Giáo án Sinh 12 tiết 44: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

Giáo án Sinh 12 tiết 44: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

Tiết 44 : QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm, lấy được ví dụ minh họa về quần xã sinh vật.

- Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy được ví dụ minh họa cho mỗi đặc trưng đó.

- Trình bày được quan hệ hỗ trợ, đối kháng giữa các loài trong quần xã, lấy được VD minh họa cho các mỗi quan hệ đó.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa dựa trên kiến thức thực tế địa phương.

3. Thái độ

- Nâng cao ý thức học tập bộ môn và ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.

II. Thiết bị dạy học

- Hình 40.1-4, bảng 40 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.

- Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 tiết 44: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết 44 : QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm, lấy được ví dụ minh họa về quần xã sinh vật.
- Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy được ví dụ minh họa cho mỗi đặc trưng đó.
- Trình bày được quan hệ hỗ trợ, đối kháng giữa các loài trong quần xã, lấy được VD minh họa cho các mỗi quan hệ đó. 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa dựa trên kiến thức thực tế địa phương.
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức học tập bộ môn và ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 40.1-4, bảng 40 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.
- Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.
III. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh
- Thế nào là sự biến động cá thể của quần thể? Nêu nguyên nhân, lấy VD minh họa cho mỗi kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể?
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu biến động số lượng cá thể của quần thể? Cho VD minh họa?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HS: Mục I, hình 40.1 SGK
® Thảo luận
- Trong vùng sống có những quần thể nào?
- Các quần thể có tồn tại riêng lẻ hay không?
- Lấy ví dụ cụ thể và phân tích để minh họa.
(+ Ví dụ trong 1 ao cá tự nhiên có quần thể cá mè, cá trắm, tôm, cua, rong, bèo,..
+ Rong tảo là thức ăn của cá tôm.
+ Cá mè cùng kiếm ăn ở tầng mặt nước có mật độ vừa phải.
+ Cá chép kiếm ăn ở tầng giữa tận dụng nguồn thức ăn.
+ Tất cá các quần thể trong ao đều chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường).
- GV dẫn dắt: Vùng sống trong hình 40.1 và ao cá với nhiều quần thể được gọi là quần xã.
- GV hỏi: Quần xã là gì?
- GV bổ sung: Tên gọi của quần xã có thể theo các cách khác nhau.
+ Gọi theo địa điểm phân bố: Quần xã biển, quần xã đồi,...
+ Gọi theo tên thành phần thực vật chiếm ưu thế: Quần xã rừng thông...
- Mở rộng: Dấu hiệu để phân biệt quần xã với quần thể sinh vật là gì?
HS: Mục II.1-2, hình 40.2 SGK và một số hình ảnh về QXSV rừng mưa nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, thủy vực 
® Thảo luận
- So sánh số lượng loài ở quần xã sa mạc với quần xã rừng nhiệt đới? 
(Rừng nhiệt đới có môi trường sống thuận lợi nên số lượng loài nhiều; ngược lại ở sa mạc môi trường sống bất lợi nên số lượng loài ít).
HS: Mục II.2, hình 40.2 SGK
® Thảo luận
- Nhận xét gì về sự phân bố của các loài cây trong H40.2?
- GV thông báo: Ngoài ra còn có phân bố theo chiều ngang. Em hãy lấy ví dụ về sự phân bố này? 
- Trong không gian của quần xã các cá thể phân bố như thế nào?
- GV hỏi: Nguyên nhân và ý nghĩa của sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã?
* Liên hệ: Trong sản xuất con người đã vận dụng các đặc trưng của quần xã như thế nào và mang lại lợi nhuận như thế nào?
(+ Khi nuôi cá người dân thường thả nhiều loài cá khác nhau trong cùng 1 ao.
+ Xây dựng được các vùng sản xuất đặc trưng với những cây trồng và con giống có giá trị như: bưởi Đoan Hùng, vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên,...)
- GV thông báo: Trong quần xã, giữa các loài có mối quan hệ sinh thái, khống chế sinh học.
HS: Mục III.1-2, hình 40.3-4 SGK
® Thảo luận, hoàn thành bảng 40 SGK
- GV nêu vấn đề: 
+ Trong tự nhiên có hiện tượng loài này khống chế loài khác hay không? Cho ví dụ? (Mèo khống chế chuột)
+ Thế nào là khống chế sinh học?
* Liên hệ: Trong sản xuất con người đã vận dụng khống chế sinh học như thế nào? Ý nghĩa của khống chế sinh học trong tự nhiên và trong sản xuất?
I. Khái niệm
- VD: Ao cá, rừng cây ...
- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định.
- Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất ® QX có cấu trúc tương đối ổn định.
- Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
Thành phần loài trong quần xã bao gồm:
- Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: Là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của QXSV.
- Loài ưu thế và loài đặc trưng:
+ Loài ưu thế: Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh.
+ Loài đặc trưng: Loài ưu thế tiêu biểu nhất hoặc loài chỉ có ở một quần xã nào đó.
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian
- Phân bố theo chiều thẳng đứng: Các cá thể phân bố thành từng tầng: từ cao xuống thấp.
VD: Các tầng cây trong rừng.
- Phân bố theo chiều ngang: Các cá thể phân bố ở vùng ven bờ, ngập nước, ngoài khơi.
- Nguyên nhân: Nhân tố sinh thái phân bố không đồng đều
 - Ý nghĩa: 
+ Tăng khả năng sử dụng nguồn sống, giảm nhẹ cạnh tranh
+ Con người chủ động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng
III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật
1. Các mối quan hệ sinh thái
- Quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh, hợp tác, hội sinh.
- Quan hệ cạnh tranh: Cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
2. Hiện tượng khống chế sinh học
- Khống chế sinh học: Hiện tượng số lượng cá thể của 1 loài bị khống chế ở mức độ nhất định, không tăng hoặc giảm do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
- Ý nghĩa: Sử dụng thiên địch phòng trừ các sinh vật gây hại trong sản xuất và đời sống.
4. Củng cố
- Muốn cho một ao nuôi được nhiều loài cá và đạt năng suất cao, chúng ta cần chọn nuôi các loài cá như thế nào? 
- Phân biệt loài ưu thế, loài đặc trưng? Ví dụ minh họa?
- Sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo không gian có ý nghĩa gì?
5. Dặn dò
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị nội dung bài 41 “Diễn thế sinh thái”. Xác định nguyên nhân và tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế. 
Ý kiến của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt44.12.doc