Bài 9. QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
I- MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh phải
- Nêu được thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen.
- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.
- Nêu nội dung của quy luật phân ly độc lập.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ phân li giao tử, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai nhiều tính trạng.
- Nhận thức được sự xuất hiện các biến dị tổ hợp tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống, tạo đa dạng loài, có ý thức bảo vệ biến dị phát sinh, bảo tồn đa dạng sinh học.
Bài 9. QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP I- MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh phải - Nêu được thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen. - Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử. - Nêu nội dung của quy luật phân ly độc lập. - Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. - Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ phân li giao tử, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai nhiều tính trạng. - Nhận thức được sự xuất hiện các biến dị tổ hợp tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống, tạo đa dạng loài, có ý thức bảo vệ biến dị phát sinh, bảo tồn đa dạng sinh học. II- CHUẨN BỊ Tranh phóng to hình 9 SGK III- PHƯƠNG PHÁP: Chủ yếu là nêu vấn đề IV- TIẾN TRÌNH I. Quy luật phân li độc lập 1. Thí nghiệm - P – F1: (*) - F1 – F2 + Xét riêng từng cặp tính F2(1): Màu hạt: 3 Vàng : 1xanh; dạng hạt: 3trơn : 1nhăn + Xét sự di truyền đồng thời 2 cặp tính trạng Kiểu hình F2 phân li tỉ lệ(2): 9vàng, trơn: 3vàng, nhăn: 3xanh, trơn: 1xanh, nhăn (3)(4) → tỉ lệ mỗi kiểu hình F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó →(5) kết quả đúng với quy luật xác suất của các sự kiện độc lập(6) (*)Dựa vào sơ đồ lai từ P → F1 ta kết luận được điều gì về hiện tượng trội lặn? (1)Mỗi cặp tính F2 phân li tỉ lệ thế nào? (2)Xét chung cả 2 cặp tính F2 phân li tỉ lệ thế nào? (3) Trong 4 kiểu hình F2, kiểu hình hạt vàng, trơn chiếm tỉ lệ 9/16, tỉ lệ này so với tỉ lệ riêng của 2 tính trạng hợp thành nó(vàng và trơn) có điều gì đáng chú ý?( gợi ý: tỉ lệ riêng hạt vàng , tỉ lệ riêng hạt trơn là bao nhiêu? Con số 3/4 và 3/4 so với 9/16 về mặt toán học có điều gì đáng chú ý) (4) Với cách so sánh tương tự 3 kiểu hình còn lại thấy thế nào?từ đây ta rút ra điểm chung về tỉ lệ mỗi kiểu hình F2 so với tỉ lệ riêng của các tính trạng hợp thành nó? (5)GV : Menđen nhận thấy (6) GV nêu nội dung quy luật xác suất của các sự kiện độc lập (nếu các nhân tố phân li độc lập với nhau thì tỉ lệ phân li chung của các nhân tố đúng bằng tích tỉ lệ riêng của các nhân tố hợp thành nó)và nói tiếp: kết quả thí nghiệm nêu trên chứng tỏ hai cặp tính trạng màu sắc và dạng hạt di truyền độc lập với nhau mới cho kết quả đó.Cơ sở của sự phân li của các cặp tính không phụ thuộc vào nhau chính là sự phân li của các cặp alen trong quá trình giảm phân, vì thế Menđen đã rút ra quy luật phân li độc lập được hiểu theo thuật ngữ khoa học như sau 3. Quy luật(7) 4. Điều kiện nghiệm đúng(8) 5. Cơ sở tế bào học(9) (7)HS ghi theo SGK (8)GV trình bày (9)Ghi SDL P, F1(chú ý vẽ cả hình thù NST và vị trí các gen trên đó), kết quả ở F2,( bảng Pennet không ghi lên bảng mà học sinh theo dõi trong SGK), GV kết luận nhờ sự phân li độc của các cặp NST tương đồng trong giảm phân đã tạo 4 loại giao tử F1, sự tổ hợp tự do của các loại giao tử F1 trong quá trình thụ tinh đã tạo 16 kiểu tổ hợp gồm 9 kiểu gen, 4 kiểu hình II. Công thức tổng quát Dựa vào bảng SGK học sinh cho biết ở F1: - Mỗi dạng(số loại giao tử, số loại kiểu gen, số loại kiểu hình)có dạng lũy thừa cơ số mấy số mũ lũy thừa tương ứng với điều gì, từ đó rút ra công thức khái quát.( ví dụ: số loại giao tử F1 có dạng lũy thừa cơ số 2 và số mũ lũy thừa tương ứng với số cặp gen dị hợp) - Tỉ lệ kiểu hình, tỉ lệ kiểu gen có thể nêu : nếu viết tỉ lệ phân li kiểu gen của các cặp tính trạng(hoặc kiểu hình) dưới dạng lũy thừa trong đó tỉ lệ phân li của mỗi cặp gen(hoặc mỗi cặp tính ) là cơ số thì số mũ lũy thừa tương ứng với điều gì và từ đó rút ra công thức khái quát III. Ý nghĩa - Về mặt tiến hóa: giải thích tính đa dạng của sinh giới chủ yếu do biến dị tổ hợp(tổ hợp tự do của các gen gây nên)(8) - Về mặt thực tiễn(9): + Nhờ biến dị tổ hợp mà trong chọn giống có thể tổ hợp lại các tính trạng quí trong một cơ thể + Dự đoán được sự phân li kiểu hình đời con (8)Đọc minh họa trong SGK (9)Giáo viên trình bày V. CỦNG CỐ ĐÁNH GIÁ : * Bài tập vận dụng : Cho 3 cặp gen phân li độc lập, xét trường hợp trội lặn hoàn toàn. Cho cây dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn, không lập bảng hãy xác định ở F1: Tỉ lệ loại giao tử Abd ; abD Tỉ lệ kiểu gen AabbDd Tỉ lệ kiểu hình aaB-dd *Câu hỏi trắc nghiệm : 1. Nội dung chủ yếu của định luật phân ly độc lập là “Khi bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 có sự phân tính theo tỉ lệ 9:3:3:1.” “Các cặp nhân tố di truyền(cặp alen) phân ly độc lập với nhau trong phát sinh giao tử ”. “Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tinh trạng hợp thành nó”. “Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân ly theo kiểu hình 3:1”. 2. Cơ sở tế bào học của quy luật phân độc lập là A. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể. do sự di truyền cùng nhau của cặp alen trên một nhiễm sắc thể. 3. Điều kiện quan trọng nhất đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là P phải thuần chủng. mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. trội lặn hoàn toàn. mỗi gen quy định một tính trạng tương ứng.
Tài liệu đính kèm: