Ngày giảng: 04/03/2010
Tiết 41: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I. Mục tiêu: Học bài này học sinh cần
1. Kiến thức
- Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy ví vụ minh họa.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh khái quát tổng hợp, làm việc độc lập với SGK.
3. Thái độ
- Từ các đặc trưng cơ bản của quần thể học sinh áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống
II. Thiết bị dạy học
- Hình 37.1-3, bảng 37.1-2 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.
- Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.
III. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm.
Ngày soạn: 26/02/2010 Ngày giảng: 04/03/2010 Tiết 41: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT I. Mục tiêu: Học bài này học sinh cần 1. Kiến thức - Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy ví vụ minh họa. 2. Kỹ năng - Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh khái quát tổng hợp, làm việc độc lập với SGK. 3. Thái độ - Từ các đặc trưng cơ bản của quần thể học sinh áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống II. Thiết bị dạy học - Hình 37.1-3, bảng 37.1-2 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập. III. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh - Quần thể là gì? Nêu các mối quan hệ trong quần thể và ý nghĩa của nó? - Nêu các VD về quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể? Tại sao sự cạnh tranh và hỗ trợ trong quần thể là đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp quần thể tồn tại và phát triển ổn định? 3. Bài mới: Mỗi quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản riêng, là những dấu hiệu phân biệt quần thể này với quần thể khác. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS: Mục I SGK ® Thảo luận, hoàn thành bảng 37.1 SGK - Tỉ lệ giới tính là gì? Tỉ lệ giới tính cho ta biết được điều gì ? - Tỉ lệ giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? - Tỉ lệ giới tính thay đổi như thế nào? VD minh họa? - Nghiên cứu tỉ lệ giới tính có ý nghĩa gì trong thực tế sản xuất và đời sống? (+ Điều chỉnh tỉ lệ đực và cái trong đàn để đạt được hiệu quả kinh tế cao. + Khai thác bớt con đực để duy trì sự phát triển của đàn). HS: Mục II, hình 37.1-2 SGK ® Thảo luận - Cho biết tên 3 dạng tháp tuổi A, B, C. - Chỉ ra các nhóm tuổi trong mỗi tháp tuổi. - Nêu ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó. (Bổ sung số lượng cá thể cho quần thể). - Tại sao nói cấu trúc tuổi của quần thể luôn thay đổi? (Nguồn sống luôn thay đổi làm tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể). GV: Bổ sung A. Quần thể trẻ - đáy rộng, đỉnh nhọn, nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ cao. B. quần thể trưởng thành - đáy hẹp vừa phải, nhóm tuổi trước sinh sản cân bằng nhóm tuổi sinh sản. C. Quần thể già - đáy hẹp, nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ thấp. - GV bổ sung kiến thức: Trong sinh giới không phải tất cả các loài đều có nhóm tuổi như nhau, ví dụ: Cá hồi, cá chình không có nhóm sau sinh sản vì khi đẻ trứng xong chúng kiệt sức và chết ngay. * Liên hệ: GV nêu yêu cầu: - Quan sát H37.2 – trang 163. - Hoàn thành bài tập mục V. - Những hiểu biết về nhóm tuổi có ý nghĩa như thế nào? (+ Trong nuôi trồng: Xác định đúng độ tuổi để khai thác và bổ sung cá thể, nhằm duy trì trạng thái ổn định của quần thể. + Trong thiên nhiên: Cần có biện pháp khai thác, bảo vệ tránh suy kiệt loài đặc biệt là loài quý hiếm). HS: Mục III, hình 37.3 SGK ® Thảo luận, hoàn thành bảng 37.2 SGK - Sự phân bố cá thể trong quần thể phụ thuộc những yếu tố nào? - Ý nghĩa của sự phân bố? * Liên hệ: Trong sản xuất con người ứng dụng sự phân bố cá thể như thế nào? HS: Mục IV SGK - Mật độ quần thể là gì? VD minh họa? - Tại sao mật độ cá thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể? VD? - Điều gì xảy ra với quần thể cá quả nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng cao? * Liên hệ: Trong sản xuất con người ứng dụng mật độ cá thể như thế nào? I . Tỉ lệ giới tính * Khái niệm: - Tỉ lệ giới tính: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong quần thể. - Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. * Nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính của quần thể: - Tỉ lệ tử vong không đồng đều của cá thể đực và cái. - Điều kiện môi trường sống. - Đặc điểm sinh sản của loài. - Đặc điểm sinh lí và tập tính của loài. - Điều kiện dinh dưỡng của cá thể II. Nhóm tuổi * Khái niệm: - Các cá thể trong quần thể có nhiều độ tuổi khác nhau tạo thành nhóm tuổi, chúng quan hệ với nhau mật thiết về mặt sinh học tạo nên cấu trúc tuổi của quần thể. * Các nhóm tuổi trong quần thể - Nhóm tuổi trước sinh sản: Là những cá thể chưa có khả năng sinh sản, là lực lượng bổ sung cho nhóm đang sinh sản của quần thể. - Nhóm đang sinh sản là lực lượng tái sản xuất của quần thể. - Nhóm sau sinh sản gồm những cá thể không có khả năng sinh sản nữa. * Tháp tuổi: Là sự xếp chồng số lượng của các nhóm tuổi theo các thế hệ từ non đến già. - Tháp dạng phát triển. - Tháp dạng ổn định - Tháp dạng suy giảm. III. Sự phân bố cá thể của quần thể - Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng đến khả năng khai thác nguồn sống trong khi vực phân bố. - Các kiểu phân bố cá thể: Theo nhóm, đồng đều, ngẫu nhiên. * Liên hệ: - Phân bố đồng đều thức ăn. - Chú ý mật độ thả cá thể trong ao, trong vườn. - Khai thác có kế hoạch IV. Mật độ cá thể của quần thể - Mật độ: Số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích. - Mật độ cá thể của quần thể: Đặc trưng cơ bản quan trọng của quần thể vì ảnh hưởng lớn tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong ... - Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, điều kiện môi trường sống. * Liên hệ: - Trong sản xuất phải tuân theo quy định về mật độ cá thể của từng loài. - Tận dụng nguồn sống, giảm cạnh tranh, tiện chăm sóc, tăng hiệu quả kinh tế. 4. Củng cố - Trong các đặc trưng cơ bản của quần thể, đặc trưng nào quan trọng nhất? Tại sao? - Quần thể được chia thành các nhóm tuổi khác nhau như thế nào? Nhóm tuổi của quần thể có thay đổi không và phụ tuộc những nhân tố nào? 5. Dặn dò - Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. - Chuẩn bị nội dung bài 38 “ Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật - 2”. Ý kiến của tổ trưởng.
Tài liệu đính kèm: