đã quan sát được dưới kính hiển vi.
-Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trên cơ sở kết quả của nhóm.
-Yêu cầu:
àTế bào nhìn rõ.
àDung dịch nước muối ưu trương hơn nên đã hút nước của tế bào, làm cho màng tế bào tách khỏi thành tế bào và co dần lại đó là hiện tượng co nguyên sinh.
àNếu nồng độ dung dịch muối đậm hơn thì tốc độ co nguyên sinh diễn ra rất nhanh và ngược lại.
I. Thí nghiệm co nguyên sinh ở tế bào biểu bì.
-Cách tiến hành: sgk.
-Quan sát hiện tượng.
-Giải thích.
+Tế bào ngâm trong nước cất => nước thấm vào tế bào làm tế bào trương lên => khí khổng mở ra.
+Dung dịch nước muối ưu trương hơn nên đã hút nước của tế bào, làm cho màng tế bào tách khỏi thành tế bào và co dần lại đó là hiện tượng co nguyên sinh.
+Nếu nồng độ dung dịch muối đậm hơn thì tốc độ co nguyên sinh diễn ra rất nhanh và ngược lại.
+ Vẽ các tế bào đang bị co nguyên sinh đã quan sát được dưới kính hiển vi.
Hoạt động2: Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng. 
Mục tiêu: Làm thí nghiệm phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
10’
 -Hướng dẫn cách quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh.
+ Sử dụng tiêu bản co nguyên sinh ở tế bào trong thí nghiệm trước.
+ Nhỏ 1 giọt nước cất vào rìa của lá kính.
+ Quan sát dưới kính hiển vi.
-Nêu câu hỏi:
 + Tế bào lúc này có gì khác so với tế bào khi co nguyên sinh?
+ Lỗ khí đóng hay mở?
- Chú ý những thắc mắc của H/S.
- Có thể để chính các em giải đáp thắc mắc này trước.
- Dựa trên ý kiến của H/S, đánh giá mức độ đúng sai và bổ sung để hoàn chỉnh kiến thức.
+ Lỗ khí đóng mở được là do thành tế bào ở 2 phía của tế bào lỗ khí khác nhau, phía trong dày hơn phía ngoài nên khi trương nước thành tế bào phía ngoài giãn nhiều hơn phía trong ® điều này thể hiên cấu tạo phù hợp với chức năng của tế bào lỗ khí.
+ Tế bào cành củi khô chỉ có hiện tượng trương nước chứ không có hiện tượng co nguyên sinh, vì đây là đặc tính của tế bào sống.
-Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn 
-Quan sát và vẽ hình.
-Các nhóm thảo luận dựa trên hình ảnh quan sát được để trả lời.
Nêu được:
àMàng tế bào dãn dần ra đến khi tới thành tế bào trở về trạng thái lúc đầu.
àLỗ khí mở.
- H/S có thể nêu thắc mắc.
+ Tại sao lỗ khí lại đóng mở được?
à Nếu lấy tế bào ở cành củi khô lâu ngày để làm thí nghiệm thì có hiện tượng co nguyên sinh không?
II.Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng:
-Cách tiến hành: sgk.
-Quan sát hiện tượng.
-Giải thích.
+ Màng tế bào dãn dần ra đến khi tới thành tế bào trở về trạng thái lúc đầu.
+ Lỗ khí mở.
+ Vẽ các tế bào.
Hoạt động 3: Thu hoạch
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
5’
-Mỗi nhóm có 2 bài thu hoạch, như đã hướng dẫn đầu giờ .
-Từng học sinh làm báo cáo kết quả thực hành vào vở như hướng dẫn mục IV SGK trang 52
-Trả lời các câu hỏi đã nêu trong bài.
Nộp bảng thu hoạch.
 4. Củng cố:(2’)
Nhận xét và đánh giá giờ học.
Yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch như hướng dẫn .( có tường trình thí nghiệm và vẽ tế bào ở các giai đoạn khác nhau của quá trình co nguyên sinh đã quan sát được.
Nhắc nhở HS vệ sinh dụng cụ và phòng thí nghiệm.
 5.Dặn dò:(1’)
Hoàn thành báo cáo thu hoạch.
Ôn tập kiến thức về chuyển hóa các chất và năng lượng trong tế bào.
 IV. Rút kinh nghiệm:
........

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12.doc