Giáo án Sinh bài 42: Hệ sinh thái (tiếp)

Giáo án Sinh bài 42: Hệ sinh thái (tiếp)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

Sau khi học bài này học sinh cần:

- Trình bày được khái niệm thế nào là một hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh họa, đồng thời chỉ ra được các thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

 Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.

2.Phương tiện dạy học:

- Hình 42.1 hình 42.2 hình 42.3.Sách giáo khoa.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 42: Hệ sinh thái (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:31 TIẾT: 49
NS:  ND:
BÀI : 42
žžžžžwwwwwœ v wwwwwžžžžžž
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức: 
Sau khi học bài này học sinh cần:
Trình bày được khái niệm thế nào là một hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh họa, đồng thời chỉ ra được các thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
	Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng. 
2.Phương tiện dạy học:
Hình 42.1 hình 42.2 hình 42.3.Sách giáo khoa.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Thế nào là diễn thế sinh thái? Em hãy mô tả một diễn thế sinh thái ở địa phương em mà em biết.
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Em hãy quan sát hình 42.1 và kiến thức đã học ở lớp 9 em hãy nêu khái niệm về hệ sinh thái. 
Tại sao nói hệ sinh thái là biểu hiện của một tổ chức sống?
Em hãy tìm một vài ví dụ về hệ sinh thái?
Bất kì một sự gắn kết nào giữa sinh vật với nhân tố sinh thái cảu môi trường để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức độ đơn giản nhất , đều được coi là một hệ sinh thái.
Hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc em hãy nêu hai thành phần đó cho 1 ví dụ về mỗi loại thành phần.( kết hợp hình 42.1)
Em hãy cho biết có mấy nhóm sinh vật? Đặc điểm của mỗi nhóm?
Em hãy cho biết hệ sinh thái được chia thành mấy nhóm?
Em hãy kể một số ví dụ?
Ngoài ra con người cải tạo thiên nhiên xây dựng nhiều hệ sinh thái được gọi là hệ sinh thái nhân tạo.
Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước hệ sinh thái nào phụ thuộc và khí hậu nhiều hơn?
Hệ sinh thái trên cạn được đặc trưng bởi các quần hệ thực vật, vì thực vật chiếm 1 sinh khối lớn gắn liên khí hậu địa phương,vì thế tên hệ sinh thái thường gắn với tên của quần hệ thực vật đấy. Quần hệ thực vật là đơn vị vùng địalí tương đối lớn( hoang mạc, thảo nguyên,..)
Yếu tố khí hậu có vai trò chủ yếu trong sự hình thành các hệ sinh thái trên cạn được sắp xếp tương đối đồng điều thành các vành đai đồng tâm từ miền địa cực tới miền xích đạo. Rừng lá rộng ôn đới, rừng nhiệt đới,
Khác với hệ sinh thái trên cạn hệ sinh thái nước mặn ít phụ thuộc vào khí hậu. Tính đặc trưng của hệ sinh thái nước mặn thể hiện ở độ sâu lớp nước, do dó có sự phân bố sinh vật theo chiều sâu lớp nước. Quang hợp của thực vật sống ngập trong nước mặn chỉ thực hiện được ở tầng nước nông ( tầng sản xuất hay tầng xanh) nơi nhận được ánh sáng mặt trời.
Biển và đại dương chiếm 70% diện tích trái đất. Hệ thực vật nước mặn nghèo hơn môi trường trên cạn,.. hệ động vật rất phong phú.
Các hệ sinh thái nước đứng càng nhỏ thì càng ổn định. ,
Em hãy nêu ví dụ về một hệ sinh thái nhân tạo. Nêu các thành phần của hệ sinh thái và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái.
Liên hệ với địa phương của em 
( thảo luận 5 phút)
Đại diên nhóm 1 trình bày
Các nhóm còn lại bổ sung.
=> Giáo viên nhận xét. Bổ sung
Học sinh quan sát
Giữa sinh cảnh và quần xã sinh vật luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.Nhờ đó, hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Qua sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã và sinh cảnh của chúng. Trong đó quá trình “đồng hóa” tổng hợp các hợp chất hữu cơ , sữ dụng năng lượng mặt trời do các sinh vật tự dưỡng trong hệ sinh thái thực hiện và quá trình “ dị hóa” do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.
Một bể cá cảnh. Hệ sinh thái trái đất.
Thành phần vô sinh: ánh sáng, các yếu tố khí hậu ( nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió,  đất, nước, ..
Thành phần hữu sinh. Thực vật, động vật, vi sinh vật.
Nhóm sinh vật sản suất : là sv sử dụng năng lượng mặt trời tổng hợp nên các chất hưu cơ. Sinh vật sản xuất chủ yếu là thực vật và một số vsv quang hợp, ngoài ra còn có một số vi khuẩn hóa tổng hợp, chúng không có khả năng quang hợp, như có thể tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.
Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm các sv ăn thực vật, sv ăn động vật.
Nhóm sinh vật phân giải: chủ yếu các vi khuẩn,nấm,một số loài động vật không xương sống ( như giun đất sâu bọ,..) chúng phân giải xác sinh vật chất thải của sv thành các chất vô cơ.
Hệ sinh thái được chia làm 2 nhóm hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.
Hệ sinh thái trên cạn chủ yếu là rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên,
Hệ sinh thái dưới nước chia làm 2 nhóm hệ 
Hệ sinh thái nước ngọt: 
nước đứng (ao, hồ,..) nước chảy (sông suối.)
Hệ sinh thái nước mặn: nước lợ điển hình ven biển các rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng biển khơi.
Hệ sinh thái trên cạn
Học sinh lắng nghe tiếp thu kiến thức.
Hệ sinh thái đồng lúa, hệ sinh thái rừng trồng,
Các thành phần của hệ sinh thái( vô sinh ,.. hữu sinh,.. của hệ sinh thái nhân tạo)
Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái: canh tác nâng cao năng suất lúa, trồng cây rừng xen lẫn cây nông nghiệp, trồng cây công nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng.
Học sinh lắng nghe tiếp thu kiến thức.
I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI.
1. Khái niệm:
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
2.Mối quan hệ các thành phần chủ yếu 1 hệ sinh thái.
3 ví dụ:
II. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC HỆ SINH THÁI.
1. Thành phần vô sinh:
Aùnh sáng. Các yếu tố khí hậu( nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió,..)
 Đất. ( thổ nhưỡng,..)
 Nước ....
Xác sinh vật, chất thải,..
2 .Thành phần hữu sinh:
- Sinh vật sản xuất:
Là sv sử dụng năng lượng mặt trời tổng hợp nên các chất hưu cơ. Sinh vật sản xuất chủ yếu là thực vật và một số vsv quang hợp, ngoài ra còn có một số vi khuẩn hóa tổng hợp, chúng không có khả năng quang hợp, như có thể tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.
- Sinh vật tiêu thụ: 
Gồm các sv ăn thực vật, sv ăn động vật
- Sinh vật phân giải:
: chủ yếu các vi khuẩn,nấm,một số loài động vật không xương sống ( như giun đất sâu bọ,..) chúng phân giải xác sinh vật chất thải của sv thành các chất vô cơ.
III. CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHỦ YẾU.
1. Hệ sinh thái tự nhiên:
a. Hệ sinh thái trên cạn :
chủ yếu là rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên,
b. Hệ sinh thái dưới nước:
- hệ sinh thái nước ngọt
Nước đứng (ao, hồ,..) nước chảy (sông suối.)
- hệ sinh thái nước mặn
nước lợ điển hình ven biển các rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng biển khơi.
2.Hệ sinh thái nhân tạo 
Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố,. Đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp cải tạo hệ sinh thái.
Nông nghiệp bón phân, tưới nước,..
Hệ sinh thái rừng trồng tỉa thưa.
Hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm cá loại bỏ các loài tảo độc và cá dữ,..
4. Củng cố :
1. Hệ sinh thái nào dưới đây có đặc điểm: Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế:
	A. Hệ sinh thái biển	B.Hệ sinh thái thành phố
	C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới	D. Hệ sinh thái nông nghiệp.
2. Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có điểm gì giống và khác nhau?
	Đáp án:
	1D.
	2. Giống: đều có những đặc điểm chung về thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần vật chất vô sinh và thành phần hữu sinh. Thành phần vật chất vô sinh là môi trường vật lí ( sinh cảnh) thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật. Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
	Khác : Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít, do đó tính ổn định của sinh thái thấp, dễ bị dịch bệnh. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao,..
5 Dặn dò:
	Về nhà làm bài tập 1,2 trang 190 và xem trước bài 43 TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI.
	Trả lời các câu hỏi:
Thế nào là chuổi thức ăn. Ví dụ. Phân biệt 3 loại tháp sinh thái.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 42 Tiet 49 CB He sinh thai.doc