Giáo án Sinh bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

Giáo án Sinh bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

Sau khi học bài này học sinh cần:

- Nêu được các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính. ( X và Y)

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của các gen nằm trên NST thường với gen nằm trên NST giới tính.

- Nêu được một số ứng dụng của sự di truyền liên kết với giới tính.

- Nêu được đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân và cách thức nhận biết một gen nằm ở ngoài nhân hay trong nhân.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

 Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.

2.Phương tiện dạy học:

- Tranh hình 12.1 hình 12.2 sách giáo khoa.

- Tranh sơ đồ lai thuận lai nghịch.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1706Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 6 TIẾT: 12
NS: ND:
BÀI : 12
žžžžžwwwwwœ v wwwwwžžžžžž
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức: 
Sau khi học bài này học sinh cần:
Nêu được các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính. ( X và Y)
Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của các gen nằm trên NST thường với gen nằm trên NST giới tính.
Nêu được một số ứng dụng của sự di truyền liên kết với giới tính.
Nêu được đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân và cách thức nhận biết một gen nằm ở ngoài nhân hay trong nhân.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
	Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.
2.Phương tiện dạy học:
Tranh hình 12.1 hình 12.2 sách giáo khoa.
Tranh sơ đồ lai thuận lai nghịch.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Cơ sở của hiện tượng hoán vị gen? tần số hoán vị gen phụ thuộc và điều gì?
Điều kiện đối với các gen để có thể xảy ra hiện tượng liên kết gen hay hoán vị gen.
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Em hãy cho biết cặp NST giới tính ở người và nhận xét.
Đặc điểm của các gen nằm trên vùng tương đồng hoặc trên vùng không tương đồng. ( trạng thái tồn tại của các alen, sự biểu hiện thành kiểu hình. Của các gen tại các vùng đó?
Em hãy đọc mục I.b và thảo luận => kết luận một số kiểu cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST.( 2 phút)
Giáo viên lắng nghe
kết luận.
Khi làm bài tập các em phải xác định đối tượng nguyên cứu và xác định đúng cặp NST giới tính.
Em hãy đọc mục I/2/a thảo luận kết quả phép lai thuận nghịch của Moocgan.
Kết quả F1, F2?
Kết quả đó có khác gì so với kết quả của phép lai thuận nghịch của Menđen?
Điều khác nhau đó được moocgan giải thích như thế nào?
Hãy nhận xét về đặc điểm di truyền của gen trên NST X? chú ý sự di truyền tính trạng màu mắt. Trong lai thuận.
Em hãy đọc mục I/2/b và nêu đặc điểm di truyền của gen trên Y?
Nếu đã biết gen trên NST giới tính, có thể phát hiện gen trên X nếu không thấy có hiện tượng di truyền thẳng của tính trạng đang xét ( nghĩa là gen không nằm trên Y)
Em hãy cho biết ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính trong đời sống và sản xuất chăn nuôi, trồng trọt.
Em hãy đọc mục II và cho biết đặc điểm biểu hiện kiểu hình của F1 so với kiểu hình của bố, mẹ trong hai phép lai thuận và nghịch?
Kết quả thí nghiệm này có gì khác với phép lai thuận nghịch? Phương pháp phát hiện hiện tượng DTLK với giới tính, hiện tượng phân li độc lập của menđen.?
kết luận phương pháp xác định cho mỗi trường hợp.
 Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ được giải thích như thế nào?
Là loại NST có chứa gen qui định NST giới tính ( có thể chứa các gen khác nhau)
Cặp NST giới tính XX gồm hai chiếc tương đồng, cặp XY có vùng tương đồngchứa các locut gen giống nhau , vùng không tương đồng. ( chứa các gen đặc trưng cho từng NST )
Học sinh thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm 5 trình bày 
Các nhóm còn lại nhận xét
( thực vật: gai, chua me) cái XX, đực XY.
Kết quả của hai phép lai hoàn toàn khác nhau.
Kết quả của phép lai menđen hoàn toàn giống nhau.
Gen qui định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên Y vì vậy cá thể đực (XY) chỉ cần 1 gen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra kiểu hình.
Đặc điểm của gen nằm trên NST X làdi truyền chéo.
Học sinh lắng nghe.
Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt.
Nhận dạng được đực cái từ nhỏ để phân loại tiện cho việc chăn nuôi.
Quan sát nhận thấy con lai F1 hoàn toàn giống mẹ. (Trong phép lai thuận và lai nghịch.)
di truyền liên kết với giới tính: kết quả 2 phép lai thuận nghịch khác nhau.
di truyền qua tế bào chất kết quả 2 phép lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ.
phân li độc lập: Kết quả hai phép lai thuận nghịch là giống nhau
Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hâu như không truyền TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong tế bào chất( trong ty thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua tế bào chất của trứng.
I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH.
1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST.
a. NST giới tính:
Là loại NST có chứa gen qui định NST giới tính ( có thể chứa các gen khác nhau)
Cặp NST giới tính XX gồm hai chiếc tương đồng, cặp XY có vùng tương đồng có vùng không tương đồng.
b. Một số cơ chế TB học xác định giới tính bằng NST.
Kiểu XX,XY
Con cái XX con đực XY: ĐV có vú, ruồi giấm, con người,..
 Con cái XY con đực XX: chim bướm, cá, ếch, nháy,..
Kiểu XX,XO
Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp, bọ xít.
Con cái XO, con đực XX bọ nhậy,..
2. Di truyền liên kết với giới tính.
a. Gen trên NST X
Thí nghiệm:SGK
Nhận xét: 
Kết quả của hai phép lai thuận nghịch của moocgan là khác nhau vàkhác kết quả phép lai thuận nghịch của Menđen (KQ giống nhau).
Giải thích:
Gen qui định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên Y vì vậy cá thể đực (XY) chỉ cần 1 gen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra kiểu hình.
Đặc điểm của gen nằm trên NST X làdi truyền chéo.
b.Gen trên NST Y
người có túm lông tai sẽ truyền cho tất cả các con trai mà con gái thì không bị tật này.
Gen trên Y di truyền thẳng cho những cá thể con mang cặp giới tính XY.
c. Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.
Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt.
Nhận dạng được đực cái từ nhỏ để phân loại tiện cho việc chăn nuôi.
Phát hiện được bệnh rối loạn trong cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính.
II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN.
1 Hiện tượng
Thí nghiệm của Coren 1909 với hai phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn.
F1: luôn có kiểu hình giống mẹ
Phương pháp phát hiện tính trạng di truyền liên kết với giới tính: kết quả 2 phép lai thuận nghịch khác nhau.
Phương pháp phát hiện hiện tượng di truyền qua tế bào chất kết quả 2 phép lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ.
Phương pháp phát hiện hiện tượng phân li độc lập: Kết quả hai phép lai thuận nghịch là giống nhau.
2.Nguyên nhân.
Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hâu như không truyền TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong tế bào chất( trong ty thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua tế bào chất của trứng.
4 Củng cố:
Em hãy chọn câu đúng hoặc đúng nhất.
1.Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới( ở loài có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX-XY) thì kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng.
A.Gen qui định nằm trên NST giới tính X	B.Gen qui định tính trạng nằm trong ti thể.
C.Gen qui định tính trạng nằm trên NST Y	D. Không có kết luận nào nêu trên là đúng.
2. Hiện tượng di truyền ngoài nhân trong phép lai thuận nghịch con lai F1 giống?
A. Bố và mẹ	B.Mẹ
C.Bố	D. không có trường hợp nào là đúng.
5.Dặn dò:
Về nhà học bài làm bài tập:1,2,3,4.SGK. Xem trước bài 13 ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen. Thế nào là mức phản ứng 1 kiểu gen?
Duyệt của Ban Giám Hiệu 	Duyệt của tổ trưởng.
Ngày.......tháng......năm 2008 	Ngày.......tháng......năm 2008
P. Hiệu trưởng	Tổ trưởng 
NGUYỄN VĂN PHIÊN	NGUYỄN VĂN MỸ	`	

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 12.doc