TIẾT 13
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỀU GEN VÀ TÍNH ĐA HIỆU CỦA GEN
A. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức. Qua tiết này học sinh phải :
- GiảI thích được cơ sở tế bào học của tương tác bổ sung.
- Biết cách nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỷ lệ phân ly kiểu hình
- Giải thích thế nào là tương tác cộng gộp và nêu được vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng.
- Giãi thích được 1 số gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau.
2. Kĩ năng.
Rèn luuyện học sinh các kĩ năng : thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp,
3. Giáo dục.
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn, bảo vệ môi trường.
Ngày soạn : 7/10/2008 Chương II : TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN TIẾT 13 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỀU GEN VÀ TÍNH ĐA HIỆU CỦA GEN A. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức. Qua tiết này học sinh phải : - Gi·I thÝch ®îc c¬ së tÕ bµo häc cña t¬ng t¸c bæ sung. - BiÕt c¸ch nhËn biÕt t¬ng t¸c gen th«ng qua sù biÕn ®æi tû lÖ ph©n ly kiÓu h×nh - Gi·i thÝch thÕ nµo lµ t¬ng t¸c céng gép vµ nªu ®îc vai trß cña gen céng gép trong viÖc quy ®Þnh tÝnh tr¹ng sè lîng. - Gi·i thÝch ®îc 1 sè gen cã thÓ quy ®Þnh nhiÒu tÝnh tr¹ng kh¸c nhau. 2. Kĩ năng. Rèn luuyện học sinh các kĩ năng : thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, 3. Giáo dục. Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn, bảo vệ môi trường. B. PHƯƠNG PHÁP. - Phương pháp quan sát tìm tòi - Phương pháp hỏi đáp tìm tòi. C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ. 1. Thầy : - Soạn giáo án. - Tranh H13.1-2. 2. Trò : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. D. TIỀN TRÌNH LÊN LỚP. I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’) - Sĩ số : - HS vắng : II. KIỂM TRA BÀI CŨ (5’) Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập ? III. TRIỂN KHAI BÀI. 1. Đặt vấn đề (2’) Theo MenĐen, một gen quy định một tính trạng, các cặp gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ. Tuy nhiên,mối quan hệ giữa gen và tính trạng khá phức tạp : nhiều gen quy định một tính trạng hoặc một gen quy định nhiều tính trạng. 2. Bài mới (30’) a. HOẠT ĐỘNG 1(15’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV. Yêu cầu hócinh đọc thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau : - Số loại giao tử và kiểu gen của F1 ? - Số cặp gen quy định màu sắc hoa ? - Giãi thích sự hình thành màu đỏ thẩm và màu trắng của hoa cây đậu thơm ? HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lưòi câu hỏi của giáo viên. GV. Bổ sung : Tương tác bổ sung : tương tác bổ trợ và tương tác át chế. Kết luận. GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi ở mục lệnh HS. Đọc thid nghiệm và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Chỉnh lí và kết luận. I. TÁC ĐỘNG CỦA NHIỀU GEN LÊN MỘT TÍNH TRẠNG. 1. Tương tác bổ sung giữa các gen không alen. a. Ví dụ : Đậu thơm(Lathyrus odoratus) (SGK) b. Nhận xét : - F2 : 9 : 7 => 16 tổ hợp = 4 x 4 => F1 : dị hợp hai cặp gen(AaBb) và cho 4 loại giao tử => Tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen quy định. - Kiểu gen của P : AABB x aabb. Nếu : + Có mặt hai loại gen trội A và B => Màu đỏ thẩm. + Có mặt một trong hai loại gen trội A hoặc B hay đồng hợp lặn hai cặp gen(aabb) => hoa màu trắng. c. Kết luận - Tương tác bổ sung là sự tương tác của các gen thuộc các cặp tương đồng khác nhau hình thành tính trạng. - Tương tác bố sung : + Tương tác bổ trợ : Tỷ lệ F2: 9 : 7; 9 : 3 : 3 :1; 9 : 6 : 1 + Tương tác át chế : Át chế trội : Tỷ lệ F2 : 13 :3; 12 : 3 :1 Át chế lặn : Tỷ lệ F2 : 9 : 3 :4. 2.Tác động cộng gộp a. Thí nghiệm : (SGK). b. Nhận xét : - Số lượng gen trội càng lớn thì màu sắc hạt càng đậm. - Các gen thuộc các cặp NST tương đồng khác nhau cùng tương tác quy định tính trạng. c. Kết luận. Tương tác cộng gộp là sự tương tác của các gen thuộc các cặp NST tương đồng khác nhau. Trong đó, mỗi gen(trội hay lặn) có vai trò như nhau. VD : sgk b. HOẠT ĐỘNG 2 (10’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV. Yêu cầu học sinh đọc các ví dụ ở SGK và trả lời câu hỏi : Đặc điểm của một gen tác động lên nhiều tính trạng ? HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi. GV. Bổ sung. Kết luận. II.TÁC ĐỘNG CỦA MỘT GEN LÊN NHIỀU TÍNH TRẠNG. - Một gen chi phối nhiều tính trạng. - VD : sgk - Giãi thích cho hiện tượng biến di tương quan. IV. CỦNG CỐ (5’) Phân biệt quy luật tương tác bổ sung với quy luật phân li độc lập ? V. DẶN DÒ (2’) Đọc trước bài 14 và trả lời câu hỏi : cơ sở tế bào học của quy luật hoán vị gen ?
Tài liệu đính kèm: