Chương III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Bài 16. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm và đặc trưng của quần thể về mặt di truyền.
- Nêu được khái niệm và cách tính tần số tương đối của các alen và kểu gen.
- Nêu được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện năng lực tư duy về lý thuyết và kỉ năng giải bài tập về cách tính tần số tương đối của các alen và kiểu gen.
3. Thái độ
Thấy được sự đa dạng thành phần kiểu gen và kiểu hình trong quần thể
Tiết 17. Ngày soạn: 29/10/2008 Chương III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ Bài 16. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm và đặc trưng của quần thể về mặt di truyền. - Nêu được khái niệm và cách tính tần số tương đối của các alen và kểu gen. - Nêu được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần. 2. Kỹ năng - Rèn luyện năng lực tư duy về lý thuyết và kỉ năng giải bài tập về cách tính tần số tương đối của các alen và kiểu gen. 3. Thái độ Thấy được sự đa dạng thành phần kiểu gen và kiểu hình trong quần thể II. Phương tiện dạy học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Giới thiệu chương III 3. Bài mới Đặt vấn đề Hoạt động thầy và trò Nội dung HS nghiên cứu mục I SGK trả lời các câu hỏi sau: ? Quần thể là gì? HS: trả lời ? Vốn gen là gì? Đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể. ? Các xác định tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể? HS: trả lời dựa vào ví dụ SGK. HS nghiên cứu mục II.1 SGK và trả lời câu hỏi lệnh. ? Em rút ra kết luận gì? HS nghiên cứu mục II.2 SGK và cho biết - Giao phối gần là hiện tượng? - Hậu quả của giao phối gần? Trả lời câu hỏi lệnh. I. Các đặc trưng di truyền của quần thể - Khái niệm quần thể: Quần thể là một tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khoảng không gian xác định, tồn tại qua thời gian nhất định, có khả năng giao phối sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống (Quần thể giao phối). - Mỗi quần thể sinh vật có một vốn gen đặc trưng. Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. - Ví dụ: quần thể cây đậu Hà Lan + A quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn + a quy định hoa trắng Trong quần thể có 1000 cây gồm: 500 cây có kiểu gen AA, 200 cây có kiểu gen Aa và 300 cây có kiểu gen aa. Hãy xác định: tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể Kết luận: - Tần số alen là tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. Hay tỷ lệ phần trăm của số giao tử mang alen đó trong quần thể. - Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần 1. Quần thể tự thụ phấn - Ví dụ - Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử. - Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là: Tần số KG Aa = Tần sốKG AA= Tần sốKG aa = 2. Quần thể giao phối gần - Sẽ dẫn đến làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử (đồng hợp tử lặn gây hại) và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử. IV. Củng cố - Quần thể là gì? thế nào là tần số của các alen? tần số kiểu gen là gì? - Nêu công thức tổng quát xác định tần số alen cho thế hệ n của quần thể tự phối? V. Hướng dẫn về nhà Học bài và chuẩn bị bài 17.
Tài liệu đính kèm: