Giáo án Lớp 5 tuần 15

Giáo án Lớp 5 tuần 15

Môn: TẬP ĐỌC

Tiết 29: Buôn chư lênh đón cô giáo

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

Chư Lênh, nhà sàn, thẳng tắp, cầu thang, trang trọng, trưởng buôn, Rok, lũ làng, trang giấy, phăng phắc, .

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: buôn, nghi thứ, gùi, .

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu qúy cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

 

doc 31 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 15
 Thø hai ngµy 8 th¸ng 12 n¨m 2008.
M«n: TẬP ĐỌC
TiÕt 29: Bu«n ch­ lªnh ®ãn c« gi¸o 
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: 
Chư Lênh, nhà sàn, thẳng tắp, cầu thang, trang trọng, trưởng buôn, Rok, lũ làng, trang giấy, phăng phắc, ... 
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: buôn, nghi thứ, gùi, ...
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu qúy cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh họa trang 114, SGK 
- Bảng phụ họa ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: Lớp báo cáo sĩ số và hát
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
+ Đọc khổ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
+Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
+ Bài thơ cho em hiểu điều gì? 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ, lần lượt trả lời các câu hỏi. 
- Nhận xét, cho điểm từng HS. 
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI
- Giới thiệu bài: Tuổi thơ luôn khao khát được cắp sách tới trường. Những bạn nhỏ ở hải đảo xa xôi hay ở núi rừng hẻo lánh, được đi học là một hạnh phúc lớn lao. Được biết cái chữ không chỉ là niềm vui vô bờ bến của các bậc ông bà, cha mẹ. bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo phần nào giúp các em hiểu được tình cảm người dân Tây Nguyên yêu quý và kính trong cô giáo – người đem cái chữ vè cho bản làng.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng đoạn của bài (2 lượt).
GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có) 
- HS đọc bài theo trình tự :
 + HS1: Căn nhà sàn chật ... dành cho khách qúy. 
 + HS2 : Y Hoa đến ... chém nhát dao. 
 + HS3: Già Rok xoa tay... xem cái chữ nào ! 
 + HS4: Y Hoa lấy trong túi ... chữ cô giáo 
- Gọi HS đọc phần Chú giải 
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
- Gọi HS đọc toàn bài 
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- GV đọc mẫu. 
- Theo dõi GV đọc mẫu. 
b. Tìm hiểu bài : 
- GV chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em đọc thầm bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi cuối bài. 
- Làm việc theo nhóm 
- Câu hỏi tìm hiểu bài :
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì ? 
+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo Y Hoa như thế nào ? 
- Câu trả lời tốt : 
+ Để dạy học.
+ Trang trọng và thân tình. Họ đến chật ních ngôi nhà sàn. 
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu qúy “cái chữ” ? 
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáocho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
+ Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào ? 
+ Cô giáo Y Hoa rất yêu qúy người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ. 
+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ? 
+ Cho thấy : 
· Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết. 
· Người Tây Nguyên rất qúy người, yêu cái chữ. 
· Người Tây Nguyên hiểu rằng : chữ viết mang lại sự hiểu biết, ấm no cho mọi người.
+ Bài văn cho em biết điều gì ? 
+ Người dân Tây Nguyên đối với cô giáo và nguyện vọng mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi mù chữ, đói nghèo, lạc hậu. 
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng. 
- 2 HS nhắc lại nội dung chính, cả lớp ghi vào vở. 
- Kết luận : Nhắc lại nội dung chính. 
- Lắng nghe. 
c/ Đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3-4
- HS nhận xét 
+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn. 
+ Theo dõi GV đọc mẫu 
+ Đọc mẫu.
+ HS theo dõi. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
- 3 HS thi đọc diễn cảm. 
4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Về ngôi nhà đang xây. 
š&›
M«n: to¸n
TiÕt 71: luyÖn tËp
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
	- Củng cố quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
	- Rèn kĩ năng thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân.
	- Luyện tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
	- Giải bài toán có sử dụng phép chia một số thập phân cho một số thập phân. 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận và nhận xét. 
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI
- Giới thiệu bài: Hôm nay cả lớp cùng làm các bài toán “Luyện tập” về chia một số thập phân cho một số thập phân.
- HS lắng nghe.
Hướng dẫn luyện tập: 
* Bài 1: 
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài. HS tự làm bài
- 4 HS lên bảng, HS cả lớp làm vở bài tập
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
- 4 HS lần lượt nêu ví dụ của tiết 70m HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến
- GV nhận xét và cho điểm HS
* Bài 2: 
- GV hỏi : bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- 1HS nêu: Bài tập yêu cầu chúng ta tìm x
- GV yêu cầu HS tự làm bài 
- 3 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét bài làm của bạn cả cách làm và các kết quả tính.
- GV nhận xét và cho diểm HS
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
* Bài 3: 
- GV gọi HS đọc đề bài toán
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài. HS cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến
Đáp số : 7 l
- GV nhận xét và cho điểm HS
* Bài 4: 
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK
- GV gọi HS đọc đề bài toán
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK
- GV hỏi : Để tìm số dư của 218 : 3,7 chúng ta phải làm gì?
- Chúng ta phải thực hiện phép chia 
218 : 3,7
- Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép chia đến khi nào?
- Thực hiện phép chia đến khi lấy được 2 chữ số ở phần thập phân
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính.
- HS đặt tính và thực hiện phép tính
 2 1 8 0 3,7
 3 3 0 58,91
 3 4 0
 0 7 0
 3 3
- GV hỏi : Vậy nếu lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương thì số dư của phép chia 218 : 3,7 là bao nhiêu ?
- HS: Nếu lấy hai chữ số ở phần thập phân của thương thì 218: 3,7 = 58,91 (dư 0,033)
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập VBT và chuẩn bị bài sau.
š&›
M«n: ĐỊA LÝ
TiÕt 15: Th­¬ng m¹i vµ du lÞch 
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS có thể: 
- Hiểu một cách đơn giản các khái niệm: thương mại, ngoại thương, nội thương, xuất khẩu, nhập khẩu. 
- Nhận biết và nêu được vai trò của ngành thương mại trong đời sống. 
- Nêu được tên một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta. 
- Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam. 
- GV và HS sưu tầm các tranh ảnh về các chợ, trung tâm thương mại, các siêu thị, các điểm du lịch, di tích lịch sử, ... 
- Phiếu học tập của HS. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
a. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi, nhận xét và cho điểm.
 + Dựa vào hình 2 và bản đồ hành chính Việt Nam, cho biết tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1 A đi từ đâu đến đâu. Kể tên một số thành phố mà đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A đi qua ? 
+ Nước ta có những loại hình giao thông nào ?
- 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
b. Giới thiệu bài mới: GV treo tranh ảnh về chợ Bến Thành, chợ Đồng Xuân, các siêu thị, vịnh Hạ Long, Nha Trang,... và giới thiệu: Đây là các trung tâm thương mại lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, còn đây là những khu du lịch nổi tiếng của nước ta: Qua bài địa lí hôm nay các em sẽ có một số hiểu biết về hoạt động thương mại và du lịch của nước ta.
3. BÀI MỚI:
a) Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ CÁC KHÁI NIỆM THƯƠNG MẠI, NỘI THƯƠNG, NGOẠI THƯƠNG, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
- GV yêu cầu HS: Em hiểu thế nào là thương mại, ngoại thương, nội thương, xuất khẩu, nhập khẩu ? 
- HS lần lượt nêu ý kiến, mỗi HS nêu về 1 khái niệm, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó lần lượt nêu về từng khái niệm : 
+ Thương mại: là ngành thực hiện việc mua bán hàng hóa.
+ Nội thương: buôn bán ở trong nước. 
+ Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài.
+ Xuất khẩu: bán hàng hóa ra nước ngoài.
+ Nhập khẩu: mua hàng hóa từ nước ngoài về nước mình. 
b) Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC TA 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS 
cùng đọc SGK, trao đổi và đi đến kết luận.
+ Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta ? 
+ Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta trong các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, trên phố, ... 
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước ?
+ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nêu vai trò của các hoạt động thương mại. 
+ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp, ... bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
+ Than đá, dầu mỏ, giày da, quần áo, bánh kẹo, bàn ghế, đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, hàng mây tre đan, tranh thêu, ... ; các nộng sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả, ...); hàng thủy sản (cá, tôm đông lạnh, cá hộp, ...) 
+ Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải nhập khẩu ? 
+ Máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, ... để sản xuất, xây dựng.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
- Một số HS đại diện cho các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 
c) Hoạt động 3: NGÀNH DU LỊCH NƯỚC TA CÓ NHIỀU ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ PHÁT TRIỂN
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm để tìm các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch ở nước ta 
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm có 4 HS.
- GV mời đại diện 1 nhóm phát biểu ý kiến. 
- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. 
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó vẽ sơ đồ như hình bên dưới.
d). Hoạt động 4: THI LÀM HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Thi làm hướng dẫn viên du lịch” 
+ HS chia thành 6 nhóm. 
+ Đặt tên cho các nhóm theo các trung tâm du lịch.
+ Mỗi nhóm được đặt 1 trong các tên : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, ...
+ Yêu cầu các em trong nhóm thu thập các thông tin đã sưu tầm được và giới thiệu về trung tâm du lịch mà nhóm mình được đặt tên.
+ HS làm việc theo nhóm.
+ GV mời các nhóm lên giới thiệu trước lớp. 
+ Các nhóm cử đại diện lên giới thiệu hoặc tiếp nối nhau giới thiệu. 
+ G ... V kết luận, nhËn xÐt chung .
2. Ho¹t ®éng 2: C¸ch vÏ tranh
- Yêu cầu HS nªu c¸c b­íc cña bµi vÏ tranh 
- Gọi HS nhËn xÐt c©u tr¶ lêi cña b¹n
- Yêu cầu HS sắp xếp lại c¸c b­íc bµi vÏ tranh ®Ò tµi 
qu©n ®éi vµ nªu l¹i c¸c b­íc 
- Yêu cầu HS nhËn xÐt phÇn thùc hiÖn cña b¹n
=> GV tổng kết ý chính.
3. Ho¹t ®éng 3: Thùc hµnh
- Yêu cầu HS quan s¸t 4 bµi vÏ cña häc sinh trong SGK 
- Yêu cầu HS nhËn xÐt vÒ ®Ò tµi, c¸ch bè côc, c¸ch vÏ h×nh và c¸ch vÏ mµu ë 4 bµi vÏ trªn.
- NÕu cho vÏ bµi h«m nay em sÏ vÏ néi dung g×? vÏ nh­ thÕ nµo?
- Quan s¸t c¸c bµi cña häc sinh n¨m tr­íc. Em thÝch bµo nµo ? V× sao? 
 => GV tổng kết ý chính.
4. Ho¹t ®éng 4: NhËn xÐt, ®¸nh gi¸
- GV thu 3-5 bµi cña HS 
- Yêu cầu HS quan s¸t vµ nhËn xÐt bµi cho b¹n vÒ:
- C¸ch chän néi dung
- C¸ch s¾p bè côc
- H×nh vÏ
- C¸ch vÏ mµu
- Em thÝch bµi nµo nhÊt? V× sao?
-GV yêu cầu HS ®¸nh gi¸ bµi cho c¸c b¹n
* NhËn xÐt chung vµ ®¸nh gi¸ bµi cho HS
- Khen ngîi c¸c nhóm, c¸ nh©n tÝch cùc ph¸t biÓu ‏‎ kiÕn x©y dùng bµi,khen ngîi nh÷ng häc sinh cã bµi vÏ ®Ñp 
DÆn dß
S­u tÇm mÉu cã hai vËt mÉu cña c¸c b¹n líp tr­íc vµ tranh tÜnh vËt cña häa sÜ trªn s¸ch b¸o
- C¶ líp h¸t bµi “ Chó bé ®éi” cña Hµ H¶i và trả lời câu hỏi 
-HS lắng nghe
- HS quan s¸t tranh vµ tr¶ lêi c©u hái:
- HS quan s¸t vµ th¶o luËn nhóm theo c¸c c©u hái.
- C¸c nhóm ®­a ra phÇn tr¶ lêi 
cña nhóm m×nh, nhóm kh¸c bæ sung .
- HS nªu c¸c b­íc cña bµi vÏ tranh 
- HS sắp xếp lại c¸c b­íc bµi vÏ tranh ®Ò tµi qu©n ®éi vµ nªu l¹i c¸c b­íc 
- HS quan s¸t 4 bµi vÏ cña häc sinh trong SGK 
- HS nhËn xÐt vÒ ®Ò tµi, c¸ch bè côc, c¸ch vÏ h×nh và c¸ch vÏ mµu ë 4 bµi vÏ trªn.
- HS quan s¸t vµ nhËn xÐt bµi 
š&›
Thø sáu ngµy 22 th¸ng 12 n¨m 2007.
M«n: lÞch sö
TiÕt 15: ChiÕn th¾ng biªn giíi thu - ®«ng 1950
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học HS nêu được :
- Lý do ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Trình bày sơ lược diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Nêu sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 - Bản đồ hành chính.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Một số chấm tròn làm bằng bìa màu đỏ, đen (đủ dùng). 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
1. KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
a. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi, nhận xét và cho điểm.
+ Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì ? 
+ Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
+ Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947.
b. Giới thiệu bài mới: Sau thất bại trong cuộc tấn công lên Việt Bắc vào thu – đông năm 1947, giặc Pháp lại thực hiện âm mưu bao vây hòng cô lập căn cứ địa Việt Bắc, cô lập cuộc kháng chiến của ta với bên ngoài (chỉ tuyến đường Biên giới bị giặc đóng đồn bốt – đặc biệt là đường số 4 trên bản đồ). Thu đông năm 1950, âm mưu trên đây đã của kẻ thù bị ta đánh bại. Bài học hôm nay sẽ đưa ta đến với “Chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950”.
2. Hoạt động 1: TA QUYẾT ĐỊNH MỞ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
- GV dùng bản đồ Việt Nam. 
+ Giới thiệu các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc.
+ Giới thiệu : Từ 1948 đến giữa năm 1950, ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi.
+ GV giảng. 
- GV hỏi: Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến Căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
- HS trao đổi và nêu ý kiến : Căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập không khai thông được đường liên lạc quốc tế. 
- Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì ? 
- Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ giữa ta và quốc tế. 
3. Hoạt động 2: DIỄN BIẾN, KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, sau đó sử dụng lược đồ để trình bày diễn 
- HS làm việc theo nhóm 4 HS, các bạn trong nhóm nghe và bổ sung ý kiến
biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. GV đưa các câu hỏi gợi ý để HS định hướng các nội dung cần trình bày :
cho nhau.
+ Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào ? Hãy thuật lại trận đánh đ1o. 
+ Trận Đông Khê. HS thuật lại. 
+ Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì ? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch ? 
+ Rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4 chiếm lại Đông Khê, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy. 
+ Nêu kết quả của chiến dịch Biến giới thu - đông 1950
+ HS nêu
- GV tổ chức cho 3 nhóm HS thi trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- 3 nhóm HS cử đại diện lên bảng vừa trình bày vừa chỉ lược đồ.
- GV nhận xét.
- HS cả lớp tham gia bình chọn. 
- GV hỏi: Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không ? 
- HS trao đổi, nêu ý kiến trước lớp. 
4. Hoạt động 3: Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi cùng trả lời các câu hỏi 
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi.
Câu trả lời tốt là :
+ Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến ? 
+ Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 địch tấn công, ta đánh lại và giành chiến thắng. 
Chiến thắng Biên giới thu - đông 1060 cho thấy quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành rất nhanh so với ngày đầu kháng chiến, ta có thể chủ động mở chiến dịch và đánh thắng địch. 
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch ? Mô tả những điều em thấy trong hình 3. 
+ Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi, nhếch nhác lê bước trên đường. Trông chúng thật thảm hại. 
- GV tổ chức cho HS nêu ý kiến trước lớp. 
- Lần lượt từng HS nêu ý kiến.
- GV tóm ý.
- HS lắng nghe.
5. Hoạt động 4: BÁC HỒ TRONG CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950 - GƯƠNG CHIẾN ĐẤU DŨNG CẢM CỦA ANH LA VĂN CẦU
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem hình minh họa 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Một vài HS nêu ý kiến trước lớp. 
- GV: Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ 
- HS nêu ý kiến trước lớp. 
đội ta ?
6. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng chiến sĩ thi đua được bầu trong Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. 
š&›
M«n: to¸n
TiÕt 75: Gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : 
	- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	- Vận dụng để giải các bài toán đơn giản về tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng.
- 2 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét và cho điểm HS
2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm 
* Hoạt động 1: Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600 
- GV nêu bài toán ví dụ. 
- HS nghe 
- GV yêu cầu HS thực hiện : 
- HS làm và nêu kết quả của từng bước :
+ Viết tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường
+ Tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 315 : 600
+ Hãy tìm thương 315 : 600
+ 315 : 600 = 0,525
+ Hãy nhân 0,525 với 100 rồi chia cho 100
+ 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100
+ Hãy viết 52,5 : 100 thành tỉ số phần trăm
+ 52,5%
- GV nêu kết luận.
Vậy tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 52,5%
Ta có thể viết gọn các bước tính trên như sau : 
315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- GV hỏi : Em hãy nêu lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến
*Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm 
- GV nêu bài toán
- HS nghe và tóm tắt bài toán
- GV giải thích
- GV yêu cầu HS làm bài
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tậ.
- GV nhận xét bài làm của HS
- HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH
* Bài 1: 
- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và tự làm bài
- HS làm bài vào vở.
- GV gọi HS đọc các tỉ số phần trăm vừa viết được
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét : 
- GV nhận xét bài làm của HS
* Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bì
- HS nêu : Bài tập yêu cầu chúng ta tính tỉ số phần trăm củ hai số
- GV yêu cầu HS làm bài
- 3 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS
- HS theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình.
- GV chốt ý : Trong bài tập trên, khi tìm thương của hai số các em đều chỉ tìm được thương gần đúng. Trong cuộc sống, hầu hết các trường hợp tính tỉ số phần trăm của hai số đều chỉ tìm được thương gần đúng. Thông thường các em chỉ cần lấy đến 4 chữ số ở phần thập phân là được. Khi đó tỉ số phần trăm của chúng ta sẽ có hai chữ số ở phần thập phân. 
* Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài toán
- 1 HS đọc
- GV hỏi để tìm hiểu bài toán.
- HS trả lời.
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập 
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi để bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và cho điểm HS
3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài.
š&›
M«n: TẬP LÀM VĂN
Tiết 30: LuyÖn tËp t¶ ng­êi
(Tả hoạt động)
I. MỤC TIÊU: 
 - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.
 - Chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh ảnh về em bé. 
- Giấy khổ to, bút dạ. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Chấm đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến. 
- 3 HS mang đoạn văn lên cho GV chấm. 
- Nhận xét
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
- Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ làm 1 dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một em bé ở độ tuổi tập đi, tập nói luôn có những động tác rất ngộ nghĩnh, đáng yêu mà các em đã quan sát được.
3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP
Hoạt động 1: Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập. 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý
- GV nêu gợi ý
- 1 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở. 
+ Yêu cầu HS viết vào giấy dán lên bảng. GV cùng HS cả lớp đọc, nhận xét, bổ sung để thành một dàn ý hoàn chỉnh. 
- Nhận xét, bổ sung. 
- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình.
- Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu. 
Hoạt động 2: Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- 1 HS đọc 
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV gợi ý 
- 1 HS làm bài vào giấy, HS cả lớp làm vào vở. 
- Yêu cầu HS viết vào giấy dán lên bảng. GV cùng HS bổ sung, sửa chữa. 
- Bổ sung, sửa chữa đoạn văn của bạn. 
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. 
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn. 
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu. 
4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết. 
š&›

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5(1).doc