Giáo án Sinh 12 tiết 46+ 47: Các chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái

Giáo án Sinh 12 tiết 46+ 47: Các chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái

Tiết 47: CÁC CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA TRONG HỆ SINH THÁI

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài học sinh cần phải:

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn và các bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa.

- Nêu được nguyên tắc thiết lập các bậc dinh dưỡng. Lấy ví dụ minh họa.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

3. Thái độ

- Nâng cao ý thức bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

II. Thiết bị dạy học

- Hình 43.1 – 3 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.

- Máy tính, máy chiếu và phiếu học tập.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 tiết 46+ 47: Các chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Ngày giảng:..
Tiết 47: CÁC CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA TRONG HỆ SINH THÁI 
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn và các bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa.
- Nêu được nguyên tắc thiết lập các bậc dinh dưỡng. Lấy ví dụ minh họa.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 43.1 – 3 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.
- Máy tính, máy chiếu và phiếu học tập.
III. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh
- Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?
- Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo có gì giống và khác nhau?
3. Bài mới: 
MB: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái được thực hiện trong phạm vi quần xã sinh vật và giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HS: Mục I.1, VD a-b SGK
- VD về 2 chuỗi thức ăn ở địa phương?
- Đặc điểm của mỗi loài trong chuỗi thức ăn?
- Quan hệ của các loài sinh vật trong chuỗi thức ăn?
® Chuỗi thức ăn là gì?
GV: Hướng dẫn HS cách lập sơ đồ chuỗi TĂ
- Có mấy loại chuỗi thức ăn? VD minh họa?
- Thành phần loài trong mỗi loại chuỗi thức ăn?
- Tại sao chuỗi TĂ không quá dài?
HS: Mục I.2, hình 43.1 SGK
® Thảo luận
- Viết các chuỗi thức ăn có trong quần xã?
- Xác định các loài sinh vật có trong nhiều chuỗi TĂ? 
® Kết luận về vị trí của loài sinh vật trong QXSV?
- Thế nào là lưới thức ăn?
® Lập lưới TĂ của 1 ao cá?
HS: Mục I.3, hình 43.1-2 SGK
- Thế nào là bậc dinh dưỡng?
- Phân biệt các bậc dinh dưỡng trong lưới TĂ? 
- Xác định tên sinh vật thuộc các bậc dinh dưỡng trong hình 43.1 SGK? 
- VD về tên các sinh vật trong mỗi bậc dinh dưỡng ở 1 QXSV địa phương?
- Ghi chú tên các bậc dinh dưỡng thay cho các chữ cái a, b, c  trong hình 43.2 SGK?
HS: Mục II, hình 43.3 SGK
® Thảo luận
- So sánh độ lớn của các bậc dinh dưỡng? 
- Tại sao độ lớn các bậc dinh dưỡng lại không bằng nhau?
- Nguyên tắc và ý nghĩa của việc xây dựng các tháp sinh thái?
- Có mấy loại tháp sinh thái? Phân biệt các loại tháp sinh thái?
I. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật
1. Chuỗi thức ăn
- VD:
+ Lúa ® Sâu ăn lá ® Nhái ® Rắn ® Diều hâu
+ Chất mùn bã ® Giun đất ® Gà ® Cáo
® Chuỗi thức ăn: nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng, mỗi loài là một mắt xích sử dụng mắt xích phía trước làm thức ăn và là thức ăn của mắt xích phía sau.
- Các loại chuỗi thức ăn 
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng SVSX: Sinh vật tự dưỡng ® động vật ăn sinh vật tự dưỡng ® động vật ăn động vật.
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải: Sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ ® ĐV ăn sinh vật phân giải ® ĐV ăn động vật.
2. Lưới thức ăn
- Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
- QXSV càng đa dạng về thành phần loài ® lưới thức ăn càng phức tạp.
3. Bậc dinh dưỡng
- Bậc dinh dưỡng: Tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng trong lưới TĂ.
- Trong lưới thức ăn có nhiều bậc dinh dưỡng:
Cấp 1 (SVSX) ® cấp 2 (SV tiêu thụ bậc 1) ® cấp 3 (SV tiêu thụ bậc 2) ® ... ® cấp n. 
II. Tháp sinh thái
- Độ lớn các bậc dinh dưỡng không bằng nhau. Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số cá thể, sinh khối hoặc năng lượng.
- Tháp sinh thái: Nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau (mỗi hình là 1 bậc dinh dưỡng), các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, chiều rộng khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.
- Có ba loại tháp sinh thái: Tháp số lượng, sinh khối và năng lượng (SGK).
 4. Củng cố
- Kể tên các loài sinh vật trên đồng ruộng? Thiết lập chuỗi, lưới thức ăn từ VD? 
- Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 QX tự nhiên và 1 QX nhân tạo?
5. Dặn dò
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Tìm hiểu, chuẩn bị nội dung bài “Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển”.
Ý kiến của tổ trưởng
Ngày soạn:..........................
Ngày giảng:.........................
Tiết 46: HỆ SINH THÁI
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm hệ sinh thế, lấy được ví dụ minh họa và chỉ ra các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái đó.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
2. Thái độ
- Nâng cao ý thức bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 42.1 - 3 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.
- Máy tính, máy chiếu và phiếu học tập.
III. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh
- Mô tả diễn thế của 1 quần xã sinh vật xảy ra ở địa phương hoặc nơi khác mà em biết?
- Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thẻ coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình được không? Tại sao?
3. Bài mới
Hoạt động thầy và trò
	Kiến thức cơ bản
HS: Mục I, hình 42.1 SGK
® Thảo luận
- Nêu các thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái?
- Sinh cảnh, quần xã sinh vật gồm những thành phần nào? Mối quan hệ giữa chúng? 
® Khái niệm hệ sinh thái? VD 1 hệ sinh thái ở địa phương?
- Hệ sinh thái thường có những đặc điểm gì? - Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của tổ chức sống ?
HS: Mục II, hình 42.1 SGK
® Thảo luận
- Các thành phần vô sinh và hữu sinh của hệ sinh thái?
® Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái? 
- Dựa vào yếu tố nào để phân ra các nhóm sinh vật? Mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật?
HS: Mục III, hình 42.2-3 SGK
® Thảo luận
- Trên Trái Đất có những kiểu hệ sinh thái nào?
- VD về các hệ sinh thái tự nhiên? Con người đã làm gì để bảo vệ, khai thác hợp lí các hệ sinh thái tự nhiên?
- VD về hệ sinh thái nhân tạo? Nêu các thành phần của hệ sinh thái và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
I. Khái niệm hệ sinh thái
- Hệ sinh thái: Quần xã sinh vật và sinh cảnh.
- Hệ sinh thái: Hệ thống sinh học hoàn chỉnh, tương đối ổn định nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
 - Trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh ® Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống.
II. Các thành phấn cấu trúc của hệ sinh thái
- Thành phần vô sinh (sinh cảnh): Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, xác sinh vật ...
- Thành phần hữu sinh (QXSV): Thực vật, động vật và vi sinh vật.
 + Sinh vật sản xuất: Sinh vật có khả năng sử dụng NLAS để tổng hợp nên chất hữu cơ (chủ yếu là thực vật, 1 số VSV quang hợp, số ít vi khuẩn hóa tổng hợp).
 + Sinh vật tiêu thụ: ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV.
 + Sinh vật phân giải (VK, nấm ...): Có khả năng phân giải xác chết và chất thải ® chất vô cơ.
III. Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất
1. Hệ sinh thái tự nhiên
- Hệ sinh thái trên cạn: Rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương bắc, đồng rêu đới lạnh...
- Hệ sinh thái dưới nước: 
+ Nước mặn: Rừng ngập mặn, rạn san hô ...
+ Nước ngọt: Nước chảy, nước tĩnh.
2. Hệ sinh thái nhân tạo
- Hệ sinh thái nhân tạo: Đồng ruộng, rừng trồng...
- Hệ sinh thái nhân tạo luôn được bổ sung nguồn vật chất - năng lượng và các biện pháp cải tạo. VD: Hệ sinh thái nông nghiệp thường được bón thêm phân, tưới nước, diệt cỏ dại ... 
4. Củng cố
- Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?
- Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo có gì giống và khác nhau?
5. Dặn dò
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Tìm hiểu sự trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.
Ý kiến của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt46+47.12.doc