A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
Sau khi học bài này học sinh cần:
- Giải thích được tại sao quần thể lại là đơn vị tiến hóa mà không phải là loài hay cá thể.
- Giải thích được quan niệm về tiến hóa và các nhân tố tiến hóa của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
- Giải thích được các nhân tố tiến hóa như đột biến, di-nhập gen, các yếu tố ngẩu nhiên, giao phối không ngẩu nhiên làm ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.
2.Phương tiện dạy học:
- Sách giáo khoa.
TUẦN:14 -15 TIẾT:28-29 NS:5/11 ND:20/11:26/11 BÀI : 26 wwwww v wwwww A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Sau khi học bài này học sinh cần: Giải thích được tại sao quần thể lại là đơn vị tiến hóa mà không phải là loài hay cá thể. Giải thích được quan niệm về tiến hóa và các nhân tố tiến hóa của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại. Giải thích được các nhân tố tiến hóa như đột biến, di-nhập gen, các yếu tố ngẩu nhiên, giao phối không ngẩu nhiên làm ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng. 2.Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết nội dung của thuyết tiến hóa lamac và thuyết tiến hóa Đacuyn. Nên sự tồn tại của 2 thuyết tiến hóa này. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Giáo viên : cho học nghiên cứu mục I Quần thể-> loài-> chi -> họ -> bộ -> lớp -> nghành-> giới. Thực nghiệm đã chứng minh có tiến hóa nhỏ như thế nào? Những bằng chứng, chứng tỏ có tiến hóa lớn? Tiến hóa lớn không phải là hệ quả của tiến hóa nhỏ? Em hãy cho biết tần số tương đối các alen bị thay đổi bởi những điều kiện gì? Hậu quả của đột biến là gì? Tại sao phần lớn đột biến phần lớn có hại? Vì sao đột biến gen trở thành nguyên liệu cho quá trình tiến hóa? Vì sao đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST? Thế nào là di nhập gen? Nguyên nhân của hiện tượng di nhập gen? Hiện tượng di nhập gen ảnh hưỡng như thế nào đến vốn gen và tần số alen của quần thể? là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chon lọc các đột biến có lợi, sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc, kết quả là sự hình thành loài mới. Phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp ngành. Quá trình này diễn ra trên qui mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài. Cả hai đều theo 1 cơ chế chung. Hiện nay người ta nghiên cứu làm sáng tỏ những nét riêng của tiến hóa lớn và THN Có xảy ra đột biến và chọn lọc Gây chết, giảm sức sống,.. Đột biến phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa các kiểu gen trong quần thể – môi trường Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu vì so với đột biến NST thì chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưỡng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể. vậy giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú nhóm gen của quần thể hoặc mang đến các loại alen đã có trong quần thể thì chúng sẽ làm thay đổi tần số alen cảu quần thể. I. QUAN NIỆM THUYẾT TIẾN HÓA VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA. 1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. Tiến hóa nhỏ( tiến hóa vi mô) là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chon lọc các đột biến có lợi, sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc, kết quả là sự hình thành loài mới. Tiến hóa lớn ( tiến hóa vĩ mô) là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp ngành. Quá trình này diễn ra trên qui mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài. 2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể. Mọi biến dị trong quần thể đều được phát sinh do đột biến sau đó nhờ quá trình giao phối tổ hợp các alen tạo nên biến dị tổ hợp. II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA. 1. Đột biến gen Đột biến tự nhiên có thể được xem là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu vì so với đột biến NST thì chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưỡng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể. 2. Di- Nhập gen. Các quần thể thường không cách li hoàn toàn với nhau và do vậy giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể. Hiện tượng này được gọi là di-nhập gen hay dòng gen Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú nhóm gen của quần thể hoặc mang đến các loại alen đã có trong quần thể thì chúng sẽ làm thay đổi tần số alen cảu quần thể. Tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể bị thay đổi nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể. 4.Củng cố: Trắc Nghiệm: ( Em hãy chọn câu đúng nhất) 1. Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố của quá trình tiến hóa? A. Chọn lọc tự nhiên B. Chọn lọc nhân tạo. C. Quá trình đột biến D.Quá trình giao phối. Đáp án: 1C 5. Dặn dò: Về nhà học bài làm bàøi tập : 2,3 Sách giáo khoa trang 117. Xem trước phần còn lại của bài 27 Học thuyết tiến hóa hiện đại. Mặt chủ yếu của thuyết tiến hóa hiện đại là gi? Tiết 2 Kiểm tra bài củ: - Em hãy cho biết tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn khác nhau điểm nào? - Em hãy trình bày nhân tố tiến hóa ( Đột biến gen- Di nhập gen).? Bài mới : Tiết 1 chúng ta đã nghiên cứu về các nhân tố tiến hóa. Hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài còn lại. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hãy phát biểu CLTN theo quan điểm đacuyn. CLTN theo quan điểm hiện đại. Vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên đối với quá trình tiến hóa. Vì sao CLTN là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất? Hãy nêu các yếu tố ngẩu nhiên làm thay đổi tần số kiểu gen và tần số alen của quần thể. Sự thay đổi ngẩu nhiên tần số kiểu gen và tần số alen thường xảy ra đối với quần thể như thế nào? Tại sao khi khích thước của quần thể bị giảm mạnh thì tần số alen lại giảm nhanh chóng ? Giao phối không ngẩu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào? Chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền. Chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hóa. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các quần thể có nhóm gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi. Quần thể là đối tượng chọn lọc. kích thước quần thể giảm ( do thiên tai hay bất kì yếu tố ngẩu nhiên nào). làm thay đổi tần số alen của quần thể. . .. Học sinh nghiên cứu trả lời. 3. Quá trình chọn lọc tự nhiên. Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể ( kết đôi giao phối, khả năng đẻ con, độ mắn đẻ). Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các quần thể có nhóm gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi. Quần thể là đối tượng chọn lọc. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. 4. Các yếu tố ngẩu nhiên. Các yếu tố ngẩu nhiên cũng là một nhân tố tiến hóa vì chúng có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể. Tần số alen của quần thể bị thay đổi do kích thước quần thể giảm ( do thiên tai hay bất kì yếu tố ngẩu nhiên nào). Được gọi tắc là hiệu ứng thắt cổ chai quần thể. 5. Quá trình giao phối không ngẩu nhiên. Giao phối không ngẩu nhiên (gồm các kiểu như : tự thụ phấn giao, phối gần , giao phối có lựa chọn) không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng làm gia tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm kiểu gen di hợp tử. 4.Củng cố: Trắc Nghiệm: ( Em hãy chọn câu đúng nhất) 1. Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố của quá trình tiến hóa? A. Chọn lọc tự nhiên B. Chọn lọc nhân tạo. C. Quá trình đột biến D.Quá trình giao phối. 2.Vai trò cơ bản của đột biến trong quá trình tiến hóa? A. Là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa B.Là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. C. Là nhân tố cơ bản của quá trình tiến hóa D. Là nhân tố quy định chiều hướng của tiến hóa. 3. Đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì: A. Phổ biến hơn đột biến NST, ít ảnh hưỡng nghiêm trọng đến sức sống và sức sinh sản của sinh vật. B.Ít phổ biến hơn đột biến NST, không ảnh hưỡng nghiêm trọng đến sức sống và sức sinh sản của sinh vật. C. Phổ biến hơn đột biến NST, ảnh hưỡng nghiêm trọng đến sức sống và sức sinh sản của sinh vật. D. Giá trị của đột biến gen không thay đổi. Đáp án: 1C 2A 3A. 5. Dặn dò: Về nhà học bài làm bàøi tập : 2,3,4,5 Sách giáo khoa trang 117. Xem trước bài 27 Quá trình hình thành quần thể thích nghi. Trả lời các câu hỏi sau: Thích nghi kiểu gen là gì? Thích nghi kiểu hình là gì? Quá trình hình thành quần thể thích nghi?
Tài liệu đính kèm: