Giáo án Sinh bài 41: Hệ sinh thái

Giáo án Sinh bài 41: Hệ sinh thái

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

Sau khi học bài này học sinh cần:

- Trình bày được khái niệm diễn thế, các giai đoạn của từng loại diễn thế.

- Phân tích được nguyên nhân của diễn thế, lấy được ví dụ minh họa các loại diễn thế.

- Nâng cao ý thức về khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

 Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.

2.Phương tiện dạy học:

- Tranh hình 41.1 hình 41.2 hình 41.3 và bảng 41 sách giáo khoa.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 41: Hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:30 TIẾT:48
NS: ND:
BÀI : 41
žžžžžwwwwwœ v wwwwwžžžžžž
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức: 
Sau khi học bài này học sinh cần:
Trình bày được khái niệm diễn thế, các giai đoạn của từng loại diễn thế.
Phân tích được nguyên nhân của diễn thế, lấy được ví dụ minh họa các loại diễn thế.
Nâng cao ý thức về khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
	Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.
2.Phương tiện dạy học:
Tranh hình 41.1 hình 41.2 hình 41.3 và bảng 41 sách giáo khoa.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Muốn được ao nuôi được nhiều cá và năng suất cao chúng ta cần chọn nuôi các loại cá như thế nào?
3. Nội dung bài mới:
Thế nào là diễn thế sinh thái? Người ta dựa vào diễn thế sinh thái để làm gì? Để trả lời câu hỏi trên hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu Bài: 41 Diễn thế sinh thái.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
GV cho học sinh quan sát tranh hình 41.2.
Bức tranh mô tả quá trình bồi tụ của 1 cái đầm ở 5 thời điểm khác nhau. Từ đầm mới đào xong cho đến khi bùn và đất lấp đầy chuyển từ môi trường nước sang môi trường cạn.
Các em có nhận xét gì về sự thay đổi của hệ sinh vật có trong đầm và môi trường sống của nó qua các giai đoạn.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 41.1 SGK . Em hãy cho biết thế nào là diễn thế sinh thái?
Đặc điểm của môi trường khỏi đầu đặc điểm của giai đoạn cuối? 
Đó là diễn thế nguyên sinh. Còn diễn thế sinh thái diễn ra ở môi trường khởi đầu không phải là môi trường trống trơn mà là một quần xã sinh vật đang sống mà giai đoạn cuối cùng không phải lúc nào cũng là một quần xã đỉnh cực để phân biệt rõ hơn các kiểu diễn thế sinh thái chúng ta sang phần II.
Em hãy đọc nội dung II và III sách giáo khoa trang 182 – 184 
 Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 41 ( 10 phút).
Nhóm 2 trình bày kết quả.
Các nhóm còn lại trao đổi phiếu học tập cho nhau 3-4, 4-5, 5-6,
Sau đó theo dõi nhóm 2 trình bày.
Các nhóm còn lại bổ sung
Giáo viên nhận xét. 
Đáp án phiếu học tập.
Để khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, người ta thường sữ dụng các biện pháp như cải tạo đất, tăng cường chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bệnh làm thủy lợi để điều tiết lượng nước, Em hãy nêu hai ví dụ về việc thực hiện các biện pháp trên.
Nghiên cứu diễn thế sinh thái để làm gì? 
Học sinh quan sát.
Bức tranh A: đầm nước mới đào chưa có hệ sinh vật.
Bức tranh B: mực nước sâu với đầy đủ hệ động vật, thực vật thủy sinh ở các tầng nước như tôm cá rong bèo
Bức tranh C: môi trường đã có sự thay đổi qua thời gian do hoạt động xói mòn của đất quanh đầm và sản phẩm trao đổi chất của hệ sinh vật ở trong đầm làm cho mùn đáy đầy lên, nước bớt sâu.
Hệ sinh vật phong phú hơn có thực vật động vật sống ở hai môi trường nước cạn.
Bức tranh D: giống như C.
Bức tranh E: đất và bùn đã lấp đầy môi trường sống trên cạn. Thành phần hệ sinh vật cũng thay đổi chỉ có thực vật động vật sống trên cạn => hình thành rừng cây bụi, cây gỗ.
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi trình tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Môi trường khỏi đầu là môi trường trống trơn và các giai đoạn cuối là quần xã tương đối ổn định.
Học sinh đọc mục II, III và thảo luận nhóm.
Học sinh theo dõi.
Các nhóm bổ sung ,
Học sinh theo dõi hoàn thiện kiến thức.
Trồng cây gây rừng cải tạo môi trường ở địa phương, 
Đào ao nuôi tôm,
Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta hiểu được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật. đoán được các quần xã trước đó và các quần xã trong tương lai. Để khai thác nguồn tài nguyên hợp lí, để xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi của môi trường .
I. KHÁI NIỆM DIỄN THẾ SINH THÁI.
1. Ví dụ: ( SGK )
2. Khái niệm diễn thế sinh thái.
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi trình tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
II. CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI.
1. Diễn thế nguyên sinh:
Diễn thế nguyên sinh: là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành quần xã tương đối ổn định.
2 Diễn thế thứ sinh:
Diễn thế thứ sinh: là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật phát triển, như bị hủy diệt. Tùy theo điều kiện phát triển thuận lợi hoặc không thuận lợi mà diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc dẫn tới quần xã bị suy thoái.
III. NGUYÊN NHÂN CỦA DIỄN THẾ SINH THÁI.
a. Nguyên nhân bên ngoài.
 Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh đến quần xã sinh vật .
b. Nguyên nhân bên trong.
Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã sinh vật.
III.TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ SINH THÁI.
Biết các quy luật phát triển của quần xã sinh vật , dự đoán được các quần xã trước đó và các quần xã trong tương lai.
 Khai thác hợp lí tài nguyên.
 Bảo vệ môi trường
 Quy hoạch sản xuất.
Đáp án bảng 41 ( phiếu học tập )
Kiểu diễn thế
Gian đoạn khỏi đầu
( giai đoạn tiên phong)
Giai đoạn giữa
Giai đoạn cuối
( Giai đoạn đỉnh cực)
Nguyên nhân của diễn thế.
Diễn thế nguyên sinh
Khởi đầu từ môi trường chưa có hoặc có rất ít sinh vật
Các quần xã sinh vật biến đổi trình tự , thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng.
Hình thành quần xã tương đối ổn định
Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Diễn thế thứ sinh
Khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật phát triển như bị hủy diệt do tự nhiên hay khai thác quá mức của con người.
Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã hủy diệt, các quần xã biến đổi trình tự , thay thế lẫn nhau.
Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định , tuy nhiên có rất nhiểu quần xã bị suy thoái
Tác động mạnh mẽ của của ngoại cảnh lên quần xã
Hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
4. Củng cố :
1. DTST thứ sinh xuất hiện ở một môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định, sau đó có thể bị hủy hoại do các yếu tố nào sau đây,.	
	A. Thay đổi lớn về khí hậu hoặc hỏa hoạn .	B. Xói mòn hoặc bão lớn.
	C. Hoạt động của con người.	D. Cả A,B và C.
2.Xu hướng chung của diễn thế nguyên sinh là 
	A.từ quần xã già đến quần xã trẻ	B. từ quần xã trẻ đến quần xã già
	C.từ chưa có quần xã đến có quần xã đỉnh cực	D. tùy từng giai đoạn mà A hay B.
3. Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế.
	A. nguyên sinh 	B. thứ sinh
	C. liên tục	D. Phân hủy.
Đáp án : 1D, 2C, 3A.
5. Dặn dò:
Làm bài tập 1,2,3,4 Trang 185.Xem trước bài 42 HỆ SINH THÁI Trả lời câu hỏi:
Tại sao nói hệ sinh thái là một tổ chức sống? Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 41 Tiet 48 CB Dien the sinh thai.doc