Giáo án Sinh học 7 tiết 15 đến 36

Giáo án Sinh học 7 tiết 15 đến 36

Tiết 15:Bài 15: GIUN ĐẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đất đại diện cho ngành giun đốt.

- Chỉ rõ đặc điểm tiến hoá hơn của giun đất so với giun tròn.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ động vật có ích.

 

doc 55 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1888Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 7 tiết 15 đến 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: C. Ngành giun đốt
Ngày dạy: 
Tiết 15:Bài 15: Giun đất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đất đại diện cho ngành giun đốt.
- Chỉ rõ đặc điểm tiến hoá hơn của giun đất so với giun tròn.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ động vật có ích.
II. Đồ dùng dạy học
-GV: Chuẩn bị tranh hình SGK 
III. Tổ chức giờ dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
 - Đặc điểm chung của ngành giun tròn?
3. Phát triển bài
	- Giun đất sống ở đâu? Em thấy giun đất vào thời gian nào trong ngày?
Hoạt động 1: (12’)
Mục tiêu: HS nêu đặc điểm cấu tạo của giun đất
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 15.1; 15.2; 15.3; 15.4 ở SGK và trả lời câu hỏi:
- Giun đất có cấu tạo ngoài phù hợp với lối sống chui rúc trong đất như thế nào?
- So sánh với giun tròn, tìm ra cơ quan và hệ cơ quan mới xuất hiện ở giun đất?
- Hệ cơ quan mới ở giun đất có cấu tạo như thế nào?
- Cá nhân đọc thông tin và quan sát hình vẽ SGK, ghi nhớ kiến thức.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu nêu được:
+ Hình dạng cơ thể.
+ Vòng tơ ở mỗi đốt.
+ Hệ cơ quan mới xuất hiện: hệ tuần hoàn (có mạch lưng, mạch bụng, mao quản da, tim đơn giản).
+ Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ có enzim tiêu hoá thức ăn.
+ Hệ thần kinh: tiến hoá hơn, tập trung thành chuỗi, có hạch.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- GV ghi ý kiến của các nhóm lên bảng và phần bổ sung.
- GV giảng giải một số vấn đề:
+ Khoang cơ thể chính thức có chứa dịch " cơ thể căng.
+ Thành cơ thể có lớp mô bì tiết chất nhầy " da trơn.
+ Dạ dày có thành cơ dày có khả năng co bóp nghiền thức ăn.
+ Hệ thần kinh: tập trung, chuỗi hạch (hạch là nơi tập trung tế bào thần kinh).
+ Hệ tuần hoàn: GV vẽ sơ đồ lên bảng để giảng giải: di chuyển của máu.
HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của giun đất.
- GV cần bổ sung thêm cho hoàn chỉnh kết luận.
Hoạt động 2 (7’)
Mục tiêu: HS nêu được cách di chuyển của giun đất
Cách tiến hành
GV: Cho HS quan sát hình 15.3 trong SGK, hoàn thành bài tập mục s trang 54: Đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun đất.
HS: Cá nhân tự đọc các thông tin, quan sát hình và ghi nhận kiến thức.
Yêu cầu:
+ Xác định được hướng di chuyển.
+ Phân biệt 2 lần thu mình phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi.
- GV ghi phần trả lời của HS lên bảng.
- GV lưu ý: Nếu các HS làm đúng thì GV công nhận kết quả, còn chưa đúng thì GV thông báo kết quả đúng: 2, 1, 4,3 . Giun đất di chuyển từ trái qua phải.
- GV cần chú ý: HS hỏi tại sao giun đất chun giãn được cơ thể? 
- GV: Đó là do sự điều chỉnh sức ép của dịch khoang trong các phần khác nhau của cơ thể.
Hoạt động 3: (8’)
Mục tiêu: HS trình bày được cách dinh dưỡng của giun đất
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:
- Quá trình tiêu hoá của giun đất diễn ra như thế nào?
- Vì sao khi mưa nhiều, nước ngập úng, giun đất chui lên mặt đất?
- Cuốc phải giun đất, thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì? Tại sao nó có màu đỏ?
-HS: Cá nhân đọc thông tin trang 54, ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời, yêu cầu:
+ Quá trình tiêu hoá: sự hoạt động của dạ dày và vai trò của enzim.
+ Nước ngập, giun đất không hô hấp được, phải chui lên.
+ Chất lỏng đó là máu, do máu có O2.
- HS: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4 (10’)
Mục tiêu: HS nhận thấy giun đất lưỡng tính sinh sản bằng hình thức tạo kén
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.6 và trả lời câu hỏi:
- Giun đất sinh sản như thế nào?
- HS tự thu nhận thông tin qua nghiên cứu SGK.
- Yêu cầu:
+ Miêu tả hiện tượng ghép đôi.
+ Tạo kén.
- Đại diện HS trình bày đáp án.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- Tại sao giun đất lưỡng tính, khi sinh sản lại ghép đôi?
1: Cấu tạo của giun đất
Kết luận:
- Cấu tạo ngoài:
+ Cơ thể dài, thuôn hai đầu.
+ Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).
+ Chất nhầy giúp da trơn.
+ Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.
- Cấu tạo trong:
+ Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch.
+ Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng " hầu " thực quản " diều, dạ dày cơ " ruột tịt " hậu môn.
+ Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín.
+ Hệ thần kinh: chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh
2: Di chuyển của giun đất
Kết luận:
Giun dất di chuyển bằng cách:
- Cơ thể phình duỗi xen kẽ, vòng tơ làm chỗ tựa kéo cơ thể về một phía
3: Dinh dưỡng của giun đất
Kết luận:
Giun dất hô hấp qua da.
- Thức ăn giun đất qua lỗ miệng " hầu " diều (chứa thức ăn) " dạ dày (nghiền nhỏ) " enzim biến đổi " ruột tịt " bã đưa ra ngoài.
- Dinh dưỡng qua thành ruột vào máu.
4: Sinh sản
Kết luận:
- Giun đất lưỡng tính.
- Ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục.
- Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng.
4/ Tổng kết – Hướng dẫn về nhà. (4’)
a. Củng cố – Kiểm tra đánh giá
- HS trả lời câu hỏi:
- Trình bày cấu tạo giun đất phù hợp với đời sống chui rúc trong đất?
- Cơ thể giundất có đặc điểm nào tiến hoá so với ngành động vật trước?
b. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục: “Em có biết”.
- Chuẩn bị mỗi nhóm 1 con giun đất to, kính lúp cầm tay.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 16 Bài 16: Thực hành
 Mổ quan sát giun đất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nhận biết được loài giun khoang, chỉ rõ được cấu tạo ngoài (đốt, vòng tơ, đai sinh dục) và cấu tạo trong (một số nội quan).
2. Kĩ năng : - Tập thao tác mổ động vật không xương sống.: - Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát.
3. Thái độ: - Có ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ học thực hành.
II. Đồ dùng dạy học
- HS: + Chuẩn bị :Mỗi nhóm 1-2 con giun đất
+ Học kĩ bài giun đất
- GV: + Bộ đồ mổ 3 bộ, + Cồn , + Khay mổ, + Kim
III. Tổ chức giờ dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS(3’) - Kiểm tra mẫu vật của HS
3. Phát triển bài Chúng ta tìm hiểu cấu tạo giun đất để củng cố khắc sâu lí thuyết về giun đất.
Hoạt động 1 Cấu tạo ngoài
Mục tiêu: HS nghiên cứu , sử lí mẫu thực hành, thao tác nhanh
Đồ dùng: Bộ đồ mổ, khay, kim
Cách tiến hành
a. cách sử lí mẫu
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK ở mục s trang 56 và thao tác luôn.
- HS: Cá nhân tự đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức
- Trong nhóm cử 1 người tiến hành (lưu ý dùng hơi ete hay cồn vừa phải).
- GV: Yêu cầu HS trình bày cách xử lí mẫu?
- Đại diện nhóm trình bày cách xử lí mẫu.
- Thao tác thật nhanh.
b.Quan sát cấu tạo ngoài
- GV yêu cầu các nhóm:
+ Quan sát các đốt, vòng to.
+ Xác định mặt lưng và mặt bụng.
+ Tìm đai sinh dục.
- Làm thế nào để quan sát được vòng tơ?
- Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng, mặt bụng?
-Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa vào đặc điểm nào?
Trong nhóm đặt giun lên giấy quan sát bằng kính lúp, thống nhất đáp án, hoàn thành yêu cầu của GV.
- Trao đổi tiếp câu hỏi:
+ Quan sát vòng tơ " kéo giun thấy lạo xạo.
+ Dựa vào màu sắc để xác định mặt lưng và mặt bụng của giun đất.
+ Tìm đai sinh dục: phía đầu, kích thước bằng 3 đốt, hơi thắt lại màu nhạt hơn.
- GV cho HS làm bài tập: chú thích vào hình 16.1 (ghi vào vở).
-HS: Các nhóm dựa vào đặc điểm mới quan sát, thống nhất đáp án.
GV gọi đại diện nhóm lên chú thích vào tranh
Đại diện các nhóm chữa bài, nhóm khác bổ sung.
GV thông báo đáp án đúng: 16.1 A
1- Lỗ miệng; 2- Đai sinh dục; 3- Lỗ hậu môn; Hình 16.1B : 4- Đai sinh dục; 3- Lỗ cái; 5- Lỗ đực. Hình 16.1C: 2- Vòng tơ quanh đốt.
- Các nhóm theo dõi, tự sửa lỗi nếu cần.
Hoạt động 2: Cấu tạo trong
Mục tiêu: HS tiến hành mổ giun đất, quan sát các hệ cơ quan của giun
Đồ dùng: Bộ đồ mổ, kính lúp, khay, kim
Cách tiến hành
a. Cách mổ giun đất
- GV yêu cầu:
+ HS các nhóm quan sát hình 16.2 đọc các thông tin trong SGK trang 57.
+ Thực hành mổ giun đất.
HS: Cá nhân quan sát hình, đọc kĩ các bước tiến hành mổ.
-HS: Cử 1 đại diện mổ, thành viên khác giữ, lau dịch cho sạch mẫu.
- GV kiểm tra sản phẩm của các nhóm bằng cách:
+ Gọi 1 nhóm mổ đẹp đúng trình bày thao tác mổ.
+ 1 nhóm mổ chưa đúng trình bày thao tác mổ.
- Vì sao mổ chưa đúng hay nát các nội quan?
- GV giảng: mổ động vật không xương sống chú ý:
+ Mổ mặt lưng, nhẹ tay đường kéo ngắn, lách nội quan từ từ, ngâm vào nước.
+ ở giun đất có thể xoang chứa dịch liên quan đến việc di chuyển của giun đất.
b. Quan sát cấu tạo trong
GV hướng dẫn:
+ Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan.
+ Dựa vào hình 16.3A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hoá.
+ Dựa vào hình 16.3B SGK, quan sát bộ phận sinh dục.
+ Gạt ống tiêu hoá sang bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng.
+ Hoàn thành chú thích ở hình 16B và 16C SGK.
Trong nhóm:
+ Một HS thao tác gỡ nội quan.
+ HS khác đối chiếu với SGK để xác định các hệ cơ quan
4/ Tổng kết – Hướng dẫn về nhà
a. Tổng kết
GV gọi đại diện 1-3 nhóm: + Trình bày cách quan sát cấu tạo ngoài của giun đất.
 + Trình bày thao tác mổ và cách quan sát cấu tạo trong của giun đất.
 + Nhận xét giờ và vệ sinh.
- GV nhận xét đánh giá ý thức chuẩn bị vật mẫu, ý thức giờ thực hành,
b. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Viết thu hoạch theo nhóm
STT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Kết quả
Ghi chú
- Kẻ bảng 1, 2 trang 60 SGK vào vở bài tập
- Tìm hiểu về một số loài giun đốt khác
- Nghiên cứu trước nội dung bài 17
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 17 Bài 17: Một số giun đốt khác
 Và đặc điểm chung của ngành giun đốt
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được tên các đại diện giun đốt và đặc điểm phù hợp với lối sống.
- HS rút rađược đặc điểm chung của ngành giun đốt và vai trò của giun đốt.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ động vật.
II. Đồ dùng dạy học
GV:- Tranh hình SGK như: rươi, giun đỏ, róm biển.
 - bảng phụ
III. Tổ chức giờ dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ: Không kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: HS quan sát và nêu được tên một số giun đốt thường gặp, các đặc điểm phù hợp với lối sống
Đồ dùng: Tranh hình SGK, Bảng phụ
Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát tranh hình vẽ giun đỏ, rươi, róm biển.
- yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 59, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1.
- Cá nhân HS tự quan sát tranh hình, đọc thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành nội dung bảng 1.
- Yêu cầu:
+ Chỉ ra được lối sống của các đại diện giun đốt.
+ 1 số cấu tạo phù hợp với lối sống.
- GV kẻ sẵn bảng 1 vào bảng phụ để HS chữa bài
GV gọi nhiều nhóm lên chữa bài.
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả ở từng nội dung.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung
- GV ghi ý kiến bổ sung của từng nội dung để HS tiện theo dõi.
- GV thông báo các nội dung đúng và cho HS theo dõi bảng 1 chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt về số loài, lối sống, môi trường sống.
- HS rút ra kết luận.
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: HS thảo luận nhóm rút ra được đặc điểm chung của ngành giun đốt
Đồ  ...  hoặc nhỏ
Chậm
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 34: Bài 32: Thực hành mổ cá
I. mục tiêu 
1. Kiến thức:- HS xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng mổ trên động vật có xương sống.
- Rèn kĩ năng trình bày mẫu mổ.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
II. Các phương pháp
- Hướng dẫn quan sát
- Tìm tòi nghiên cứu 
- Liên hệ thực tế 
- Thực hành
III. Đồ dùng dạy học
+ GV: mô hình cá chép, 
	Bộ đồ mổ, khay mổ, đinh ghim.
	Tranh phóng to hình 32.1 và 32.3 SGK
Kính lúp tay
	Mô hình não cá hoặc mẫu não mổ sẵn.
+ HS: + 1 con cá chép (cá giếc)
+ Khăn lau, xà phòng.
IV. Tổ chức học
1. ổn định tổ chức
2. Khởi động 
- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
3. Phát triển bài: 
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành ( 5 phút)
- GV phân chia nhóm thực hành
- Nêu yêu cầu của tiết thực hành (như SGK).
Hoạt động 2: Tiến trình thực hành ( 35 phút)
Bước 1: GV hướng dẫn quan sát và thực hiện viết tường trình
a. Cách mổ:
- GV trình bày kĩ thuật giải phẫu (như SGK trang 106) chú ý vị trí đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá).
- Biểu diễn thao tác mổ (dựa vào hình 32.1 SGK).
- Sau khi mổ cho HS quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ.
b. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ
- Hướng dẫn HS xác định vị trí các nội quan
- Gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan (như SGK).
- Quan sát mẫu bộ não cá và nhận xét màu sắc và các đặc điểm khác.
c. Hướng dẫn viết tương trình
- Hướng dẫn HS cách điền vào bảng các nội quan của cá
+ Trao đổi nhóm nhận xét vị trí, vai trò các cơ quan
+ Điền ngay vào bảng kết quả quan sát của mỗi cơ quan
+ Kết quả bảng 1 đó là bản tường trình bài thực hành.
Bước 2: Thực hành của học sinh
- HS thực hành theo nhóm 4-6 người
- Mỗi nhóm cử ra:
	+ Nhóm trưởng: điều hành chung
	+ Thư kí: ghi chép kết quả quan sát.
- Các nhóm thực hành theo hướng dẫn của GV:
	+ Mổ cá: lưu ý nâng mũi kéo để tránh cắt phải các cơ quan bên trong
	+ Quan sát cấu tạo trong: quan sát đến đâu ghi chép đến đó.
- Sau khi quan sát các nhóm trao đổi, nêu nhận xét vị trí và vai trò của từng cơ quan, điền bảng SGK trang 107.
Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của HS:
- GV quan sát việc thực hiện những sai sót của HS khi xác định tên và vai trò của từng cơ quan.
- GV thông báo đáp án chuẩn, các nhóm đối chiếu, sửa chữa sai sót.
Bảng 1: Các cơ quan bên trong của cá
Tên cơ quan
Nhận xét vị trí và vai trò
- Mang (hệ hô hấp)
Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu gồm các lá mang gần các xương cung mang – có vai trò trao đổi khí.
- Tim (hệ tuần hoàn)
Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, co bóp để đẩy máu vào động mạch – giúp cho sự tuần hoàn máu.
- Hệ tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột, gan)
Phân hoá rõ rệt thành thực quản, dạy dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hoá thức ăn.
- Bóng hơi
Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi dễ dàng trong nước.
- Thận (hệ bài tiết)
Hai dải, sát cột sống. Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài.
- Tuyến sinh dục (hệ sinh sản)
Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn, ở cá cái là 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.
- Não (hệ thần kinh)
Não nằm trong hộp sọ, ngoài ra còn tuỷ sống nằm trong các cung đốt sống, điều khiển, điều hoà hoạt động của cá.
Bước 4: Tổng kết
- GV nhận xét từng mẫu mổ: mổ đúng, nội quan gỡ không bị nát, trình bày đẹp.
- Nêu sai sót của từng nhóm cụ thể.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của các nhóm.
- Cho các nhóm thu dọn vệ sinh.
- Kết quả bảng phải điền sẽ là kết quả tường trình
- GV đánh giá điểm cho 1 số nhóm.
4/ Tổng kết – Hướng dẫn về nhà ( ( 5 phút)
a. củng cố - Kiểm tra đánh giá
- GV đánh giá việc học của HS
- Cho HS trình bày các nội dung đã quan sát được
b. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Về nhà học bài theo vở ghi và SGK
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm đến nay chuẩn bị cho khảo sát chất lượng học kỳ I 
- Hoàn thành đề cương ôn tập theo các câu hỏi GV đã cho.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 35:Bài 30: ÔN tập học kì I
I. mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức của HS trong phần động vật không xương sống về:
- Tính đa dạng của động vật không xương sống.
- Sự thích nghi của động vật không xương sống với môi trường.
- Các đặc điểm cấu tạo, lối sống của các đại diện đặc trưng cho ngành.
- ý nghĩa thực tiễn của ĐVKXS trong tự nhiên và trong đời sống.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, lòng say mê yêu thích bộ môn.
II. Các phương pháp
- Tổng hợp kiến thức
- Tìm tòi nghiên cứu 
- Liên hệ thực tế 
III. Đồ dùng dạy học
+ GV: - Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và 2.
+ HS: - Ôn tập toàn bộ kiến thức từ đầu học kỳ I đến nay.
III. Tổ chức học
1. ổn định tổ chức
2. Khởi động:
- Kiểm tra đầu giờ : Không kiểm tra
- Phát triển bài
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: ( 23 phút)
Mục tiêu: HS hệ thống lại tính đa dạng của động vật không xương sống
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc đặc điểm của các đại diện, đối chiếu với hình vẽ ở bảng 1 trang 99 SGK và làm bài tập:
+ Ghi tên ngành vào chỗ trống
+ Ghi tên đại diện vào chỗ trống dưới hình.
- HS tự điền kiến thức đã học vào các hình vẽ, tự điền vào bảng 1.
- GV gọi đại diện lên hoàn thành bảng
- GV chốt đáp án đúng
- Từ bảng 1 GV yêu cầu HS:
+ Kể thêm các đại diện ở mỗi ngành.
+ Bổ sung đặc điểm cấu tạo trong đặc trưng của từng lớp động vật.
- GV yêu cầu HS nhận xét tính đa dạng của động vật không xương sống.
- Một vài HS viết kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: ( 16 phút)
Mục tiêu: HS nêu được sự thích nghi của động vật không xương sống
Đồ dùng: Bảng phụ
Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Chọn ở bảng 1 mỗi hàng dọc (ngành) 1 loài.
+ Tiếp tục hoàn thành các cột 3, 4, 5, 6
- HS nghiên cứu kĩ bảng 1 vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành bảng.
- GV gọi HS hoàn thành bảng.
- Một vài HS lên hoàn thành theo hàng ngang từng đại diện, lớp nhận xét, bổ sung
- GV lưu ý HS có thể lựa chọn các đại diện khác nhau, GV chữa hết các kết quả của HS
Hoạt động 3:
Mục tiêu: HS nhận xét được tầm quan trọng của động vật không xương sống
Đồ dùng: Bảng phụ
Cách tiến hành
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin bảng 3 và ghi tên loài vào ô trống thích hợp.
- HS lựa chọn tên các loài động vật ghi vào bảng 3.
- GV gọi HS lên điền bảng
- 1 HS lên điền, lớp nhận xét, bổ sung
- GV bổ sung thêm các ý nghĩa thực tiễn khác.
- GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn
1/ Tính đa dạng của động vật không xương sống
Kết luận: 
- Động vật không xương sống đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống.
2/ Sự thích nghi của động vật không xương sống
( Nội dung - đã hoàn thiện)
3/ Tầm quan trọng của động vật không xương sống
( Nội dung – Phụ lục)
4/ Tổng kết – Hướng dẫn về nhà ( 6 phút)
.a. Củng cố - Kiểm tra đánh giá
- Yêu cầu HS làm bài tập sau:
Em hãy chọn các từ ở cột B sao cho tương ứng với câu ở cột A.
Cột A
Cột B
Đáp án
1- Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng thực hiện đủ các chức năng sống của cơ thể.
2- Cơ thể đối xứng toả tròn, thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào.
3- Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt
4- Cơ thể mềm, thường không phân đốt và có đá vôi
5- Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt.
a- Ngành chân khớp
b- Các ngành giun
c- Ngành ruột khoang
d- Ngành thân mềm
e- Ngành động vật nguyên sinh
b. Hướng dẫn học bài ở nhà
	- Ôn tập toàn bộ phần động vật không xương
	- Hoàn thành đề cương ôn tập chuẩn bị cho khảo sát chất lượng học kỳ I
	- Lưu ý đề cương cần làm chi tiết cẩn thận và dựa vào đề cương để học cho có hệ thống
IV: Phụ lục
Tầm quan trọng
Tên loài
- Làm thực phẩm
- Có giá trị xuất khẩu
- Được chăn nuôi
- Có giá trị chữa bệnh
- Làm hại cơ thể động vật và người
- Làm hại thực vật
- Làm đồ trang trí
- Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực.
- Tôm, cua, mực.
- Tôm, sò, cua.
- Ong mật.
- Sán lá gan, giun đũa.
- Châu chấu, ốc sên.
- San hô, ốc.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 36 Kiểm tra học kì I
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:- Đánh giá HS về mức độ Biết, hiểu, về đặc điểm của ngành thân mềm; các loài ĐVNS; Nhện, đặc điểm sâu bọ; cá
Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng làm bài kiểm tra
Giáo dục: - ý thức học tập, tự giác trong học tập
II/ Chuẩn bị:
1: GV: Thiết kế ma trận
Kiến thức kĩ năng cơ bản đạt được
Mức độ đạt được
Tổng
Biết
Hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1- Ngành ĐVNS
1
 1
1
 1
2- Ngành thân mềm
1
 0,5
1
 0,5
1
 0,5
2
 1
3- Ngành sâu bọ
2
 1
1
 1,5
3
 2,5
4- Ngành chân khớp
1
 0,5
1
 3,5
2
 4
5- Ngành ĐVCXS
1
 2
1
 2
Tổng số câu ( ý)
Tổng điểm
6
 3,5
2
 4
2
 2,5
9
 10
%
35%
40%
25%
Đề bài
 Phần I. Trắc nghiệm ( 3 điểm )
Câu 1:( 2 điểm) Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất
 1: Đặc điểm chung của ngành thân mềm:
a. Cơ thể có mềm không phân đốt b. Có lớp vỏ đá vôi
c. Cơ quan vận động đã giảm d. Cơ quan tiêu hoá đã phân hoá, có hệ tuần hoàn.
 2: Muốn tránh cho người khỏi bị sán dây thì phải làm gì?
a. Không nên ăn thịt trâu, bò, heo gạo
b. Xử lí phân người trong hầm chứa để trứng sán bị ung
c. ủ phân trâu ,bò, heo trong hầm chứa được phủ kín
d. Cả A và B đúng
 3: Hệ tuần hoàn của châu chấu thuộc dạng nào:
a. Hệ tuần hoàn hở b. Hệ tuần hoàn kín
c. Tim hình ống dài d. Cả a, b, c
 4: Châu chấu di chuyển nhờ cơ quan nào?
a. Chân trước b. Chân sau
c. Cánh d. Cả a, b, c
Câu 2.( 1 điểm) Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp
A
B
Trả lời
1. Trùng biến hình
a. Di chuyển bằng roi bơi
1-
2. Trùng roi
b. Di chuyển bằng lông bơi
2-
3. Trùng giày
c. Không có cơ quan di chuyển
3-
4. Trùng sốt rét	
d. Di chuyển bằng chân giả
4-
 Phần II. Tự luận( 7 điểm)
Câu 3: ( 3,5 điểm)
Nêu cấu tạo ngoài của nhện và các chức năng phù hợp với các cấu tạo đó.
Câu 4: ( 1,5 điểm) Sâu bọ có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
Câu 5 ( 2 điểm) Trình bày đặc điểm chung của cá
Đáp án - Hướng dẫn chấm
Câu
Đáp án
Điểm
1
1- a
2- d
3- a
4- d
0,5
0,5
0,5
0,5
2
1- d
2- a
3- b
4- c
0,25
0,25
0,25
0,25
3
* Cơ thể nhện gồm: Phần đầu- ngực và phần bụng
- Đôi kìm có tuyến độc có chức năng bắt mồi và tự vệ
- Đôi chân xúc giác có chức năng cảm giác về xúc giác và khứu giác
- 4 đôi chân bò giúp nhện di chuyển và chăng lưới
- ĐôI khe hở giúp nhện hô hấp
- Lỗ sinh dục giúp nhện sinh sản
- Các núm tuyến tơ giúp nhện sinh ra tơ
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4
Vai trò của sâu bọ
 + Làm thuốc chữa bệnh
	+ Làm thực phẩm
	+ Thụ phấn cho cây trồng
	+ Làm thức ăn cho động vật khác.
	+ Diệt các sâu bọ có hại
	+ Làm sạch môi trường
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5
Đặc điểm chung của cá
+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
+ Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Thụ tinh ngoài.
+ Là động vật biến nhiệt.
0,5
0,5
0,5
0,5
III/ Tổ chức học
1/ ổn định tổ chức
2/ Nội dung kiểm tra
GV: Phát đề 
HS : Làm bài
IV: Đánh giá 
GV: Thu bài, Nhận xét giờ làm bài của HS
Kết quả:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh hoc 7.doc