Giáo án Sinh bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái

Giáo án Sinh bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái

Bài 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI

 VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Học sinh phải nắm được sự phân bố năng lượng trên trái đất

- Mô tả được dòng năng lượng trong HST

- Khái niệm được hiệu suất sinh thái

- Giải thích được sự tiêu hao năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng

 2. Kỹ năng:

 Quan sát tranh, tư duy, phân tích và sử dụng SGK

 3. Thái độ:

 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

II. Trọng tâm:

- Mô tả dòng năng lượng trong hệ sinh thái

- Khái niệm hiệu suất sinh thái, giải thích được sự tiêu hao năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3352Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI 
 VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
- Học sinh phải nắm được sự phân bố năng lượng trên trái đất
- Mô tả được dòng năng lượng trong HST
- Khái niệm được hiệu suất sinh thái
- Giải thích được sự tiêu hao năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng
 2. Kỹ năng:
 Quan sát tranh, tư duy, phân tích và sử dụng SGK
 3. Thái độ: 
 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
II. Trọng tâm:
- Mô tả dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Khái niệm hiệu suất sinh thái, giải thích được sự tiêu hao năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng
III. Phương pháp:
 Quan sát, đàm thoại, tìm tòi, giảng giải.
IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên: Chuẩn bị H.43.1, H.45.1 H.45.2 H.45.3 sgk
 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài 45
V. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: Chu trình vật chất trong hệ sinh thái là gì? Nêu các khu sinh học trong sinh quyển.
 HS trả lời, GV nhận xét đánh giá
 3. Vào bài mới: Sinh quyển tồn tại và phát triển được nhờ vào nguồn năng lượng nào và chúng chuyển hóa như thế nào? 
 Để giải thích vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài 45 
* Hoạt động 1: Giới thiệu dòng năng lượng trong hệ sinh thái
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiểu kết
GV: Cho HS nghiên cứu phần I.1 SGK và đặt CH: Ánh sáng mặt trời có vai trò như thế nào đối với HST?
GV: Ánh sáng mặt trời phân bố như thế nào trên trái đất?
GV: Nêu ví dụ về việc điều chỉnh kỹ thuật vật nuôi cây trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi cây trồng?
GV: Treo sơ đồ H.45.1 yêu cầu HS quan sát tranh.
GV: Giới thiệu tranh và đặt câu hỏi: Vì sao càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm dần?
GV: Trong HST năng lượng được truyền như thế nào?
GV: Treo sơ đồ H.45.2 và giới thiệu sơ lược về tranh
GV: Trao đổi vật chất và năng lượng có điểm nào khác nhau?
GV: Treo tranh H.43.1 và giới thiệu sơ lược về tranh. 
Đặt câu hỏi: Cho biết các SVSX trong HST đó?
GV: Dựa vào sơ đồ tóm tắt con đường truyền năng lượng trong HST đó.
GV: Những SV nào đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng và ngược lại?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
HS: Cung cấp năng lượng cho HST
HS: Trả lời
HS: bổ sung cho hoàn chỉnh
HS: - Theo từng loại giống, loài cây trồng.
 - Trồng cây đúng mật độ
 - Đúng thời vụ
HS: Quan sát tranh nghiên cứu tranh trả lời
HS: Trả lời bổ sung cho hoàn chỉnh
HS: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
HS: Bổ sung hoàn chỉnh
HS: Trả lời
HS: Bổ sung hoàn chỉnh
HS: SVSX(Dẻ, thông)
SVTTB1(Sóc, xoắn tóc)SVTTB2( Thằn lằn,trăn, diều hâu) 
SVTTB3 ( ) SVPH()
HS: Cây xanh
HS: Vi khuẩn, nấm
I. Dòng năng lượng trong HST.
1. Phân bố năng lượng trên trái đất
- Ánh sáng là nguồn năng lượng chủ yếu cho HST
- Ánh sáng phân bố không đồng đều trên bề mặt trái đất:
+ Càng lên cao thì ánh sáng càng mạnh
+ Vùng càng gần xích đạo thì ánh sáng càng mạnh.
+ Mùa hè ánh sáng mạnh và kéo dài, mùa đông ngược lại.
* Ứng dụng: Điều chỉnh vật nuôi cây trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng để năng cao năng suất.
2. Dòng năng lượng trong HST
- Càng lên bặc dinh dưỡng cao thì năng lượng càng giảm dần do:
 + Mất qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng
 + Mất qua chất thải( Bài tiết, thức ăn thừa) hoặc mất qua rơi rụng( Rụng lá, lột xác)
- Trong HST năng lượng truyền theo 1 chiều: Từ môi trường→ SVSX → Qua các bậc dinh dưỡng → Môi trường
- Vật chất chuyển hóa trong chu trình dinh dưỡng theo chu trình khép kín
Hoạt động 2: Hiệu suất sinh thái:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiểu kết
GV: Cho ví dụ chuổi thức ăn sau: 
SVSXSVTTB1SVTTB2
SVTTB3 Trong đó SVSX nhận đựơc năng lượng thực 107Kcal, SVTTB1 nhận được 104Kcal, 
SVTTB2 nhận được 103Kcal, 
SVTTB3 nhận được 102Kcal,
Tính HS năng lượng chuyển qua các bậc dinh dưỡng trên
GV: HSST là gì?
GV: Treo sơ đồ H.45.3 và giới thiệu sơ lược về tranh.
GV: Giải thích tại sao HSST thường nhỏ ( < 100%)?
HS: Trả lời
HS: Trả lời
HS: Quan sát kết hợp nghiên cứu SGK trả lời
HS: Trả lời
HS: Bổ sung hoàn chỉnh
HS: Trả lời
HS: Bổ sung hoàn chỉnh
II. Hiệu suất sinh thái:
1.Khái niệm: SGK
2. Công thức chung:
Eff = . 100
( Eff là HSST; Ci là năng lượng của SVBi )
- Phần lớn năng lượng truyền trong HST bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thảiChỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
4. Củng cố: GV treo tranh H45.4 sơ đồ minh họa dòng năng lượng trong 1 HST đồng cỏ
Gọi HS mô tả dòng năng lượng trong HST trên.
Câu hỏi: Dòng năng lượng theo 1 chiều, cuối cùng năng lượng nằm ở đâu? Tại sao hiện nay nhiệt độ trái đất liên tục tăng? Làm thế nào để phát triển bền vững trên trái đất?
GV hoàn chỉnh nội dung, đánh giá.
5. Hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà.
 * Bài tập: Cho một HST nhận được năng lượng mặt trời là 106 Kcal/ 1m2/ ngày. Chỉ có 2,5% năng lượng đó được dùng trong quang hợp, số năng lượng mất đi do hô hấp ở thực vật là 90% .SV tiêu thụ cấp I sử dụng được 25Kcal, SV tiêu thụ cấp II sử dụng được 2,5Kcal, SV tiêu thụ cấp III sử dụng được 0,5Kcal.
 a. Xác định sản lượng thực tế ở thực vật.
 b. Tính HSst ở các bậc dinh dưỡng?
 * Trả lời câu hỏi bài 45 SGK, xem trước bài thực hành (Bài 46) 

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH HOC 12 BAI 45 CB.doc