Giáo án Sinh bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Giáo án Sinh bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

Sau khi học bài này học sinh cần:

- Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa.

- Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

 Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.

2.Phương tiện dạy học:

- Tranh hình 37.1 hình 37.2. hình 37.3 ( bảng 37.1, bảng 37.2 )sách giáo khoa.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:25 TIẾT:44
NS: ND:
BÀI : 37
žžžžžwwwwwœ v wwwwwžžžžžž
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức: 
Sau khi học bài này học sinh cần:
Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa.
Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống. 
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
	Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.
2.Phương tiện dạy học:
Tranh hình 37.1 hình 37.2. hình 37.3 ( bảng 37.1, bảng 37.2 )sách giáo khoa.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Quần thể sinh vật là gì? Cho ví dụ về quần thể sinh vật. Quan hệ hổ trợ có tác dụng gì? Em hãy nêu 2 ví dụ mà em biết.
Đàn trâu bò tập trung như hình 36.5 biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích gì?
3. Nội dung bài mới:
Mỗi quần thể sinh vật có các đặc trưng cơ bản, Là những dấu hiệu phân biệt quần thể này với quần thể khác. Đó là các đặc trưng về tỉ lệ giới tính , thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể , mật độ cá thể, kích thước quần thể, tăng trưởng của quần thể, quan hệ giữa quần thể với môi trường.
Bài: 37 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Em hãy quan sát bảng 37.1 SGK sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các quần thể sinh vật.
Và điền vào phần còn trống.
Thảo luận nhóm 2 phút 
Đại diện nhóm 1 trình bày
Các nhóm còn lại bổ sung
Giáo viên kết luận:
Tỉ lệ tử vong không đều giữa cá thể đực và cái
Điều kiện môi trường sống
Đặc điểm sinh sản của loài
Điều kiện dinh dưỡng của cá thể,..
Vậy em hãy cho biết tỉ lệ giới tính là gì?
Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể 
=> Tỉ lệ giới tính là cơ cấu quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong những điều kiện thay đổi của môi trường. Tỉ lệ này xấp xỉ 1 :1 tuy nhiên còn phụ thuộc vào tập tính sinh sản của từng loài và thay đổi theo từng thời gian
=> Trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ thú, người ta có thể khai thác bớt các cá thể đực ra khỏi1 quần thể sinh vật mà vẫn duy trì được sự phát triển của quần thể.
Em hãy quan sát hình 37.1 kết hợp kiến thức đã học( Sinh 9) điền tên cho ba dạng tháp tuổi A, B, C. và các nhóm tuổi trong mỗi tháp tuổi. Nêu ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó.
Em hãy quan sát hình 37.2 và cho biết mức độ đánh bắt cá ở quần thể A,B,C. 
.
Thành phần nhóm tuổi có ảnh hưỡng đến việc khai thác nguồn sống của môi trường và khả năng sinh sản của quần thể.
=> Nhóm tuổi trước sinh sản và sinh sản có nhu cầu sử dụng thức ăn nhiều hơn nhóm sau sinh sản
Chim chào mào mới nở -> sâu bọ
Bốn năm ngày tuổi -> ăn thêm quả mềm.
Khi sắp rời tổ ăn quả mềm chiếm 50% . Chào mào lớn ăn quả thịt.
=> nghiên cứu nhóm giúp chúng ta bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
 Quan sát hình 37.3 các kiểu phân bố của quần thể và cho biết ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó.
Em hãy đọc thông tin mục IV và cho biết:
Điều gì sẽ xãy ra với quần thể cá quả ( cá lóc) nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng quá cao.
Điều đó có tác dụng gì?
Vậy mật độ cá thể cá thể của quần thể là gì? 
Tại sao nói mật độ cá thể của quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể?
Học sinh quan sát 
Thảo luận nhóm.
Do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cá thể cái. Cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực.
Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy theo môi trường sống ( cụ thể ở đây là nhiệt độ môi trường sống)
Do đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở động vật
Do sự khác nhau về đặc điểm sinh lí và tập tính của con đực và cái. Muỗi đực không hút máu nên sống tập trung ở 1 chổ. Còn muỗi cái hút máu ( bay khắp nơi)
Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào chất dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể sinh vật.
Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên trong quá trình sống , tỉ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện sống.
Học sinh quan sát và trả lời.
Dạng phát triển ( tỉ lệ sinh cao)
Dạng ổn định( sinh = tử )
Dạng suy giảm ( tử nhiều -> quần thể có thể bị diệt vong.
Màu xanh dương ( trước sinh sản)
Màu xanh lá cây ( sinh sản )
Màu vàng ( sau sinh sản)
A/Quần thể bị đánh bắt ít.
B/Quần thể bị đánh bắt ở mức độ vừa phải.
C/Quần thể bị đánh bắt quá mức
Học ssinh lắng nghe tiếp thu kiến thức
Phân bố theo nhóm: các cá thể hổ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
Phân bố đồng đều : làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. 
Phân bố ngẩu nhiên: sinh vật tận dụng được nguồn thức ăn tiềm tàng trong môi trường.
Các cá thể cạnh tranh nhau thức ăn, cá thể bé thiếu thức ăn-> chậm lớn -> chết. Con non mới nở ra dễ bị cá lớn ăn thịt -> có khi bố mẹ ăn thịt chúng
Dẫn đến quần thể điều chỉnh mật độ cá thể.
Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. 
Mật độ cá thể có ảnh hưỡng tới mức độ sữ dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.
I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH.
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong quần thể. 
Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưỡng của nhiều nhân tố như: Điều kiện sống của môi trường, mùa sinh sản, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật, điều kiện dinh dưỡng,..
II NHÓM TUỔI.
Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loại và điều kiện của môi trường sống .
 Nghiên cứu nhóm tuổi giúp cho chúng ta bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ.
Có ba kiểu phân bố cá thể trong quần thể :
Phân bố theo nhóm: các cá thể hổ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
Phân bố đồng đều : làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. 
Phân bố ngẩu nhiên: sinh vật tận dụng được nguồn thức ăn tiềm tàng trong môi trường.
IV MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ.
Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. 
Mật độ cá thể có ảnh hưỡng tới mức độ sữ dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.
CỦNG CỐ :
Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưỡng tới các đặc điểm sinh thái khác nhau của quần thể như thế nào?
Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Hình thức phân bố cá thể đồng điều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
Các cá thể hổ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.
Sự giảm cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.
Đáp án:
 Câu 1: Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể có ảnh hưỡng tới mức độ sữ dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể từ đó ảnh hưỡng đến số lượng cá thể trong quần thể ( kích thước quần thể).
Câu 2: C
E. DẶN DÒ:
	Về nhà làm bài tập 1.2.3 SGK trang 165.
	Xem trước phần còn lại của bài và trả lời câu hỏi:
Thế nào là kích thước của quần thể? Kích thước tối đa, kích thước tối thiểu.
Dân số trên thế giới tăng trưởng với tốc độ như thế nào? Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt được mức độ tăng trưởng đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 37 tiet 44 CB Cac dac trung co ban cua quan the sinh vat.doc