TIẾT 23 : CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI
A. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức. Qua tiết này học sinh phải :
- Phân biệt được nguồn gen tự nhiên và nguốn gen nhân tạo.
- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần.
- Nêu được khái niệm ưu thế lai.
- Giãi thích được hiện tượng ưu thế lai bằng giả thuyết siêu trội.
- Trình bày phương pháp tạo ưu thế lai.
2. Kĩ năng.
Rèn luuyện học sinh các kĩ năng : thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp,
3. Giáo dục.
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn, bảo vệ môi trường.
Ngày soạn :6/11/2008 Chương IV : ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC TIẾT 23 : CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI A. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức. Qua tiết này học sinh phải : - Phân biệt được nguồn gen tự nhiên và nguốn gen nhân tạo. - Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần. - Nêu được khái niệm ưu thế lai. - Giãi thích được hiện tượng ưu thế lai bằng giả thuyết siêu trội. - Trình bày phương pháp tạo ưu thế lai. 2. Kĩ năng. Rèn luuyện học sinh các kĩ năng : thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, 3. Giáo dục. Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn, bảo vệ môi trường. B. PHƯƠNG PHÁP. - Phương pháp quan sát tìm tòi - Phương pháp hỏi đáp tìm tòi. C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ. 1. Thầy : - Soạn giáo án. H22 2. Trò : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. D. TIỀN TRÌNH LÊN LỚP. I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’) - Sĩ số : - HS vắng : II. KIỂM TRA BÀI CŨ (5’) Đặc điểm của quần thể ngẫu phối ? Ý nghĩa và điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec ? III. TRIỂN KHAI BÀI. 1. Đặt vấn đề (2’) Quy trình chọn giống bao gồm các bước : tạo nguồn nguyên liệu, chọn lọc, đánh giá chất lượng giống và cuối cùng đưa ra giống tốt ra sản xuất đại trà. 2. Bài mới (30’) a. HOẠT ĐỘNG 1(10’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV. Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trả lời các câu hỏi sau: - Thế nào là nguồn gen tự nhiên? - Làm thế nào để có được vật liệu khởi đầu từ nguồn gen tự nhiên? - Để có nguồn gen nhân tạo người ta làm gì? HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Chỉnh lí và kết luận. I. GIỚI THIỆU VỀ NGUỒN GEN TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO. 1. Nguồn gen tự nhiên - Là bộ sưu tập các dạng tự nhiên về một giống cây trồng, vật nuôi. - VD : Ở thực vật, bộ sưu tập giống là các chủng địa phương hoặc các dạng ở trung tâm phát sinh giống cây trồng. 2. Nguồn gen nhân tạo - Là biến dị tổ hợp do lai tạo giống tạo ra. Các nguồn gen nhân tạo được lưu trữ trong các “ngân hàng gen”. - VD : Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) hàng năm thu nhận hơn 60000 tổ hợp gen mới. b. HOẠT ĐỘNG 2 (20’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV. Yêu cầu học sinh nghiên cứu H22 và nêu các bước tạo kiểu gen thuần chủng AabbCC HS. Quan sát H22 và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Dựa vào phân tích trên, hãy nêu phương pháp tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Chỉnh lí và kết luận. GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau : - Ưu thế lai là gì ? - Đặc điểm của ưu thế lai ? - Ưu thế lai được giải thích như thế nào ? HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Chỉnh lí và kết luận. GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau : - Phương pháp tạo ưu thế lai cao ? - Tại sao không dùng F1 làm giống ? HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Chỉnh lí và kết luận. II. CHỌN GIỐNG TỪ NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP. 1. Tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. - Tạo các dòng thuần khác nhau. - Lai và chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. 2. Tạo giống lai có ưu thế lai cao. a. Ưu thế lai * Khái niệm Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức sống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so các dạng bố mẹ. * Đặc điểm - Thể hiện cao nhất ở F1. - Giảm dần qua các thế hệ tự thụ phấn và giao phối gần. * Giải thích. Giả thuyết siêu trội : ở trạng thái di hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai con lai kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với bố mẹ. b. Phương pháp tạo ưu thế lai cao. - Tạo ra các dòng thuần khác nhau. - Cho các dòng thuần lai với nhau. + Lai thuận nghịch + Lai khác dòng đơn. + Lai khác dòng kép. - Chọn lọc các tổ hợp lai có ưu thế lai cao mong muốn. Lưu ý : không dùng F1 làm giống. IV. CỦNG CỐ (5’) Phân biệt nguồn gen tự nhiên và nguồn gen nhân tạo ? Tại sao biến dị tổ hợp là quan trọng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng ? V. DẶN DÒ (2’) Đọc trước bài 23 và trả lời câu hỏi : - Phân tích lí do của việc gây đột biến tạo vật liệu cho chọn giống ? - Tác nhân, hậu quả và mục đích của gây đột biến ở vật nuôi, cây trồng là gì ?
Tài liệu đính kèm: