Tiết 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nắm được các đặc trưng di truyền của quần thể.
- Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối cận huyết.
- Biết cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất, chăn nuôi.
3. Thái độ
- Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất trồng trọt, chăn nuôi.
II. Thiết bị dạy học
- Một số hình ảnh về các quần thể sưu tầm từ Internet.
- Bảng 16 - SGK: Sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ.
- Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.
Ngày soạn:14/10/2009 Ngày giảng: 26/10/2009 Tiết 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm được các đặc trưng di truyền của quần thể. - Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối cận huyết. - Biết cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể. 2. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất, chăn nuôi. 3. Thái độ - Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. II. Thiết bị dạy học - Một số hình ảnh về các quần thể sưu tầm từ Internet. - Bảng 16 - SGK: Sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập. III. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của thầy trò Kiến thức cơ bản HS: Mục I SGK, quan sát hình ảnh một số quần thể, nhóm cá thể. ® Thảo luận. - Quần thể là gì? Phân biệt quần thể với tập hợp sinh vật cùng loài? Ví dụ minh họa? - Đặc trưng cơ bản của quần thể? - Vốn gen là gì? Cách xác định vốn gen của quần thể? - Tần số alen, tần số kiểu gen là gì? VD: Quần thể đậu Hà Lan, gen quy định màu sắc hoa có 2 loại alen: A - đỏ, a - trắng. - Cây hoa đỏ AA chứa 2 alen A. - Cây hoa đỏ Aa chứa 1 alen A và 1 alen a. - Cây hoa trắng aa chứa 2 alen a. Giả sử quần thể đậu có 1000 cây với 500 cây AA, 200 cây Aa và 300 cây aa. ® Tính tần số alen A, a? HS: Dựa vào khái niệm tính tần số kiểu gen của quần thể? ® Tính tần số kiểu gen AA, Aa và aa? HS: Quan sát hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở ngô. ® Thảo luận, xác định tỉ lệ thể đồng hợp, dị hợp qua các thế hệ? P Aa x Aa F1 50% đồng hợp (AA, aa) : 50% dị hợp (Aa) F2 75% đồng hợp (AA, aa) : 25% dị hợp (Aa) F3 87,5% đồng hợp : 12,5% dị hợp. Fn - Tỉ lệ dị hợp: ( ½)n - Tỉ lệ đồng hợp: 1 – ( ½)n HS: Bảng 16 SGK ® Thảo luận, điền tiếp số liệu thế hệ thứ n vào bảng. ® Sự biến đổi tần số kiểu gen qua các thế hệ tự thụ phấn như thế nào? - Giao phối gần là gì? Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần thay đổi như thế nào? I. Các đặc trưng di truyền của quần thể 1. Định nghĩa quần thể Quần thể là 1 tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng 1 khoảng không gian nhất định, ở vào 1 thời điểm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống. 2. Đặc trưng di truyền của quần thể - Vốn gen: Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. - Tần số alen: Tỉ lệ giữa số lượng alen đó/tổng số các loại alen của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. + Tổng số alen A và a là: 1000 x 2 = 2000. + Số alen A là: (500 x 2) + 200 = 1200. ® Tần số alen A trong QT là: 1200 / 2000 = 0.6. + Số alen a là: (300 x 2) + 200 = 800. ® Tần số alen a trong QT là: 800 / 2000 = 0.4. - Tần số kiểu gen của quần thể: Tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó/tổng số cá thể trong quần thể. II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần. 1. Quần thể tự thụ phấn - CTTQ cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là: + Tần số kiểu gen AA = ()/2 + Tần số kiểu gen Aa = + Tần số kiểu gen aa = ()/2 - Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ: Tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần, tần số kiểu gen dị hợp giảm dần. 2. Quần thể giao phối gần - Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì được gọi là giao phối gần. - Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử. 4. Củng cố - Tại sao luật hôn nhân và gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần (trong vòng 3 đời) kết hôn với nhau? - Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn để: A. Củng cố các đặc tính quý. B. Tạo dòng thuần. C. Kiểm tra và đánh giá kiểu gen của từng dòng thuần. D. A, B và C đúng. 5. Dặn dò - Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. - Tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối. Ý kiến của tổ trưởng
Tài liệu đính kèm: