Giáo án Sinh học 10 bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

Giáo án Sinh học 10 bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài học này, học sinh phải:

1. Về kiến thức

- Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống & có cái nhìn bao quát về thế giới sống.

- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

2. Về kĩ năng: Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.

3. Về thái độ: Có cái nhìn biện chứng về thế giới tự nhiên để thấy rằng: Mọi vật chất đều được cấu tạo từ

nguyên tử và phân tử

pdf 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 7488Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười  Trường THPT Nam Sách II  Năm học 2008 - 2009
-1-
Ngày soạn:15/08/2008 - Tiết 1 - 
PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG 
Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG 
I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài học này, học sinh phải: 
1. Về kiến thức 
- Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống & có cái nhìn bao quát về thế giới sống. 
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống. 
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. 
2. Về kĩ năng: Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học. 
3. Về thái độ: Có cái nhìn biện chứng về thế giới tự nhiên để thấy rằng: Mọi vật chất đều được cấu tạo từ 
nguyên tử và phân tử 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Học sinh: Đọc và nghiên cứu nội dung bài 1 - SGK 
2. Giáo viên: Tranh phóng to theo H1/Sgk, phiếu học tập 
III. Tiến trình tổ chức dạy học 
A. Ổn định tổ chức - kiểm tra sĩ số 
B. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra - bài mở đầu 
C. Các hoạt động dạy - học 
 - GV giới thiệu cho HS sơ lược về chương trình Sinh học 10 và các mục tiêu cần đạt được, yêu cầu HS 
trong quá trình học tập: + Phương pháp học tập, nghiên cứu SGK 
 + Ý thức học tập, thực hiện các câu hỏi và bài tập về nhà 
 + Vận dụng môn học vào thực tiễn SX và đời sống 
 - GV giới thiệu về cấu trúc các bài và kí hiệu trong SGK, sau đó chuyển vào nội dung bài học. 
Nội dung giảng dạy Hoạt động của giáo viên - học sinh 
I. Các cấp tổ chức của thế gới sống 
- Cơ thể sống khác với vật vô sinh ở chỗ 
có sự TĐC, ST - PT, sinh sản và cảm ứng 
Hoạt đông 1: Tìm hiểu các cấp tổ chức của thế gới sống 
▼ SV khác với vật vô sinh ở những điểm nào? 
 HS thảo luận và XD ý kiến, GV nhận xét và tổng hợp lại 
- CH: Tổ chức của TG sống được phân chia thành những 
đơn vị nào? 
 GV cho HS quan sát bảng khuyết và điền vào phiếu HT 
với yêu cầu: sắp xếp các tổ chức sau thành các đơn vị theo 
thứ bậc từ thấp lên cao? 
(Tế bào (I), Hệ sinh thái - sinh quyển (II), hệ cơ quan (III), đại phân 
tử (IV), quần thể - loài (V), phân tử (VI), quần xã (VII), mô (VIII), cơ 
quan (IX), bào quan (X), cơ thể (XI)) 
 HS thảo luận, điền phiếu HT và lên bảng ghi thứ tự đúng, 
GV nhận xét và giúp HS sửa sai (Đáp án đúng: VI -> IV ->X-
>I -> VIII -> IX -> III -> IX -> V -> VII -> II) 
- GV: Qua nội dung trên, em hãy phân chia các cấp độ tổ 
chức sống thành cấp tổ chức dưới TB và cấp từ TB trở lên. 
 HS căn cứ sơ đồ đã điền ở trên & phân chia thành 2 nhóm 
 Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười  Trường THPT Nam Sách II  Năm học 2008 - 2009
-2-
- Cấp tổ chức dưới TB: các phân tử → 
đại phân tử → bào quan 
- Từ cấp độ tế bào trở lên: TB → Mô 
→ cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → 
quần thể - loài → quần xã → Hệ sinh 
thái - sinh quyển 
- Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của sự 
sống vì: 
+ Tất cả cơ thể từ SV đơn bào đến ĐV, TV 
đều có cấu tạo TB. 
+ Tất cả các TB đều được sinh ra từ TB có 
trước. 
- Các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới 
sống bao gồm: TB, cơ thể, quần thể, quần 
xã và hệ sinh thái 
- GV: Em hãy quan sát tranh (H1/Sgk) và cho biết mỗi cấp 
độ tổ chức sống có đặc điểm gì? 
 HS sẽ lúng túng, GV yêu cầu HS trả lời lệnh ở Sgk: Quan 
sát H1 và giải thích các KN: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, 
quần thể, quần xã và hệ sinh thái? 
 CH: Trong các đơn vị trên, đâu là đơn vị cấu trúc cơ bản 
của sự sống? Vì sao? 
- GV giới thiệu về Học thuyết tế bào của Slâyđen & Swam. 
- CH: Hãy so sánh vai trò của TB trong cơ thể đơn bào và 
cơ thể đa bào? 
 HS có thể n/c Sgk và hiểu biết thực tế để trả lời 
- CH: Trong các cấp độ tổ chức trên, đâu là các cấp độ tổ 
chức cơ bản của thế giới sống? 
(Lưu ý HS: ở các cơ thể đa bào, các cấp tổ chức như mô, 
cơ quan, hệ cơ quan chỉ là cấp tổ chức trung gian) 
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức 
sống 
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc 
 TG sống được tổ chức theo nguyên tắc 
thứ bậc, tổ chức thấp làm nền tảng để XD 
tổ chức cao. Tổ chức cao có những đặc 
điểm của tổ chức thấp & có những đặc 
tính nổi trội mà tổ chức thấp không có. 
2. Cấu trúc phù hợp với chức năng 
 VD: Hồng cầu có chức năng vận chuyển 
CO2 và O2 trong máu, nó có cấu tạo hình đĩa 
(lõm 2 mặt) có tác dụng tăng diện tích trao 
đổi với bên ngoài và dễ vận chuyển trong 
dòng máu 
Hoạt đông 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ 
chức sống 
GV cho HS đọc Sgk, n/c kĩ nội dung và trả lời các câu hỏi: 
+ Đặc điểm chung của thế giới sống là gì? 
+ Theo thứ bậc thì các cấp tổ chức sống có những đặc điểm gì? 
- GV yêu cầu HS nêu các VD để chứng minh luận điểm đó. 
- HS n/c VD Sgk và phân tích vai trò của TB thần kinh và 
bộ não hoặc lấy VD khác hợp lí là được. 
- CH: Giữa cấu trúc và chức năng có quan hệ gì với nhau? 
Hãy lấy một VD để chứng minh đặc điểm trên? 
 HS có thể lấy VD về cấu trúc liên quan đến chức năng 
của một số TB, cơ quan (hồng cầu, biểu bì, TBTK) 
- CH: Từ mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng ta có thể 
rút ra kết luận gì? 
 → Khi nắm được chức năng có thể suy ra cấu trúc & ngược lại 
- CH: Tại sao ăn uống không hợp lí thường dẫn đến phát 
sinh các bệnh? Cơ quan nào trong cơ thể đống vai trò điều 
hoà mối quan hệ cân bằng giữa cơ thể và môi trường? 
 Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười  Trường THPT Nam Sách II  Năm học 2008 - 2009
-3-
3. Hệ thống mở và tự điều chỉnh 
- Mọi sinh vật đều không ngừng trao đổi 
chất và năng lượng với môi trường → làm 
biến đổi môi trường. 
- Mọi cấp tổ chức từ thấp đến cao của thế 
giới sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh 
để duy trì và điều hoà sự cân bằng trong hệ 
thống, giúp chúng tồn tại, phát triển được. 
4. Thế giới sống liên tục tiến hoá 
- Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự 
di truyền (ADN) qua con đường sinh sản. 
- Sinh giới không ngừng tiến hoá dưới tác 
dụng không ngừng của CLTN chọn lọc 
các biến dị có lợi phát sinh. Nó giải thích 
thế giới sống đa dạng nhưng xuất phát từ 
một nguồn gốc chung. 
- CH: Giải thích tại sao cơ thể là hệ thống mở? Cho VD. 
- CH: Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường thể hiện ntn? 
 HS thảo luận, n/c Sgk và trả lời câu hỏi. 
- CH: Cơ chế tự điều chỉnh ở sinh vật có ý nghĩa gì? Lấy 1 
VD về cơ chế đó ở SV đơn bào, đa bào. 
- GV phân tích: giữa cơ thể & MT luôn có mối quan hệ qua 
lại, khi MT thay đổi làm SV biến đổi để thích nghi, chính là 
SV tự điều chỉnh về trạng thái bình thường. Nếu sự thay đổi 
của SV không phù hợp với MT, tức là cơ thể không còn khả 
năng tự điều hoà sẽ làm chúng không còn khả năng tự điều 
hoà sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh tật và chết. 
- GV gọi một HS đọc Sgk, các HS khác n/c nội dung 
- CH: Thế giới sống tồn tại được nhờ cơ chế nào? quá 
trình nào? 
 HS thảo luận và đưa ra ý kiến 
- CH: Sự đa dạng của sinh giới ngày nay được giải thích 
như thế nào? 
D. Củng cố 
- Giáo viên sử dụng bảng sơ đồ các cấp tổ chức sống mà HS vẽ để củng cố lại nội dung I 
- Học sinh tổng kết nội dung bài thông qua mục tóm tắt nội dung. 
- Giáo viên hướng dẫn HS làm Bài tập trắc nghiệm - bài tập 4/Sgk 
E. Hướng dẫn về nhà 
- Trả lời các câu hỏi 1,2,3 cuối bài vào vở bài tập. 
- Đọc và nghiên cứu kĩ lí thuyết bài 2. “Các giới sinh vật” 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfSinh hoc 10(6).pdf